Bài 1 trang 77 SBT sử 10

Giải bài tập 1 trang 77 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Quảng cáo

Đề bài

1. Kinh đô của nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên đặt tại

A. Luy Lâu.          C. Cổ Loa.

B. Mê Linh           D. Hoa Lư.

2. Triều đại mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam là

A. Triều Tiền Lý.           C. Triều Lê.

B. Triều Ngô.                D. Triều Nguyễn

3. Người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là

A. Lê Hoàn.

B. Đinh Bộ Lĩnh.

C. Triệu Quang Phục.

D. Trần Quang Khải.

4. Tên nước ta là Đại Cồ Việt có từ thời vua

A. Lê Đại Hành.

B. Lý Nam Đế.

C. Lý Thái Tông.

D. Đinh Tiên Hoàng.

5. Hoa Lư từng là kinh đô của các triều vua

A. Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông.

B. Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông.

C. Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành.

D. Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông.

6. Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê gồm

A. sáu bộ: bộ Binh, bộ Hình, bộ Công, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Lại.

B. ba ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban.

C. hai ban: Văn ban, Võ ban.

D. Vua, Lạc hầu, Lạc tướng và Bồ chính

7. Thăng Long trở thành kinh đô của nước ta từ năm

A. 1009.             C. 1054. .

B. 1010.             D. 1075.

8. Đại Việt trở thành quốc hiệu của nước ta từ năm

A. 1010, thời vua Lý Thái Tổ.

B. 1045, thời vua Lý Thái Tông.

C. 1054, thời vua Lý Thánh Tông.

D. 1075, thời vua Lý Nhân Tông.

9. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI - XV được xây dựng theo thể chế

A. Dân chủ đại nghị.                     

B. Quân chủ chuyên chế.              

C. Cộng hoà.

D. Quân chủ

10. Quân đội Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV được tổ chức gồm

A. Ba bộ phận: cấm binh, ngoại binh và hương binh.

B. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành (cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh).

C. Bộ binh, tượng binh, kị binh.

D. Hai bộ phận: cấm binh, vệ binh.

11. Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là

A. Lê Thái Tổ.         C. Lê Thánh Tông.

B. Lê Nhân Tông.    D. Lê Thái Tông.

12. Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính dưới đây thuộc về triều đại nào trong lịch sử Việt Nam?

Description: https://img.loigiaihay.com/picture/2019/1121/anh-bai-1-trang-78-sbt-su-10.PNG

A. Lý            B. Trần           

C. Hồ           D. Lê sơ.

13. Nhận xét nào đúng nhất thông qua sơ đồ trên?

A. Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, quyền hành tập trung trong tay nhà vua.

B. Bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, với hai cấp chính quyền: trung ương và địa phương.

C. Đã bãi bỏ các quan chức trung gian để tập trung quyền lực vào tay nhà vua.

D. Đã hình thành sáu bộ, phụ trách các mảng công việc, giúp việc cho nhà vua.

14. Dưới triều đại nào sau đây, giáo dục thi cử đặc biệt phát triển?

A. Triều Lý           C. Triều Hồ.

B. Triều Trần.       D. Triều Lê.

15. Vua Lê Hiến Tông đã viết: "Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng thì chân nho mới có". Đoạn trích trên cho chúng ta biết điều gì?

A. Vai trò của giáo dục, khoa cử trong đào tạo nhân tài cho đất nước.

B. Hướng dẫn con đường thi cử để làm quan.

C. Tư tưởng cải cách giáo dục của triều Lê trong thế kỉ XV.

D. Ý nghĩa của việc tổ chức các khoa thi.

16. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Quốc triều luật lệ.

D. Quốc triều hình luật.

17. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là

A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo.

B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.

C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc.

D. Bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã.

18. Đặc điểm nổi bất trong chính sách đối ngoại của các triều Lý, Trần và Lê sơ đối với phương Bắc là

A. Thực hiện lệ triều cống hàng năm để đất nước được độc lập, tự chủ lâu dài

B. Giữ khoảng cách, thận trọng để đề phòng âm mưu xâm lược.

C. Luôn chủ động, linh hoạt; vừa hòa hiếu, vừa sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.

D. Thực hiện lệ triều cống định kì, nhưng đôi lúc cũng chủ động gây ra chiến tranh.

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp: Xem lại mục 1. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

Lời giải:

Kinh đô của nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên đặt tại Cổ Loa.

Chọn: C

Câu 2

Phương pháp: Xem lại mục 1. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

Lời giải:

Triều đại mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam là triều Ngô.

Chọn: B

Câu 3

Phương pháp: Xem lại mục 1. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

Lời giải:

Người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là Đinh Bộ Lĩnh.  

Chọn: B

Câu 4

Phương pháp: Xem lại mục 1. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

Lời giải:

Tên nước ta là Đại Cồ Việt có từ thời vua Đinh Tiên Hoàng.

Chọn: D

Câu 5

Phương pháp: Xem lại mục 1. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

Lời giải:

Hoa Lư từng là kinh đô của các triều vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành.

Chọn: C

Câu 6

Phương pháp: Xem lại mục 1. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

Lời giải:

Tổ chức nhà nước quân chủ sơ khai thời Đinh - Tiền Lê gồm ba ban : Văn ban, Võ ban và Tăng ban.

Chọn: B

Câu 7

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Thăng Long trở thành kinh đô của nước ta từ năm 1010.      

Chọn: B

Câu 8

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Đại Việt trở thành quốc hiệu của nước ta từ năm 1054, thời vua Lý Thánh Tông.

Chọn: C

Câu 9

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI - XV được xây dựng theo thể chế quân chủ chuyên chế.

Chọn: B

Câu 10

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Quân đội Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV được tổ chức gồm hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành (cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh).

Chọn: B

Câu 11

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Người tiến hành cuộc cải cách hành chính lớn vào những năm 60 của thế kỉ XV là Lê Thánh Tông.

Chọn: C

Câu 12

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính dưới đây thuộc về triều đại Lê sơ.

Chọn: D

Câu 13

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Chọn: A

Câu 14

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Dưới triều đại Lý, giáo dục thi cử đặc biệt phát triển.

Chọn: A

Câu 15

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Đoạn trích trên cho chúng ta biết vai trò của giáo dục, khoa cử trong đào tạo nhân tài cho đất nước.

Chọn: A

Câu 16

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là Hình thư.

Chọn: A

Câu 17

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.

Chọn: B

Câu 18

Phương pháp: Xem lại mục 2. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI-XV

Lời giải:

Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các triều Lý, Trần và Lê sơ đối với phương Bắc là luôn chủ động, linh hoạt; vừa hòa hiếu, vừa sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.

Chọn: C

Loigiaihay.com

 

  • Bài 2 trang 80 SBT sử 10

    Giải bài tập 2 trang 80 sách bài tập Lịch sử 10. Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước ý đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước ý sai

  • Bài 3 trang 80 SBT sử 10

    Giải bài tập 3 trang 80 sách bài tập Lịch sử 10. Nêu những thay đổi về mặt hành chính sau cải cách của Lê Thánh Tông

  • Bài 4 trang 80 SBT sử 10

    Giải bài tập 4 trang 80 sách bài tập Lịch sử 10. Sự xuất hiện của các bộ luật thành văn trong các thế kỉ XI - XV

  • Bài 5 trang 81 SBT sử 10

    Giải bài tập 5 trang 81 sách bài tập Lịch sử 10. Chế độ "ngụ binh ư nông" có đặc điểm gì và có tác dụng ra sao?

  • Bài 6 trang 81 SBT sử 10

    Giải bài tập 6 trang 81 sách bài tập Lịch sử 10. Chính sách đoàn kết với các dân tộc ít người được thể hiện như thế nào

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close