Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam?Ngay từ khi mới ra đời. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, chủ trương đoàn kết các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Quảng cáo
Ngay từ khi mới ra đời. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, chủ trương đoàn kết các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Đây chính là kim chỉ nam cho việc xác lập tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác với nhân dân các nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, góp phần quan trọng vào những thắng lợi của cách mạng Việt Nam suối gần 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đồng thời củng cố sự khai sinh nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Thông qua Tuyên ngôn dộc lập (ngày 2-9-1945) và Thông cáo về chính sách ngoại giao của nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam (3-9-1945), nhiệm vụ ngoại giao của nước ta là làm rõ trước toàn thế giới ba điều khẳng định: 1. Việt Nam là một nước tự do độc lập. 2. Nhan dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền tự do độc lập ấy bằng tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải. 3. Nhân dân Việt Nam đoàn kết với nhân dân các nước phấn đấu duy trì hòa bình ổn định giữa các nước trong khu vực và thế giới, tôn trọng công lý và luạt pháp quốe tế. Trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945- 1975) đường lối đối ngoại của Đảng tuân thủ mục đích bất di bất dịch là hòa bình, thống nhất, đột lập, dân chủ, quán triệt quan điểm kiên trì về nguyên tắc mềm dẻo, linh hoạt về sách lược. Thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986), việc thắt chặt tình hữu nghị và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa là vấn đề hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; củng cố và tăng trưởng quan hệ đoàn kết, hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào Campuchia là điều có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc. Ủng hộ cuộc đấu tranh của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh và phong trào không liên kết; chủ trương thiết lập những quan hệ láng giềng tốt với các nước ASEAN, vì hòa bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới, Việt Nam sẵn sàng cùng các nước ASEAN tiến hành đối thoại và thương lượng tiến tới thực hiện một Đông Nam Á hòa bình và ổn định, hữu nghị và hợp tác. Đại hội đại hiểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) khởi xướng công cuộc: đổi mới toàn diện đất nước. Về mặt đối ngoại, hai nhiệm vụ lớn hết sức cấp bách đặt ra: một là, phá vỡ thế bị bao vây, cấm vận; hai là, thích ứng bối cảnh khách quan của thế giới đang biến đổi sâu sắc với quá trình toàn cầu hóa kinh tế dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, với sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô, với những đảo lộn trong cục diện chính trị thế giới... Chính từ việc xử lý các vấn đề này, Đảng đã đổi mới đường lối đối ngoại, thực hiện đa phương hóa, da dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại trên co sở giữ vững độc lập, tự chủ. Quá trình hình thành và phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng ta được đánh dấu bởi cột mốc lớn như sau: - Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 5- 1988 là mốc khởi đầu của quá trình đổi mới tư duy, nhận thức và đường lối đối ngoại của Đảng. Nghị quyết nhận định rằng: tình trạng kinh tế yếu kém, tình thế bị bao vây về kinh tế và cô lập về chính trị sẽ thành nguy 1 lớn đối với an ninh và độc lập dân tộc. Từ đó, đề ra nhiệm vụ ra sức tranh thủ các nước anh em, bè bạn và dư luận rộng rãi trên thế giới, phân hóa hàng ngũ đối phương, làm thất bại âm mưu cô lập nước ta về kinh tế và chính trị, chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình: ra sức lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và xu thế quốc tế hóa cao của kinh tế thế giới, đồng thời tranh thủ vị trí tối ưu trong phân công lao động quốc tế. - Hội nghị Trung ương 6 (tháng 3-1989), Hội nghị Trung ương 7 (tháng 8-1989) và Hội nghị Trung ương 8 (tháng 3-1990) của khóa VI với "các nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt trong quá trình đổi mới'' và các Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay", "Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta" đã cập trung đánh giá tinh hình thế giới liên quan đến những biến động xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đề ra các quyết sách đối phó với những tác động phức tạp từ diễn biến của tình hình thế giới đối với nước ta và công cuộc đổi mới ở Việt Nam. - Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VII, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 6-1992) thông qua Nghị quyết Thời cuộc hiện nay và nhiệm vụ của chúng ta, xác định rõ nhiệm vụ công tác đối ngoại, tư tuởng chỉ đạo chính sách đối ngoại, các phương châm xử lý các vấn dề quan hệ quốc tế: đề ra chủ trương mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa… trên cơ sở giũ vững độc lập tự chủ và các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, mở rộng và phát huy những truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là văn kiện đánh dấu sự hình thành đường lối đối ngoại của Đảng ta cho thời kỳ đổi mới toàn diện - Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1-1994) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996) của Đảng chính thức khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với tinh thần "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6- 1991). - Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) Đảng và Nhà nứơc ta tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đó với tinh thần mạnh mẽ hơn và một tâm thế chủ động hơn bằng tuyên bố: "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. - Hội nghị Trung ương 8, khóa IX (tháng 7-2003) của Đảng thông qua Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó đề cập nhiều nội dung hết sức quan trọng về đối ngoại, đặc biệt là ba vấn đề: về các mâu thuẫn của thế giới hiệu nay; về lợi ích của Việt Nam; về đối tượng, đối tác. Nhấn mạnh vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt động phá hoại là phải tìm cách thực hiện tối đa lợi ích của đất nước. Do đó, việc nhận thức thật rõ lợi ích của đất nước là điều vô cùng quan trọng. Nghị quyết chỉ rõ: "độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cơ bản của cách mạng và cũng là lợi ích căn bản của quốc gia". Từ đó, nhấn mạnh "đẩy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc". Về đối tác, đối tượng, Hội nghị Trung ương 8, khóa IX nêu rõ: "những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mơ rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hãnh động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh,… Trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta". Đó chính là cơ sở mở rộng và phát triển các mối quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh với các chủ thể quan hệ quốc tế. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006) tiếp tục khẳng định: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực". Với đường lối đối ngoại rộng mở trên, sau hơn 20 năm đổi mới, trên lĩnh vực đối ngoại, nhân dân ta đã giành được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên những thành tựu to lớn của thời kỳ đổi mới: - Phá thế bị bao vây, cấm vận; mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. Từ chỗ bị bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, chúng ta đã chủ động tham gia giải pháp chính trị vấn đề Campuchia (năm 1989), bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (năm 1991), với Mỹ (năm 1995): gia nhập ASEAN (năm 1995). Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta có quan hệ với tất cả các nước lớn. Hiện nay,Việt Nam có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước trong số hơn 200 nước trên thế giới, có quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nước ta hiện là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực. Đảng ta có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 200 chính đảng của các nước trên khắp các châu lục. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta có quan hệ với hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế. - Xác lập quan hệ ổn định với các nước lớn. Tất cả các nước lớn đều coi trọng vai trò của Việt Nam ở Đông Nam Á. Việt Nam đã ký Hiệp định về hợp tácvới EU (năm 1995): Thỏa thuận với Trung Quốc khung khổ quan hệ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999); Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược với Nga (năm 2001), khung khổ quan hệ đối tác tin cậy và ổn định lâu dài với Nhật Bản (năm 2002). Từng bước bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Mỹ, mở ra thị trường Mỹ. - Giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan, giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội. Đàm phán thành công với Malaixia về giải pháp “gác tranh chấp, cùng khai thác" ở vùng biển chồng lấn giữa hai nước, sau đó đạt được thỏa thuận về vùng chồng lấn với Inđônêxia, Thái Lan trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi; thu hẹp diện tranh chấp vùng biển giữa ta và các nước ASEAN. Ký với Trung Quốc hiệp ước về phân định biên giới trên bộ, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác về nghề cá. Ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 với Campuchia; Việt Nam cùng các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), thúc đẩy việc giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở biển Đông. - Tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với các đảng cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả, các phong trào cách mạng và tiến bộ trên thế giới; góp phần tích cực vào sự hồi phục của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vào việc củng cố phong trào Không liên kết, vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hóa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển bền vững Đường lối chính trị của Đảng và những thành tựu đổi mới của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhiều đảng cộng sản và công nhân trên thế giới cho rằng, đổi mới của Việt Nam là sự phát triển sáng tạo và có đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, các hoạt động đối ngoại của Đảng, của các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta đã góp phần làm cho dư luận thế giới hiểu đúng về Việt Nam, đồng tình và ủng hộ công cuộc đổi mới, tăng cường hậu thuẫn chính trị quốc tế cho sự ngluệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. - Tranh thủ ODA,thu hút FDI,mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập inh tế quốc tế và khu vực; đã tranh thủ được nguồn vốn, khoa học-công nghệ tiên tiến, kỹ thuật quản lý của nước ngoài để phát triển đất nước. Từ năm 1993-2004, Việt Nam đã nhận được cam kết tài trợ hơn 20 tỷ USD từ cộng đồng quốc tế, trong đó là vốn vay ưu đãi, còn lại là viện trợ không hoàn lại. Riêng năm 2005, cam kết tài trợ vốn ODA cho Việt Nam là 3,4 tỷ USD. Chúng ta cũng đã tiến một bước dài trong việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc gia nhập AFTA, APEC, giữa ASEAN và Trung Quốc (CAFTA), xây dựng quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, đồng thời thiết lập được quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, tranh thủ được số lượng đáng kể vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã có mặt trên 200 thị trường quốc gia, khu vực và quốc tế. Từ một nước nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Với sự ổn định về chính trị - xã hội, truyền thống văn hóa, sự phát triển kinh tế năng động và chính sách đối ngoại rộng mở, môi trường đầu tư thông thoáng, Việt Nam ngày càng trở thành thị trường hấp dẫn về hợp tác và đầu tư quốc tế. Tính đến hết tháng 7-2005, đã có hơn 5.500 dự án đầu tư nước ngoài từ 64 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động tại Việt Nam với Tổng vốn đầu tư đăng ký trên 48,7 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện đạt gần 29 tỷ USD. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp gần 15% GDP và 4.9% tổng thu ngân sách nhà nước, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo ra hàng vạn công ăn việc làm. - Tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế, để lại dấu ấn tốt đẹp trong đời sống chính trị quốc tế đương đại, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới: Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 1998, Hội thảo quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và châu Phi năm 2003, Hội nghị cấp cao ASEAN-5 năm 2004, tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 14 tại Hà Nội (tháng 11-2006)... Những thành tựu nêu trên chứng tỏ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển của Đảng trong thời kỳ đổi mới là đúng đắn, cần kiên trì thực hiện nhất quán đường lối đó. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|