Dựa vào bài văn Lao xao, xây dựng một văn bản tự sự

Xóm chúng tôi ở gọi là Lao xao. Sở dĩ có tên như vậy là vì chỉ một cái xóm nhỏ thôi mà lúc nào cũng ầm ĩ đủ các loại âm thanh. Nhất là vào mùa hè.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.

- Đóng vai một trong các loài chim hiền kể lại câu chuyện.

2. Thân bài

a. Giới thiệu cảnh vật

- Khu vườn có màu xanh của cây cối um tùm. Nhiều loại cây trái cao thấp khác nhau với những cành lá xum xuê.

- Khu vườn hiện lên với màu sắc và hương thơm đặc trưng của những thứ hoa của vùng quê Kinh Bắc: “Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ …thơm như mùi mít chín”

- Khu vườn có âm thanh của đàn ong “ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau dễ hút mật ở hoa”.

- Từng đàn bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao khi bị các loài ong xua đuổi.

- Cây cối, hoa, ong và bướm là những sự vật góp phần tạo nên vẻ sống động, tươi đẹp của khu vườn.

b. Cuộc sống các loài chim

- Chim bồ các vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuối đánh “Các... các... các"

- Những chú sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu mà hót mừng được mùa.

- Riêng chim tu hú kêu báo mùa vải chín.

- Đàn chim ngói hay qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.

- Những chú chim nhạn bay liệng tít tận mây xanh.

- Những chú chim hiền lành gắn liền với cuộc sống của con người.

- Những chú chim bìm bịp khoác bộ áo cánh nâu suốt đêm ngày rúc trong bụi cây kêu “bịp bịp”. Không biết từ bao giờ, con người gán cho nó cái tội “lừa bịp” để rồi suốt ngày đêm nó phải rúc trong các bụi cây và cất tiếg kêu ai oán.

- Những con diều hâu mũi khoằm luôn rình mò để bắt trộm gà.

- Những con quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu thường bắt gà con và ăn trộm trứng gà.

- Những con chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Chúng thường dùng cánh xía chết chim bồ câu của người nuôi.

- Những chú chim chèo bẻo vừa có tật xấu lại vừa “làm” được việc tốt. Nó xấu bởi nó là “kẻ cắp”. Còn nó “tốt” bởi nó biết đánh diều hâu, đánh quạ, đánh chim cắt, những loài chim chuyên rình lấy trộm trứng, bắt trộm gà và giết chim bồ câu...

c. Tình cảm của bản thân dành cho cuộc sống thôn dã

3. Kết bài

- Khu vườn với cây cối xanh tươi, với hương hoa ngào ngạt, với muôn vàn âm thanh của ong bướm chim muông đã làm cho bức tranh làng quê Việt Nam thêm thân thương, nồng ấm.

- Bản thân yêu cảnh làng quê Việt Nam với thiên nhiên tươi đẹp đầy âm thanh, màu sắc và hương vị ngọt ngào...

Bài mẫu

       Xóm chúng tôi ở gọi là Lao xao. Sở dĩ có tên như vậy là vì chỉ một cái xóm nhỏ thôi mà lúc nào cũng ầm ĩ đủ các loại âm thanh. Nhất là vào mùa hè.

       Mới tinh sương đã có những tiếng cãi cọ, đánh lộn của lũ Ong vàng, Ong Vò Vẽ, Ong Mật tranh nhau hút mật hoa.

       Cùng lúc đó, tiếng “chè cheo chét” gọi người thức dậy của bọn Chèo Bẻo. Cái bọn Chèo Bẻo này, được mệnh danh là kẻ cắp mà cũng biết gọi con người thức dậy đi làm à?

       Rồi tiếng nói chuyện râm ran của bọn trẻ con.

       Một bác Bồ các kêu váng lên. Bác này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. Tiếp theo là tiếng Sáo Sậu, Sáo Đen hót vang mừng được mùa. Chú Tu Hú kêu to nhất họ, cứ đậu trên ngọn tu hú mà kêu hoài “tu hú”, như than thở nỗi niềm gì. Một đàn chim ngói sạt qua, nghe rõ cả tiếng vỗ cánh.

       Bọn Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”. Đến nửa buối, bọn Bìm Bịp rúc trong bụi cây thi nhau kêu “bìm bịp”.

       Họ hàng nhà chim chúng tôi nghe đâu có họ hàng dây mơ rễ má cả! “Bồ Các là bác chim Ri. Chim Ri là dì Sáo Sậu. Sáo Sậu là cậu Sáo Đen. Sáo Đen là em Tu Hú. Tu Hú là chú Bồ Các...”.

       Tôi nói họ hàng dây mơ rễ má là nói nhóm chim hiền chúng tôi. Chứ cái bọn chim ác thì ai thèm họ hàng với chúng.

       Lại nói đến bọn chim ác, ở xóm chúng tôi có tới ba tay đồ tể. Đầu tiên phải kể đến Diều Hâu. Thân hình nó khá to nhưng đôi cánh lại khoẻ nên nó bay cao tít. Cái mũi khoằm của nó đánh hơi rất thính. Nó có thể “ngửi” thấy mùi gà con cách xa hàng tràm mét. Nó bay lượn trên cao, đảc đôi mắt tìm gà con. Khi tiếng nó rú lên thì gà con mau mà chạy vào nấp trong bụng mẹ! Thế mà nhiều khi vẫn không kịp. Từ trên cao, nó lao xuống như một mũi tên, mỏ đã quắp một con gà, rồi lại bay vút lên mây xanh, vừa lượn vừa ăn. Thật tội nghiệp cho những chú gà con xấu số!

       Cùng họ với Diều Hâu là Quạ. Trước đây bọn Quạ chuyên đi ăn xác chết. Nơi nào có tiếng “quạ, quạ” cất lên thì y như rằng nơi đó có xác chết. Thế rồi xác chết không dễ cứ phơi đấy chờ Quạ ria. Thế là chúng xông cả vào chuồng lợn, khoét thịt lợn ăn. Những chú lợn thì quá hiền lại béo ục ịch, đâu dễ xoay xở để chống lại lũ Quạ Khoang, Quạ Đen đông khụ.

       Chúa tể của bọn chim ác là những tên Cắt dao bầu. Gọi là Cắt dao bầu vì cánh chúng nhọn và sắc như lưỡi dao bầu. Nó chuyên dùng đôi cánh để tấn công, xỉa chết đối phương. Cánh chim hiền chúng tôi gọi là tên ác quỷ đen. Đã ác nó lại khoẻ và nhanh, vụt đến, vụt biến mất. Xưa nay chưa có loài chim nào trị được nó.

       Phân chia hai phe hiền ác đã rõ ràng. Nhưng còn Bìm Bịp và Chèo Bẻo? Xếp chúng vào bậc nào đây? Bìm Bịp tự nhận mình là kẻ bịp bợm (nghe nói trước đây có một ông sư hố mang. Lúc ông ta chết, giời bắt ông ta hoá thành con Bìm Bịp), nhưng tôi chưa thấy anh ta làm hại ai. Suốt ngày đêm chỉ rúc vào bụi cây kêu "bìm bịp”.

       Còn Chèo Bẻo? Người ta cũng không hề có thiện cảm về anh ta. Phần thì anh ta nói năng quá bẻm mép. Phần thì có tin đồn thì anh ta cũng là một tay kẻ cắp. Thôi, cứ tạm xếp hai tên này vào nhóm xấu vậy. Bìm Bịp im lặng cam chịu tiếng xấu.

       Chèo Bẻo thì khác, một bức thư khiếu nại được gủi tới cho Chủ tịch Hội đồng bô lão Bồ Các. Cụ Bồ Các bèn triệu tập Hội đồng bô lão. Họ ra quyết định: Nếu Chèo Bẻo muốn được nhận vào phe các loài chim hiền thì phải tự chứng minh.

       Tự chứng minh bằng cách nào? Chèo Bẻo chất vấn.

       Một cụ bô lão nảy ra một sáng kiến:

- Nếu không phải là đồng đảng của chim ác sao không ra tay trị chúng?

       Sáng kiến này thật hay bởi vừa kiểm tra được Chèo Bẻo vừa trị tội được bọn ác quỷ vẫn ngang nhiên hoành hành làm ô nhục cả loài chim chúng tôi. Chèo Bẻo cũng thật gan dạ. Anh ta nhận lời. Và những cuộc quyết chiến đã diễn ra.

       Hôm ấy, tôi đang ngồi trên một cành cây luyện giọng. Vì cụ Bồ Các bảo họ nhà Hoạ Mi tôi có giọng hót hay nên cử tôi luyện tập để chuẩn bị tham gia cuộc thi giọng hót hay toàn quốc. Bỗng tôi thấy thằng Diều Hâu lao vụt xuống đất rồi lại lao lên, miệng quặp chặt một con gà con, Diều Hâu chưa kịp ăn thì những mũi tên đen ở đâu tới tấp bay đến. Chà, Chèo Bẻo bắt đầu ra tay rồi. Họ đánh tên Diều Hâu túi bụi khiến lông nó bay vung vãi khắp nơi. Thằng Diều Hâu đành há miệng nhả chú gà con rồi biến mất. Tôi bỗng thấy mến mấy chàng Chèo Bẻo .

       Ba hôm sau, lại xuất hiện một lũ Quạ. Chúng vào chuồng lợn. Quạ vừa bay lên, Chèo Bẻo vây đánh tứ phía. Có con Quạ chết rũ xương.

       Sau trận này, mọi người không còn ác cảm với Chèo Bẻo nữa, nhưng vẫn không chịu kết nạp họ vào cánh chim hiền.

       Chèo Bẻo không chịu bó tay. Dù có sợ tên ác quỷ đen Cắt đến mấy cũng phải quyết một trận sống mái, có thể mới rửa sạch nỗi oan. Và trận quyết thứ ba đã diễn ra. Rất ác liệt. Con ác quỷ đen lăm lăm hai lưỡi dao bầu xỉa vào Chèo Bẻo. Một vài chàng Chèo Bẻo đã bị thương. Mặc! Những chàng cảm tử khác vẫn lao vào. Cuối cùng, con ác quỷ không cự nổi, nó bị thương nặng, lộn mấy vòng trên không trung rồi rơi xuống cánh đồng. Những chiến binh Chèo Bẻo kiêu hãnh ngẩng cao đầu, bay đến gặp cụ Chủ tịch Hội đồng bô lão của phe chim hiền: Bồ Các.

       Cả xóm Lao Xao lại rộn rã những âm thanh.

Loigiaihay.com

  • Bức tranh thiên nhiên làng quê trong Lao Xao

    Qua những trang viết hồn hậu của Duy Khán, làng quê Việt Nam hiện lên thật bình dị và êm ả. Chính cuộc sống yên ả ở làng quê đã trở thành sức thu hút của loài chim tụ họp về đây, sống chan hoà thân ái với con người.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close