GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN
Đề thi vào 10 môn Toán Phú Thọ năm 2018Tải vềI. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (1,5 điểm) Câu 1: Tìm tất cả các giá trị của Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (1,5 điểm) Câu 1: Tìm tất cả các giá trị của xx để biểu thức √x−2√x−2 có nghĩa. A. x≥2x≥2 B. x>2x>2 C. x≤2x≤2 D. x≥0x≥0 Câu 2 : Hàm số nào dưới đây là hàm số bậc nhất? A. y=√x+2y=√x+2 B. y=2x+1y=2x+1 C. y=−2x+1y=−2x+1 D. y=x2y=x2 Câu 3: Tìm mm biết điểm A(1;−2)A(1;−2) thuộc đường thẳng có phương trình y=(2m−1)x+3+m.y=(2m−1)x+3+m. A. m=−43m=−43 B. m=43m=43 C. m=53m=53 D. m=−53m=−53 Câu 4: Tìm tất cả các giá trị của mm để hàm số y=(2m−1)x+m+2y=(2m−1)x+m+2 đồng biến trên R.R. A. m<12m<12 B. m>12m>12 C. m>0m>0 D. m<0m<0 Câu 5: Hàm số nào dưới đây đồng biến khi x<0x<0 và nghịch biến khi x>0?x>0? A. y=−3x+1y=−3x+1 B. y=x−3y=x−3 C. y=x2y=x2 D. y=−3x2y=−3x2 Câu 6: Tìm tất cả các giá trị của mm để phương trình x2−2(m+1)x+m2−3=0x2−2(m+1)x+m2−3=0 vô nghiệm. A. m≥−2m≥−2 B. m≤−2m≤−2 C. m>−2m>−2 D. m<−2m<−2 Câu 7: Phương trình nào dưới đây có tổng hai nghiệm bằng 3? A. 2x2+6x+1=02x2+6x+1=0 B. 2x2−6x+1=02x2−6x+1=0 C. x2−3x+4=0x2−3x+4=0 D. x2+3x−2=0x2+3x−2=0 Câu 8: Cho tam giác ABC vuông tại A. Khẳng định nào dưới đây đúng? A. cosB=ABBCcosB=ABBC B. cosB=ACBCcosB=ACBC C. cosB=ABACcosB=ABAC D. cosB=ACAB.cosB=ACAB. Câu 9: Khẳng định nào dưới đây sai? A. Mọi hình vuông đều là tứ giác nội tiếp. B. Mọi hình chữ nhật đều là tứ giác nội tiếp. C. Mọi hình thoi đều là tứ giác nội tiếp. D. Mọi hình thang cân đều là tứ giác nội tiếp. Câu 10: Cho đường tròn tâm O,O, bán kính R=5cmR=5cm có dây cung AB=6cm.AB=6cm. Tính khoảng cách dd từ OO tới đường thẳng AB.AB. A. d=1cm.d=1cm. B. d=2cm.d=2cm. C. d=4cmd=4cm D. d=√34cm.d=√34cm. II. TỰ LUẬN: (7,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Hai bạn Hòa và Bình có 100 quyển sách. Nếu Hòa cho Bình 10 quyển sách thì số quyển sách của Hòa bằng 3232 số quyển sách của Bình. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu quyển sách? Câu 2 (2 điểm): Trên mặt phẳng tọa độ OxyOxy cho đường thẳng (d)(d) đi qua A(3;7)A(3;7) và song song với đường thẳng có phương trình y=3x+1.y=3x+1. a) Viết phương trình đường thẳng (d).(d). b) Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng (d)(d) và parabol (P):y=x2.(P):y=x2. Câu 3 (3 điểm): Cho đường tròn (O; R) và điểm M cố định nằm ngoài (O; R). Từ M kẻ các tiếp tuyến MA, MB tới (O; R) (A, B là các tiếp điểm). Đường thẳng (d) bất kỳ qua M và cắt (O; R) tại hai điểm phân biệt C, D (C nằm giữa M và D). Gọi N là giao điểm của AB và CD. a) Chứng minh rằng tứ giác OAMB nội tiếp. b) Chứng minh rằng ΔANCΔANC và ΔDNBΔDNB đồng dạng, ΔAMCΔAMC và ΔDMAΔDMA đồng dạng. c) Chứng minh rằng:MCMD=NCND.MCMD=NCND. d) Xác định vị trí của đường thẳng (d)(d) để 1MD+1ND1MD+1ND đạt giá trị nhỏ nhất. Câu 4 (1 điểm): Cho a,ba,b là các số thực không âm thỏa mãn a2018+b2018=a2020+b2020.a2018+b2018=a2020+b2020. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P=(a+1)2+(b+1)2.P=(a+1)2+(b+1)2. Lời giải
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương pháp: Biểu thức √f(x)√f(x) có nghĩa ⇔f(x)≥0.⇔f(x)≥0. Cách giải: Tìm tất cả các giá trị của xx để biểu thức √x−2√x−2 có nghĩa. A. x≥2x≥2 B. x>2x>2 C. x≤2x≤2 D. x≥0x≥0 Biểu thức có nghĩa ⇔x−2≥0⇔x≥2.⇔x−2≥0⇔x≥2. Chọn A. Câu 2: Phương pháp: Hàm số bậc nhất có dạng y=ax+b(a≠0).y=ax+b(a≠0). Cách giải: Hàm số nào dưới đây là hàm số bậc nhất? A. y=√x+2y=√x+2 B. y=2x+1y=2x+1 C. y=−2x+1y=−2x+1 D. y=x2y=x2 Theo khái niệm về hàm số bậc nhất thì chỉ có đáp án C đúng. Chọn C. Câu 3: Phương pháp: Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng sau đó giải phương trình tìm m. Cách giải: Tìm mm biết điểm A(1;−2)A(1;−2) thuộc đường thẳng có phương trình y=(2m−1)x+3+m.y=(2m−1)x+3+m. A. m=−43m=−43 B. m=43m=43 C. m=53m=53 D. m=−53m=−53 Điểm A(1;−2)A(1;−2) thuộc đường thẳng y=(2m−1)x+3+my=(2m−1)x+3+m ⇒−2=(2m−1).1+3+m⇔−2=2m−1+3+m⇔3m=4⇔m=43. Chọn B. Câu 4: Phương pháp: Hàm số y=ax+b đồng biến trên R⇔a>0. Cách giải: Tìm tất cả các giá trị của m để hàm số y=(2m−1)x+m+2 đồng biến trên R. A. m<12 B. m>12 C. m>0 D. m<0 Hàm số đồng biến trên R⇔2m−1>0⇔m>12. Chọn B. Câu 5: Phương pháp: +) Hàm số bậc nhất y=ax+b(a≠0) luôn đồng biến hoặc nghịch biến trên R. +) Hàm số bậc hai y=ax2(a≠0) TH1: a>0 thì hàm số đồng biến khi x>0 và nghịch biến khi x<0. TH2: a<0 thì hàm số đồng biến khi x<0 và nghịch biến khi x>0. Cách giải: Hàm số nào dưới đây đồng biến khi x<0 và nghịch biến khi x>0? A. y=−3x+1 B. y=x−3 C. y=x2 D. y=−3x2 +) Đáp án A: Hàm số là hàm số bậc nhất có a=−3<0⇒ hàm số nghịch biến trên R⇒ loại đáp án A. +) Đáp án B: Hàm số là hàm số bậc nhất có a=1>0⇒ hàm số đồng biến trên R⇒ loại đáp án B. +) Đáp án C: Hàm số là hàm số bậc hai có a=1>0⇒ hàm số đồng biến khi x>0 và nghịch biến khi x<0⇒ loại đáp án C. Chọn D. Câu 6: Phương pháp: Phương trình bậc hai một ẩn vô nghiệm ⇔Δ′<0 Cách giải: Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình x2−2(m+1)x+m2−3=0 vô nghiệm. A. m≥−2 B. m≤−2 C. m>−2 D. m<−2 Phương trình đã cho vô nghiệm ⇔Δ′<0⇔(m+1)2−m2+3<0 ⇔m2+2m+1−m2+3<0⇔2m<−4⇔m<−2. Chọn D. Câu 7: Phương pháp: Phương trình bậc hai một ẩn ax2+bx+c=0(a≠0) có hai nghiệm x1,x2 thì {x1+x2=−ba=Sx1x2=ca=P(S2≥4P). (theo hệ thức Vi-ét). Cách giải: Phương trình nào dưới đây có tổng hai nghiệm bằng 3? A. 2x2+6x+1=0 B. 2x2−6x+1=0 C. x2−3x+4=0 D. x2+3x−2=0 +) Đáp án A: Giả sử phương trình có hai nghiệm x1,x2 thì x1+x2=−ba=−62=−3≠3⇒ loại đáp án A. +) Đáp án D: Giả sử phương trình có hai nghiệm x1,x2 thì x1+x2=−ba=−3≠3⇒ loại đáp án D. +) Đáp án B: Giả sử phương trình có hai nghiệm x1,x2 ta có: {x1+x2=S=−ba=62=3x1x2=P=ca=12. Phương trình có hai nghiệm x1,x2⇔S2≥4P⇔32≥4.12⇔9≥2 (luôn đúng). ⇒ Đáp án B đúng. +) Đáp án C: Giả sử phương trình có hai nghiệm x1,x2 ta có: {x1+x2=S=−ba=3x1x2=P=ca=4. Phương trình có hai nghiệm x1,x2⇔S2≥4P⇔32≥4.4⇔9≥16 (vô lý). ⇒ Phương trình đã cho vô nghiệm. ⇒ Đáp án C sai. Chọn B. Câu 8: Phương pháp: Áp dụng công thức lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông. Cách giải: Cho tam giác ABC vuông tại A. Khẳng định nào dưới đây đúng? A. cosB=ABBC B. cosB=ACBC C. cosB=ABAC D. cosB=ACAB. Ta có: cosB=ABBC Chọn A. Câu 9: Phương pháp: Tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng 1800 là tứ giác nội tiếp. Cách giải: Khẳng định nào dưới đây sai? A. Mọi hình vuông đều là tứ giác nội tiếp. B. Mọi hình chữ nhật đều là tứ giác nội tiếp. C. Mọi hình thoi đều là tứ giác nội tiếp. D. Mọi hình thang cân đều là tứ giác nội tiếp. Ta có hình vuông, hình chữ nhật và hình thang cân đều là những tứ giác có tổng hai góc đối diện bằng 1800. ⇒ A, B, D đúng. Chọn C. Câu 10: Phương pháp: +) Đường kính vuông góc với dây cung thì đi qua trung điểm của dây ấy. +) Sử dụng định lý Pi-ta-go để tính d. Cách giải: Cho đường tròn tâm O, bán kính R=5cm có dây cung AB=6cm. Tính khoảng cách d từ O tới đường thẳng AB.
A. d=1cm. B. d=2cm. C. d=4cm D. d=√34cm. Gọi H là hình chiếu của O trên dây AB⇒OH⊥AB⇒H là trung điểm của AB. (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung). ⇒OH=d và AH=AB2=62=3cm. Áp dụng định lý Pi-ta-go cho tam giác AOH vuông tại H ta có: OH2=OA2−AH2=52−32=42⇒d=OH=4cm. Chọn C. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: Gọi số quyển sách của bạn Hòa là x (quyển sách), (10<x<100,x∈N). Khi đó biểu diễn số quyển sách của Bình theo số quyển sách của Hòa. Phương trình được lập: Số quyển sách của Hòa sau khi cho Bình 10 quyển sách =32 số quyển sách của Bình sau khi được Hòa cho 10 quyển sách. Cách giải: Hai bạn Hòa và Bình có 100 quyển sách. Nếu Hòa cho Bình 10 quyển sách thì số quyển sách của Hòa bằng 32 số quyển sách của Bình. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu quyển sách? Gọi số quyển sách của bạn Hòa là x (quyển sách), (10<x<100,x∈N). Khi đó số quyển sách của Bình là: 100−x (quyển sách). Số quyển sách của Hòa sau khi cho Bình 10 quyển sách là: x−10 (quyển sách). Số quyển sách của Bình sau khi nhận được 10 quyển sách từ Hòa là: 100−x+10=110−x (quyển sách). Theo đề bài ta có phương trình: x−10=32(110−x)⇔2x−20=330−3x⇔5x=350⇔x=70(tm) Vậy lúc đầu Hòa có 70 quyển sách và Bình có 100−70=30 quyển sách. Câu 2: Phương pháp: a) Giả sử công thứ của đường thẳng (d):y=ax+b. +) Khi đó thay tọa độ điểm A vào đường thẳng ta được một phương trình của a và b. +) Đường thẳng (d) song song với đường thẳng y=3x+1⇒{a=3b≠1. Thay vào phương trình trên ta tìm được a và b. b) Lập phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị. +) Giải phương trình hoành độ sau đó thế các hoành độ vừa tìm vào công thức hàm số của một trong hai đồ thị để tìm tung độ. Cách giải: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng (d) đi qua A(3;7) và song song với đường thẳng có phương trình y=3x+1. a) Viết phương trình đường thẳng (d). Giả sử phương trình của đường thẳng (d):y=ax+b. Đường thẳng (d) song song với đường thẳng y=3x+1⇒{a=3b≠1. Đường thẳng (d) đi qua A(3;7)⇒7=3.3+b⇔b=−2.(tm) Vậy phương trình đường thẳng (d):y=3x−2. b) Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng (d) và parabol (P):y=x2. Hoành độ giao điểm của (d) và (P) là nghiệm của p hương trình: x2=3x−2 ⇔x2−3x+2=0⇔x2−2x−x+2=0⇔x(x−2)−(x−2)=0⇔(x−2)(x−1)=0⇔[x−2=0x−1=0⇔[x=2⇒y=22=4x=1⇒y=12=1. Vậy (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A(2;4) và B(1;1). Câu 3: Cách giải: Cho đường tròn (O; R) và điểm M cố định nằm ngoài (O; R). Từ M kẻ các tiếp tuyến MA, MB tới (O; R) (A, B là các tiếp điểm). Đường thẳng (d) bất kỳ qua M và cắt (O; R) tại hai điểm phân biệt C, D (C nằm giữa M và D). Gọi N là giao điểm của AB và CD.
a) Chứng minh rằng tứ giác OAMB nội tiếp. Vì MA,MB là hai tiếp tuyến của (O)⇒^MAO=^MBO=900. Xét tứ giác ^MAO+^OBM=900+900=1800 ⇒MAOB là tứ giác nội tiếp (dhnb). b) Chứng minh rằng ΔANC và ΔDNB đồng dạng, ΔAMC và ΔDMA đồng dạng. Xét ΔANC và ΔDNB ta có: ^CAN=^NDB (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CB) ^ANC=^DNB (hai góc đối đỉnh). ⇒ΔANC∼ΔDNB(g−g)(dpcm). Xét ΔAMC và ΔDMA ta có: ^AMDchung ^MAC=^MDA (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AC). ⇒ΔMAC∼ΔMDA(g−g)(dpcm). c) Chứng minh rằng: MCMD=NCND. Ta có: ΔMAC∼ΔMDA(cmt)⇒MAMD=MCMA⇔MA2=MC.MD. Gọi H là giao điểm của AB và MO⇒AB⊥MO={H}. (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) Xét tam giác MAO vuông tại A và có đường cao AH có: MA2=MH.MO. (hệ thức lượng trong tam giác vuông) ⇒MC.MD=MH.MO(=MA2).⇒MCMO=MHMO. Xét ΔMCH và ΔMOD ta có: MCMH=MOMD(cmt)^OMDchung⇒ΔMCH∼ΔMOD(g−g). ⇒^MHC=^MDO (hai góc tương ứng). Xét tứ giác CHOD ta có: ^MHC=^CDO(cmt) ⇒CHOD là tứ giác nội tiếp. (góc ngoại tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối diện) ⇒^DHO=^DCO (hai góc nội tiếp cùng chắn cung DO) Lại có: ^ODC=^OCD (ΔCOD cân tại O) ⇒^DHO=^CHM(=^CDO). Mà HM⊥HN(cmt) ⇒^NHC=^NHD(=900−^CHM) ⇒NH là tia phân giác trong của ^CHD và HM là tia phân giác ngoài của ^CHD. ⇒MCMD=NCND(=HCHD).(dpcm) d) Xác định vị trí của đường thẳng (d) để 1MD+1ND đạt giá trị nhỏ nhất. Xét: DC(1MD+1ND) =CDMD+CDND=MD−CMMD+CN+NDND=1−CMMD+1+CNND=2+CNDN−MCMD=2.(doMCMD=NCND)⇒1MD+1ND=2CD. Vì CD là dây cung ⇒CD≤2R⇒2CD≥22R⇔2CD≥1R. ⇒1MD+1ND≥1R. Dấu “=” xảy ra ⇔CD=2R hay đường thẳng d đi qua O. Vậy để 1MD+1ND đạt giá trị nhỏ nhất thì đường thẳng d đi qua O.
Quảng cáo
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|