Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh diều - Đề số 1Tải về Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh diều đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi Học sinh đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới PHƯƠNG ẤY (Hoàng Nhuận Cầm)
(Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Hoàng Nhuận Cầm, NXB Hội nhà văn, 2007) Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ? A. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền B. Thơ tự do; mỗi khổ 4 dòng; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt C. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau D. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần Câu 2: Dòng nào nói lên đề tài của bài thơ? A. Người lính B. Nỗi nhớ bạn bè C. Chiến tranh và kí ức D. Hậu chiến Câu 3: Dòng nào nói lên ý nghĩa của cụm từ “Là cái phương”, “phương ấy”? A. Lặp lại nhiều lần như điệp khúc khẳng định phương ấy là nỗi nhớ da diết, là dòng cảm xúc mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ. B. Lặp lại nhiều lần như điệp khúc khẳng định nỗi nhớ của nhà thơ đang hướng về phương ấy C. Lặp lại nhiều lần như điệp khúc khẳng định phương ấy có đồng đội của nhà thơ đang chờ D. Lặp lại nhiều lần như điệp khúc khẳng định phương ấy là nơi chứa những kỉ niệm không thể phai mờ Câu 4: Trong kí ức của nhà thơ, phương ấy đã gợi nhớ những điều gì? A. Tình yêu với cô gái giao liên khi bị thương B. Sự hủy diệt của bom đạn, chờ thư mẹ, nhớ mẹ; nơi mất đồng đội; nơi mình bị thương; nơi mình gánh trách nhiệm với đất nước C. Sự hủy diệt của bom đạn; chờ thư mẹ, nhớ mẹ; nơi mất đồng đội D. Sự hủy diệt của bom đạn; chờ thư mẹ, nhớ mẹ; nơi mất đồng đội; nơi mình bị thương; xác định sẽ hy sinh Câu 5: Những hình ảnh nào gợi sự hủy diệt của bom đạn, chất độc hóa học thời chiến tranh A. Mùi cỏ cháy; không tiếng gà cất gáy; cỏ cháy rát hoàng hôn B. Không tiếng gà cất gáy; cỏ cháy rát hoàng hôn; dãy kẽm gai dài C. Mùi cỏ cháy; không tiếng gà cất gáy; sao rơi D. Mùi cỏ cháy; cỏ cháy rát hoàng hôn Câu 6: Cụm từ: sao quá bồn chồn diễn tả tâm trạng của nhà thơ ở thời điểm nào? A. Khi chờ thư mẹ B. Ngóng chờ về phương ấy C. Khi khẩu súng nắm trên tay D. Khi lá xanh kì lạ trút trong đời Câu 7: Dòng thơ nào cho thấy cảnh chiến trường và đồng đội của nhân vật trữ tình được gợi ra từ kí ức? A. Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy B. Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai C. Mặt trận xưa, đồng trưa đưa cỏ mật D. Cả B và C Câu 8: Dòng nào nói lên tình cảm, cảm xúc bao trùm bài thơ? A. Nhớ thương, trân trọng, tự hào ngợi ca người lính hy sinh vì Tổ quốc. B. Buồn đau vì những đồng đội đã hy sinh C. Day dứt, ân hận vì không kịp khóc khi bạn hi sinh D. Tự hào vì đã dâng hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc Câu 9: Phân tích hiện thực được phản ánh và vẻ đẹp tâm hồn của người lính trẻ trong khổ thơ sau: Cái chiến hào tha thiết ở trong tôi Xanh thăm thẳm lưng đèo giao thừa tới Người con gái cõng mình qua đạn xối Tình yêu thầm, kín lại lối giao liên. (1đ) Câu 10: Bài thơ “Phương ấy” – Hoàng Nhuận Cầm cho em nhận thức gì về hiện thực chiến tranh, về lẽ sống của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Mỹ? Sưu tầm 2 câu thơ nói về trách nhiệm của những người lính thời chống Mỹ đối với Tổ quốc(1đ) II. VIẾT (4đ) Câu 1: Quan sát bức ảnh và ngữ liệu sau để và trả lời câu hỏi a,b (1đ) 2. Mùi cỏ cháy (Tựa tiếng Anh: The Scent of Burning Grass) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam công chiếu vào năm 2012. Bối cảnh chính của phim là mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị. Nhân vật chính trong phim là bốn sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là: Hoàng, Thành, Thăng và Long theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971, được huấn luyện cấp tốc để tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Thành, Thăng và Long đã hi sinh còn Hoàng thì may mắn trở về. Bộ phim được kể lại từ ký ức của Hoàng. Mùi cỏ cháy do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Kịch bản của phim do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đảm nhiệm, dựa trên quyển nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. a. Phát hiện những chi tiết, sự việc liên quan giữa những bức ảnh, ngữ liệu trên với bài thơ Phương ấy- Hoàng Nhuận Cầm. b. Cho biết các phương tiện chuyển tải thông tin ấy nhằm mục đích gì? Từ đó hãy đánh giá thái độ, tình cảm của thế hệ ngày nay đối với lịch sử và những người lính ấy đã hy sinh trong chiến tranh vệ quốc. Câu 2: Viết bài luận về bản thân để ứng tuyển tham gia vị trí trưởng ban truyền thông cho Dự án Bản anh hùng ca thành cổ Quảng Trị do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức (3đ) -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Phần I. ĐỌC HIỂU
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ và chú ý các dấu hiệu hình thức (số từ, số câu, gieo vần…) Lời giải chi tiết: Đặc điểm hình thức của bài thơ: Thơ tự do; mỗi khổ 4 dòng; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt→ Đáp án B
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý những chi tiết và hình ảnh được lặp lại và rút ra kết luận về đề tài Lời giải chi tiết: Bài thơ viết về đề tài người lính thông qua các hình ảnh: lửa khói, đạn, khẩu súng, lối giao liên,… → Đáp án A
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Phân tích ý nghĩa cụm từ “là cái phương”, “phương ấy” Lời giải chi tiết: Điệp khúc “là cái phương”, “phương ấy” lặp lại muốn khẳng định phương ấy là nỗi nhớ da diết, là dòng cảm xúc mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ. → Đáp án A
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Chú ý những câu thơ khi tác giả nhớ về phương ấy Lời giải chi tiết: Phương ấy đã gợi nhắc nhà thơ nhớ đến: Sự hủy diệt của bom đạn, chờ thư mẹ, nhớ mẹ; nơi mất đồng đội; nơi mình bị thương; nơi mình gánh trách nhiệm với đất nước → Đáp án B
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Chú ý những hình ảnh gợi sự hủy diệt của bom đạn, chất độc hóa học thời chiến tranh Lời giải chi tiết: Những hình ảnh gợi sự hủy diệt của bom đạn, chất độc hóa học thời chiến tranh: Mùi cỏ cháy; không tiếng gà cất gáy; cỏ cháy rát hoàng hôn → Đáp án A
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Chú ý khổ thơ xuất hiện cụm từ Lời giải chi tiết: Cụm từ: sao quá bồn chồn diễn tả tâm trạng của nhà thơ ở thời điểm khi nhà thơ đang ngóng chờ về phương ấy → Đáp án B
Phương pháp giải: Đọc kĩ các dòng thơ Phương pháp loại trừ Lời giải chi tiết: Dòng thơ cho thấy cảnh chiến trường và đồng đội của nhân vật trữ tình được gợi ra từ kí ức: - Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai - Mặt trận xưa, đồng trưa đưa cỏ mật → Đáp án D
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Rút ra tình cảm, cảm xúc bao trùm bài thơ Lời giải chi tiết: Cảm xúc bao trùm bài thơ đó là tâm trạng nhớ thương, tấm lòng trân trọng, tự hào ngợi ca người lính hy sinh vì Tổ quốc. → Đáp án A Câu 9: Phân tích hiện thực được phản ánh và vẻ đẹp tâm hồn của người lính trẻ trong khổ thơ sau: Cái chiến hào tha thiết ở trong tôi Xanh thăm thẳm lưng đèo giao thừa tới Người con gái cõng mình qua đạn xối Tình yêu thầm, kín lại lối giao liên. (1đ) Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ Chú ý những hình ảnh phản ánh hiện thực và nét đẹp tâm hồn của người lính Lời giải chi tiết: - Hiện thực chiến tranh khốc liệt cảnh chiến hào, đạn xối; Người con gái cõng – khi bị thương - Tình cảm thầm kín với cô giao liên khiến chiến hào trở nên tha thiết, khiến màu xanh lưng đèo thăm thẳm hơn → Thể hiện đồng thời chiến tranh và tình cảm thiêng liêng, rung động trong tâm hồn người lính trẻ làm dịu đi sự ác liệt của chiến tranh, tiếp thêm sức mạnh tinh thần nơi chiến trường - Khổ thơ thể hiện tinh tế vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn người lính dũng cảm, nhạy cảm lạc quan… Câu 10: Bài thơ “Phương ấy” – Hoàng Nhuận Cầm cho em nhận thức gì về hiện thực chiến tranh, về lẽ sống của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Mỹ? Sưu tầm 2 câu thơ nói về trách nhiệm của những người lính thời chống Mỹ đối với Tổ quốc(1đ) Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ và nêu cảm nhận của bản thân về hiện thực chiến tranh, về lẽ sống của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Mỹ Sưu tầm 2 câu thơ Lời giải chi tiết: - Học sinh tự trả lời theo nhận thức của cá nhân, chú ý bám sát hiện thực được phản ánh qua hình ảnh, từ ngữ của văn bản thơ - Có thể tham khảo gợi ý sau: + Hiện thực chiến tranh vô cùng khốc liệt: đời sống vật chất, tinh thần của người lính đều diễn ra dưới mưa bom, bão đạn; liên tục phải đối mặt với thương vong; có lúc không kịp khóc thương, tiễn biệt đồng đội. + Lẽ sống: Người lính chiến đấu quả cảm, giàu tình cảm, lạc quan; khi đối mặt với hiểm nguy là khi tình yêu Tổ quốc dâng lên mãnh liệt nhất; người lính luôn nghĩ về trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc. - Sưu tầm 2 câu thơ: + “Chúng tôi đi không tiếc cuộc đời mình Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi còn chi Tổ quốc” (Thanh Thảo) + Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai (Bằng Việt) + Ta đi hôm nay đã không là sớm Đất nước hành quân mấy chục năm rồi. Ta đến hôm nay cũng không là muộn Đất nước còn đánh giặc chưa thôi (Phạm Tiến Duật) PHẦN II. VIẾT Câu 1: a. Phát hiện những chi tiết, sự việc liên quan giữa những bức ảnh, ngữ liệu trên với bài thơ Phương ấy- Hoàng Nhuận Cầm. Phương pháp giải: Quan sát kĩ bức ảnh và ngữ liệu Rút ra chi tiết, sự việc tương đồng Lời giải chi tiết: - Những chi tiết, sự việc liên quan: Cỏ cháy; yếu tố bi hùng (sự hy sinh và tình yêu Tổ quốc, lý tưởng sống…); Cuộc kháng chiến chống Mỹ; tác giả Hoàng Nhuận Cầm (biên kịch phim và bài thơ Phương ấy) b. Cho biết các phương tiện chuyển tải thông tin ấy nhằm mục đích gì? Từ đó hãy đánh giá thái độ, tình cảm của thế hệ ngày nay đối với lịch sử và những người lính ấy đã hy sinh trong chiến tranh vệ quốc. Phương pháp giải: Rút ta mục đích các phươn tiện Liên hệ thực tế để đánh giá thái độ, tình cảm của thế hệ ngày nay Lời giải chi tiết: - Chuyển tải thông tin ấy nhằm mục đích: ngợi ca, tôn vinh những người lính đã hy sinh vì Tổ quốc; tái hiện chiến tranh khốc liệt. - Đánh giá thái độ, tình cảm của thế hệ ngày nay: tôn trọng lịch sử; biết ơn, nhớ ơn những người lính đã hy sinh vì Tổ quốc; thấu hiểu lịch sử dân tộc… Câu 2: Viết bài văn Phương pháp giải: Sử dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành yêu cầu Lời giải chi tiết:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|