Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều - Đề số 12Tải về Đề thi giữa kì 1 Văn 10 bộ sách cánh diều đề số 12 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới TRUNG THU (Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
TRUNG THU (bản dịch thơ) (Bản dịch của Văn Trực)
Câu hỏi Câu 1. Văn bản Trung thu thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy? (0,5đ) Câu 2. Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Ở thời điểm nào? (0,5đ) Câu 3. Nội dung của hai câu đề là gì? (0,5đ) Câu 4. Vì sao nhân vật trữ tình ngắm trăng trong nỗi sầu? (0,5đ) Câu 5. Cảnh ngộ éo le, trớ trêu của người tù cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào trong bài thơ Trung thu? Hãy phân tích rõ điều đó và nhận xét sự phá cách, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong 2 câu luận (so với quy tắc thơ Đường luật) (1đ) Câu 6. Đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác (phiên âm, dịch nghĩa) và phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong 2 câu kết của bài thơ (1đ) II. VIẾT (6đ) Câu 1. Đọc bài thơ Ngắm trăng (Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) và xác định nét tương đồng, khác biệt với bài thơ Trung thu ở phần đọc từ đó nhận xét tình cảm của Hồ Chí Minh đối với thiên nhiên (2đ) Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ! Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Câu 2. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc trong bài thơ Trung thu ở phần đọc hiểu trên (thuộc tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh) với độ dài từ 1,5 – 2 trang vở/ giấy thi (4đ) -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Đáp án đề 12 Phần I. ĐỌC HIỂU
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý số từ trong câu, số câu trong bài Nhớ lại kiến thức về thể thơ Lời giải chi tiết: Thể thất ngôn bát cú, vì có 8 câu, mỗi câu 7 chữ
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc và thời gian Lời giải chi tiết: Bài thơ diễn tả cảm xúc của Hồ Chí Minh – người tù cách mạng, trong đêm trung thu
Phương pháp giải: Đọc kĩ hai câu đề Lời giải chi tiết: Nội dung hai câu đề: Vẻ đẹp trăng thu
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Chú ý các chi tiết thể hiện nổi sầu của nhân vật trữ tình Lời giải chi tiết: Nhân vật trữ tình ngắm trăng trong nỗi sầu vì bị mất tự do
Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ, chú ý những chi tiết thể hiện cảnh ngộ éo le của người tù Đọc kĩ 2 câu luận, nhớ lại kiến thức về quy tắc thơ Đường luật Lời giải chi tiết: - Cảnh ngộ éo lé, trớ trêu của người tù cách mạng Hồ Chí Minh được thể hiện ở 2 câu thực và 2 câu luận. + Sum họp nhà ai ăn tết đó/Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sâu. + Trung thu ta cũng tết trong tù/ Trắng gió đêm thu gợn vẻ sầu; → “Tết”, “tù –ngục ”, “sâu” được điệp lại 2 cùng câu hỏi nhà ai? để diễn tả sự thực nghiệt ngã: ăn tết trong tù. Vui sao được khi mất tự do. → Câu hỏi nhà ai?; kẻ ăn sầu... đối lập cảnh ta –người: ăn tết nhưng thực ra chỉ nỗi buồn mất tự do. - Quy tắc của thơ Đường luật: 2 câu luận sử dụng nghệ thuật đối nhưng thơ Hồ Chí Minh phá cách, sáng tạo: không sử dụng nghệ thuật đối mà tập trung gợi lên cảnh ngộ éo lé, trớ trêu của mình: ăn tết trung thu trong tù nên tất cả trăng gió của đêm thu đều gợi buồn.
Phương pháp giải: Đọc kĩ 2 câu thơ kết bản dịch thơ và phần nguyên tác Chú ý những chi tiết thể hiện tâm hồn của nhân vật trữ tình Lời giải chi tiết: - Đối chiếu, so sánh. + Bất đắc tự do thưởng thu nguyệt, Tâm tuỳ thu nguyệt cộng du du! + Không được tự do ngắm trăng thu, Lòng theo cùng trăng thu vời vợi. + Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. → Bản dịch nghĩa, dịch thơ chưa chuyển tải hết nét nghĩa gốc ở “bất đắc”, “Tâm tùy”. Bản dịch thơ thêm vào chữ “ mảnh” gợi buồn, sự lẻ loi hơn. Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình: + Khao khát tự do nhưng không để tâm hồn bị giam trong ngục tù; ngục tù không thể giam hãm được cảm xúc, khát vọng của con người + Tâm hồn của người tù cách mạnh Hồ Chí Minh luôn tự do: bay theo trăng thu. Trong hoàn cảnh nào người cũng giao hòa cùng cảnh vật, thưởng trăng theo cách của riêng mình - cùng trí tưởng tượng bay bổng trong đêm trăng thu, gió thu. II. VIẾT (6đ) Câu 1. Đọc bài thơ Ngắm trăng (Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh) và xác định nét tương đồng, khác biệt với bài thơ Trung thu ở phần đọc từ đó nhận xét tình cảm của Hồ Chí Minh đối với thiên nhiên (2đ) Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ! Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Phương pháp giải: Đọc lại bài thơ ngắm trăng và so sánh Chú ý những chi tiết thể hiện tình cảm của tác giả với thiên nhiên Lời giải chi tiết Tương đồng: viết về việc thưởng trăng trong cảnh ngộ tù đày; tâm hồn tự do giao hòa cùng thiên nhiên; tù đày không ngăn cách giam hãm được người tù cách mạng. - Khác biệt: + Bài thơ Trung thu: cảm xúc bao trùm bài thơ buồn, tác giả thể rõ điều đó + Bài thơ Ngắm trăng: cảm xúc vui hơn, tác giả tự do tự tại, giao hòa với thiên nhiên Câu 2. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc trong bài thơ Trung thu ở phần đọc hiểu trên (thuộc tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh) với độ dài từ 1,5 – 2 trang vở/ giấy thi (4đ) Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn Lời giải chi tiết:
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|