Đề thi học kì 2 Địa lí 8 - Đề số 3Đề bài
Câu 1 :
Chặt phá rừng bừa bãi không mang lại hậu quả nào sau đây?
Câu 2 :
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm không được thể hiện trong các thành phần tự nhiên:
Câu 3 :
Khu vực địa hình không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
Câu 4 :
Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm khoảng:
Câu 5 :
Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là:
Câu 6 :
Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện là giai đoạn:
Câu 7 :
Đèo Ngang nằm giữa các tỉnh nào?
Câu 8 :
Vị trí địa lý làm cho thiên nhiên Việt Nam:
Câu 9 :
Hồ thuỷ điện lớn nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
Câu 10 :
Vùng khí hậu có mùa mưa lệch về thu đông
Câu 11 :
Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông:
Câu 12 :
Địa hình nước ta có hướng chủ yếu:
Câu 13 :
Gió mùa Tây Nam ít gây mưa cho vùng:
Câu 14 :
Đặc điểm không đúng với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
Câu 15 :
Mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở:
Câu 16 :
Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng:
Câu 17 :
Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào các tháng:.
Câu 18 :
Loại khoáng sản nổi bật nhất của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
Câu 19 :
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có:
Câu 20 :
Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102009'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh:
Câu 21 :
Dựa vào bảng cho biết: Tỉ trọng ngành kinh tế có xu hương giảm dần là:
Câu 22 :
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm:
Câu 23 :
Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở:
Câu 24 :
Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?
Câu 25 :
Trong công nghiệp để phát triển bền vững cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên vì
Câu 26 :
Yếu tố quan trọng nhất giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào khối ASEAN là do:
Câu 27 :
Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng, nguyên nhân cơ bản do:
Câu 28 :
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là do:
Câu 29 :
Vì sao nói Việt Nam là một nước ven biển?
Câu 30 :
Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Câu 31 :
Đặc điểm không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
Câu 32 :
Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?
Câu 33 :
Trong Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a tác động mạnh nhất lên khu vực địa hình nào của nước ta?
Câu 34 :
Tại sao nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản?
Câu 35 :
Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?
Câu 36 :
Vì sao vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới?
Câu 37 :
Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?
Câu 38 :
Tại sao từ khi đổi mới đến nay, hoạt động nội thương đã phát triển rất nhanh?
Câu 39 :
Con người chặt phá rừng làm mất lớp phủ thực vật dẫn đến sự xói mòn mạnh của đất, khí hậu bị biến đổi từ đó dẫn đến sự biến đổi của đất. Qua đây thể hiện mối quan hệ gì của các thành phần cảnh quan?
Câu 40 :
Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Chặt phá rừng bừa bãi không mang lại hậu quả nào sau đây?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ các hậu quả của chặt phá rừng bừa bãi. Lời giải chi tiết :
Con người chặt phá rừng bừa bãi để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp tuy nhiên mang lại những hậu quả nặng nề làm tăng diện tích đất hoang hóa vùng đồi núi, mất lớp phủ thực vật và thu hẹp nơi cư trú của các loài động vật hoang dã.
Câu 2 :
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm không được thể hiện trong các thành phần tự nhiên:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Thành phần muốn sử dụng và có giá trị cần phải thông qua khai thác, chế biến. Lời giải chi tiết :
Tính chất này thể hiện qua tất cả các yếu tố của tự nhiên như khí hậu, sông ngòi, địa hình, thổ nhưỡng và sinh vật. Còn khoáng sản không thể hiện được tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 3 :
Khu vực địa hình không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Trường Sơn Bắc thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Lời giải chi tiết :
Các khu vực địa hình ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là Trường Sơn Nam, các cao nguyên badan xếp tầng ở Tây Nguyên và vùng đồng bằng Nam Bộ. Còn vùng Trường Sơn Bắc thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 4 :
Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm khoảng:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa trung bình năm. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.
Câu 5 :
Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Vịnh biển thuộc tỉnh Quảng Ninh. Lời giải chi tiết :
Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Câu 6 :
Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện là giai đoạn:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Giai đoạn muộn nhất và con người xuất hiện. Lời giải chi tiết :
Trong giai đoạn Tân kiến tạo giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện. Cây hạt kín và động vật có vũ giữ vai trò quyết định.
Câu 7 :
Đèo Ngang nằm giữa các tỉnh nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Khi qua Đèo Ngang thì đến tỉnh có di sản thiên nhiên thế giới “Phong Nha Kẻ Bàng”. Lời giải chi tiết :
Đèo Ngang nằm giữa địa phận tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang là một thắng cảnh của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.
Câu 8 :
Vị trí địa lý làm cho thiên nhiên Việt Nam:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Mang tính chất đối lập với khô. Lời giải chi tiết :
Vị trí địa lý làm cho thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm.
Câu 9 :
Hồ thuỷ điện lớn nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Tên hồ trùng với tên một tỉnh ở khu vực Tây Bắc. Lời giải chi tiết :
Hồ thủy điện lớn nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hồ Hòa Bình. Hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai), Y-a-ly (Kon Tum) và Thác Mơ (Bình Phước) đều thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 10 :
Vùng khí hậu có mùa mưa lệch về thu đông
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vùng khí hậu có tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Bình. Lời giải chi tiết :
Do ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc thổi qua biển kết hợp với dãy Trường Sơn nên thường gây mưa lớn vào mùa đông ở một số tỉnh như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Chính vì vậy, vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có mùa mưa lệch về thu đông.
Câu 11 :
Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường đất. Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông là do chất thải từ các nhà máy xí nghiệp, từ rác thải sinh hoạt của con người đổ ra sông, suối và từ các hoạt động khai thác rừng đầu nguồn,… còn sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp không ảnh hưởng đến môi trường nước và cũng rất tốt (có lợi) cho môi trường đất, tăng chất dinh dưỡng cho tài nguyên đất.
Câu 12 :
Địa hình nước ta có hướng chủ yếu:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Địa hình có hai hướng chủ yếu. Lời giải chi tiết :
Địa hình nước ta có hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam một số dãy núi tiêu biểu như Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và vòng cung có các dãy núi tiêu biểu ở vùng Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).
Câu 13 :
Gió mùa Tây Nam ít gây mưa cho vùng:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vùng có dãy Trường Sơn Bắc. Lời giải chi tiết :
Gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam và gây mưa lớn cho Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; gây hiệu ứng khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển phía đông của Bắc Trung Bộ. => Gió mùa Tây Nam ít gây mưa cho vùng duyên dải Nam Trung Bộ
Câu 14 :
Đặc điểm không đúng với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ kiến thức về đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Lời giải chi tiết :
Đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền núi thấp với các cánh cung lớn, tại các miền núi còn có các đồng bằng nhỏ hẹp (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang,…), là vùng có về khoáng sản nhất cả nước (than, apatit, sắt,…) và có nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là cảnh quan địa hình cacxto độc đáo.
Câu 15 :
Mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Tỉnh có thị trấn một ngày 4 mùa, tuyết rơi hằng năm. Lời giải chi tiết :
Mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai. Apatit được dung để sản xuất phân bón.
Câu 16 :
Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gây ra một mùa đông lạnh giá ở miền Bắc.
Câu 17 :
Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào các tháng:.
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ từ tháng 9 đến tháng 12, trùng với các tháng mưa nhiều ở khu vực này.
Câu 18 :
Loại khoáng sản nổi bật nhất của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Khoáng sản năng lượng, phân bố ở Quảng Ninh. Lời giải chi tiết :
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là vùng có nhiều khoáng sản nhất cả nước. Nổi bật nhất là Than đá tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh và một ít ở tỉnh Thái Nguyên.
Câu 19 :
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Mùa đông khu vực này đến muộn và kết thúc sớm. Chỉ có 3 tháng lạnh với nhiệt độ dưới 180C nhưng ngay cả mùa đông vẫn ấm hơn miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.
Câu 20 :
Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102009'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102°09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Câu 21 :
Dựa vào bảng cho biết: Tỉ trọng ngành kinh tế có xu hương giảm dần là:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Chú ý hàng ngang dưới và so sánh tỉ trọng các năm. Lời giải chi tiết :
Ngành nông nghiệp giảm 14,44%; ngành công nghiệp tăng 13,94%; ngành dịch vụ tăng 0,5%.
Câu 22 :
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta bao gồm:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
Câu 23 :
Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Nơi cư trú không thể hiện sự đa dạng, phong phú của sinh vật. Lời giải chi tiết :
Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là rất đa dạng và phong phú. Đa dạng về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái và đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
Câu 24 :
Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Đất feralit có đặc điểm là: màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, tiêu,…), loại đất này được hình thành trên loại đá badan và đá vôi.
Câu 25 :
Trong công nghiệp để phát triển bền vững cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên vì
Đáp án : C Phương pháp giải :
Liên hệ khái niệm phát triển bền vững. Lời giải chi tiết :
Để phát triển bền vững đảm bảo cho sự phát triển ngày mai thì trong công nghiệp cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên.
Câu 26 :
Yếu tố quan trọng nhất giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào khối ASEAN là do:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sự đổi mới, bắt đầu từ năm 1986. Lời giải chi tiết :
Yếu tố quan trọng nhất giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào khối ASEAN là do đường lối Đổi mới của Việt Nam.
Câu 27 :
Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng, nguyên nhân cơ bản do:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Ảnh hưởng của địa hình. Lời giải chi tiết :
Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng nguyên nhân do sự kết hợp giữa địa hình và gió mùa. Vvùng đồi núi nước ta chiếm phần lớn với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung và một số dãy đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã,…), kết hợp với hướng gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. Ví dụ: + Gió mùa Đông Bắc kết hợp với dãy Bạch Mã tạo nên sự phân hóa 2 miền khí hậu Bắc - Nam. + Theo chiều đông tây: gió mùa tây nam kết hơp với dãy Trường Sơn đem lại lượng mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ và mùa hè với gió phơn khô nóng ở sườn đông Bắc Trung Bộ. + Dãy Hoàng Liên sơn làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lấn mạnh sang Tây Bắc làm cho Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn.
Câu 28 :
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là do:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Liên hệ đặc điểm khí hậu và địa hình nhiều đồi núi ở nước ta. Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân chủ yếu khiến mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc là do địa hình nhiều đồi núi (diện tích đồi núi chiếm ¾) và lượng mưa lớn (trung bình 1500 – 2000mm/năm).
Câu 29 :
Vì sao nói Việt Nam là một nước ven biển?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân chủ yếu nói Việt Nam là một nước ven biển là do nước ta có vùng Biển Đông rộng lớn, bao bọc phía đông và phía nam phần đất liền. Biển Đông có ảnh hưởng đến toàn bộ thiên nhiên nước ta.
Câu 30 :
Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Lời giải chi tiết :
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một mùa đông lạnh và xuất hiện sương muối, giá rét, băng giá…;thời tiết không ổn định, thường xuất hiện dông dốc, mưa lớn gây lũ lụt ở vùng núi. => Tính thất thường của khí hậu kết hợp với kiểu thời tiết không ổn định là trở ngại lớn cho việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của miền.
Câu 31 :
Đặc điểm không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng địa hình chính là Tây Bắc – Đông Nam. Lời giải chi tiết :
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là miền có địa hình cao nhất nước ta với nhiều núi cao, nhiều sông suối thác ghềnh, thung lũng sâu chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là vùng duy nhất ở nước ta có đầy đủ tất cả các đai khí hậu (đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi).
Câu 32 :
Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Liên quan đến các loại đá gốc. Lời giải chi tiết :
Đá mẹ thuộc lớp vỏ phong hóa, là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng của đất. Dưới tác động của nhiệt, ẩm và hoạt động của sinh vật,… lớp vỏ phong hóa tạo thành lớp phủ thổ nhưỡng. Ở nước ta, đá mẹ rất dễ phong hóa dưới tác động của các nhân tố khí hậu, sinh vật nên có lớp vỏ phong hóa thổ nhưỡng dày
Câu 33 :
Trong Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a tác động mạnh nhất lên khu vực địa hình nào của nước ta?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Nước ta nằm ở rìa phía Đông Nam của vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a. Lời giải chi tiết :
Vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a diễn ra ở khu vực tiếp xúc giữa hai mảng kiến tạo Á-Âu và Ấn Độ (ngày nay là khu vực vùng núi Hi-ma-lay-a ở phía Bắc của Nam Á). => Nước ta nằm ở rìa phía Đông Nam của vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a => do vậy vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu tác động mạnh nhất của vận động tạo núi, làm cho địa hình Tây Bắc được nâng cao rõ rệt (khu vực có địa hình cao đồ sộ nhất cả nước), cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn).
Câu 34 :
Tại sao nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Gần vành đai khoáng sản, lịch sử hình thành lãnh thổ. Lời giải chi tiết :
Vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực thường xuyên diễn ra các hoat động kiến tạo phun trào núi lửa, đẩy dòng vật chất từ trong lòng đất lên và hình thành nhiều mỏ khoáng sản nội sinh (quặng sắt, đồng, niken..). Nước ta có vị trí nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
Câu 35 :
Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Thành phần tự nhiên có tác động và gần như quyết định sự thay đổi của các thành phần tự nhiên còn lại. Lời giải chi tiết :
Trong các thành phần tự nhiên, khí hậu là yếu tố chịu ảnh hưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của biển Đông. Nhờ có Biển Đông mà khí hậu nước ta có tính chất hải dương, mùa đông bớt lạnh và mùa hè bớt nóng.
Câu 36 :
Vì sao vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Cầu nối và vị trí địa lí. Lời giải chi tiết :
Vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược khu vực và trên thế giới vì nước ta có vị trí cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Ôxtrâylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế. Vị trí này tạo điều kiện cho nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài;,mặt khác nước ta cũng nằm trong vùng có nền kinh tế năng động trên thế giới. => Đây được xem là bàn đạp để nước ta tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.
Câu 37 :
Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Các vận động tạo núi trong Tân kiến tạo. Lời giải chi tiết :
Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp nhưng với cường độ mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.
Câu 38 :
Tại sao từ khi đổi mới đến nay, hoạt động nội thương đã phát triển rất nhanh?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Sự thay đổi chính sách của nhà nước đối với các ngành, nghề. Lời giải chi tiết :
Sự thay đổi cơ chế quản lí mà cụ thể là chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, tác động đến mạnh hoạt động giao thương ở trong nước.
Câu 39 :
Con người chặt phá rừng làm mất lớp phủ thực vật dẫn đến sự xói mòn mạnh của đất, khí hậu bị biến đổi từ đó dẫn đến sự biến đổi của đất. Qua đây thể hiện mối quan hệ gì của các thành phần cảnh quan?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xác định nội dung chính và mối quan hệ của các thành phần cảnh quan. Lời giải chi tiết :
Sự thay đổi của thực vật kéo theo sự thay đổi của đất, khí hậu rồi lại làm thay đổi đặc tính của đất rồi lại làm thay đổi thực vật ở đó. => Đây là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau của các thành phần cảnh quan.
Câu 40 :
Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ vị trí địa lí và đặc điểm địa hình của miền Lời giải chi tiết :
Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do: - Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng. - Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn). - Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại. |