Đề thi học kì 2 Địa lí 8 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Châu lục nóng nhất trên Trái Đất là?

  • A

    châu Á.

  • B

    Châu Mĩ.

  • C

    Châu Âu.

  • D

    châu Phi

Câu 2 :

Biểu hiện chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng:

  • A

    Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

  • B

    Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...

  • C

    Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.

  • D

    Bên cạnh núi, còn có đồi.

Câu 3 :

Mỏ bôxít tập trung chủ yếu ở:

  • A

    Cao Bằng

  • B

    Lạng Sơn.

  • C

    Tây Nguyên.

  • D

    Lào Cai.

Câu 4 :

Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng chủ yếu đến ngành:

  • A

    Công nghiệp

  • B

    Sản xuất nông nghiệp

  • C

    Thương mại

  • D

    Dịch vụ

Câu 5 :

Hướng chủ yếu của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

  • A

    tây bắc - đông nam

  • B

    bắc - nam

  • C

    vòng cung

  • D

    đông - tây

Câu 6 :

Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện là giai đoạn:

  • A

    Giai đoạn tiền Cambri.

  • B

    Giai đoạn Tân kiến tạo.

  • C

    Giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

  • D

    Giai đoạn Cổ kiến tạo.

Câu 7 :

Gió Tây khô nóng ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng:

  • A

    Đông Bắc

  • B

    Đồng bằng sông Hồng

  • C

    Bắc Trung Bộ

  • D

    Tây Nguyên

Câu 8 :

Tính chất chủ yếu của thiên nhiên nước ta là:

  • A

    tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

  • B

    tính chất ven biển

  • C

    tính chất đồi núi

  • D

    tính chất đa dạng, phức tạp.

Câu 9 :

Các sông không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là:

  • A

    Sông Tiền, sông Hậu.

  • B

    Sông Lục Nam, sông Thương

  • C

    Sông Hồng, sông Đà.

  • D

    Sông Mã, sông Cả.

Câu 10 :

Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

  • A

    Phù sa

  • B

    Feralit

  • C

    Mùn núi cao

  • D

    Đất xám

Câu 11 :

Các sông không chảy theo hướng vòng cung:

  • A

    Sông Mã, sông Cả

  • B

    Sông Cầu, sông Thương

  • C

    Sông Lục Nam

  • D

    Sông Lô, sông Gâm

Câu 12 :

Nội lực là:

  • A

    Lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất

  • B

    Lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất

  • C

    Lực sinh ra từ ngoài không gian

  • D

    Lực sinh ra tại Trái Đất

Câu 13 :

Đặc điểm nổi bật không phải của vùng núi Đông Bắc là:

  • A

    Vùng đồi (trung du) phát triển rộng

  • B

    Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông.

  • C

    Phổ biến là địa hình cácxtơ.

  • D

    Có những cánh cung núi lớn.

Câu 14 :

Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng

  • A

    Đông Bắc.

  • B

    Đông Nam.

  • C

    Tây Nam.

  • D

    Tây Bắc

Câu 15 :

Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có:

  • A

    tổng lượng nước lớn.

  • B

    nhiều phù sa.

  • C

    chế dộ dòng chảy thất thường.

  • D

    nhiều đợt lũ trong năm.

Câu 16 :

Hệ thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc là:

  • A

    Sông Cả.

  • B

    Sông Hồng.

  • C

    Sông Thái Bình.

  • D

    Sông Mã

Câu 17 :

Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam:

  • A

    Sông Đà.

  • B

    Sông Gâm

  • C

    Sông Thương

  • D

    Sông Cầu

Câu 18 :

Sông Mê Công chảy vào nước ta có tên là:

  • A

    Sông Cửu Long

  • B

    Sông Hậu

  • C

    Sông Tiền

  • D

    Sông Sài Gòn

Câu 19 :

Dựa vào bảng cho biết: 

Tỉ trọng ngành kinh tế có xu hương giảm dần là:

  • A

    Nông nghiệp.

  • B

    Công nghiệp,

  • C

    Dịch vụ.

  • D

    Tất cả các ngành.

Câu 20 :

Khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim qúy hiếm của thế giới?

  • A

    Nam Cát Tiên

  • B

    Bạch Mã

  • C

    Tràm Chim

  • D

    Bến En

Câu 21 :

Cảnh quan tự nhiên không nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

  • A

    Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể.

  • B

    Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bạch Mã.

  • C

    Bãi tắm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn.

  • D

    Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo.

Câu 22 :

Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở:

  • A

    Đông Nam Bộ

  • B

    Đồng bằng sông Hồng

  • C

    Duyên hải Nam Trung Bộ

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 23 :

Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào của nước ta?

  • A

    Hoàng Liên Sơn.

  • B

    Tây Nguyên.

  • C

    Việt Bắc.

  • D

    Đông Bắc.

Câu 24 :

Khí hậu Biển Đông mang tính chất:

  • A

    Nhiệt đới hải dương.

  • B

    Nhiệt đới địa trung hải.

  • C

    Nhiệt đới gió mùa.

  • D

    Nhiệt đới ẩm.

Câu 25 :

Nhận định không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam là:

  • A

    Chất lượng rừng giảm sút

  • B

    Rừng ngày càng mở rộng

  • C

    Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

  • D

    Rừng giảm sút nghiêm trọng.

Câu 26 :

Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm khoảng:

  • A

    70% tổng lượng mưa trung bình năm

  • B

    80% tổng lượng mưa trung bình năm

  • C

    85% tổng lượng mưa trung bình năm

  • D

    90% tổng lượng mưa trung bình năm

Câu 27 :

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là:

  • A

    đới rừng nhiệt đới gió mùa

  • B

    đới rừng cận nhiệt đới gió mùa

  • C

    đới rừng ôn đới gió mùa

  • D

    đới rừng cận xích đạo gió mùa

Câu 28 :

Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là:

  • A

     Vịnh Hạ Long                         

  • B

     Vinh Nha Trang

  • C

     Vịnh Văn Phong                       

  • D

     Vịnh Cam Ranh

Câu 29 :

Tây Bắc có những đồng bằng nhỏ hẹp, trù phú:

  • A

    Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

  • B

    Mường Lát, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

  • C

    Mường Thanh, Mộc Châu, Than Uyên.

  • D

    Mường Lò, Mường Thanh, Mường Kim.

Câu 30 :

Các vùng thường có động đất mạnh như Điện Biên, Lai Châu là không phải do:

  • A

    Có những đứt gãy địa chất sâu.

  • B

    Chứng tỏ Tân kiến tạo còn đang tiếp diễn đến hôm nay.

  • C

    Tác động của hoạt động nội lực

  • D

    Hoạt động canh tác của con người (làm đất, trồng rừng..)

Câu 31 :

Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

  • A

    Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật.

  • B

    Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.

  • C

    Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.

  • D

    Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).

Câu 32 :

Nguyên nhân các hệ thống sông ngòi ở nước ta thường rất giàu phù sa là:

  • A

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • B

    mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.

  • C

    trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.

  • D

    diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.

Câu 33 :

Cho bảng số liệu sau:

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta là

  • A

    tròn

  • B

    miền

  • C

    đường

  • D

    cột

Câu 34 :

Nguyên nhân khiến nguồn lợi hải sản ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh không phải do:

  • A

    khai thác gần bờ quá mức cho phép.

  • B

    dùng phương tiện có tính hủy diệt.

  • C

    ô nhiễm môi trường ven biển.

  • D

    chú trọng khai thác xa bờ

Câu 35 :

Tại sao giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp nhiều khó khăn?

  • A

    địa hình bị chia cắt mạnh.

  • B

    động đất xảy ra.

  • C

    khan hiếm nước vào mùa khô.

  • D

    thiên tai dễ xảy ra.

Câu 36 :

Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?

  • A

    Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m.

  • B

    Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.

  • C

    Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

  • D

    Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 37 :

Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc?

  • A

    Sự giảm sút của gió mùa Đông Bắc và gió tín phong hoạt động mạnh

  • B

    Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhưng bị chi phối bởi gió khác

  • C

    Tác dụng chắn của địa hình và vùng đồng bằng duyên hải

  • D

    Phần lãnh thổ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài hơn

Câu 38 :

Vì sao tỉ lệ che phủ rừng của nước ta đang có xu hướng tăng?

  • A

    Giảm thiên tai thiên nhiên

  • B

    Con người không khai thác nữa

  • C

    Không còn chịu ảnh hưởng của chiến tranh

  • D

    Ban hành chính sách và luật để bảo vệ và phát triển rừng

Câu 39 :

Tại sao nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản?

  • A

    Tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, ấm và kín

  • B

    Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương

  • C

    Trên đường di lưu, di cư và đường hàng hải quốc tế.

  • D

    Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới

Câu 40 :

Tại sao thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm?

  • A

    Nằm kéo dài trên nhiều vĩ độ

  • B

    Vị trí địa lí

  • C

    Nằm gần biển.

  • D

    Lãnh thổ hẹp ngang.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Châu lục nóng nhất trên Trái Đất là?

  • A

    châu Á.

  • B

    Châu Mĩ.

  • C

    Châu Âu.

  • D

    châu Phi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ vị trí địa lí và lãnh thổ của 4 châu lục.

Lời giải chi tiết :

Châu Phi có phần lớn diện tích lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới với đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ, phía bắc và phía nam có đương chí tuyến bắc – nam đi qua lãnh thôt =>  nên có khí hậu nóng nhất trong 4 châu lục đã cho.

Câu 2 :

Biểu hiện chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng:

  • A

    Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

  • B

    Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...

  • C

    Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.

  • D

    Bên cạnh núi, còn có đồi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đầy đủ và nhiều dạng địa hình khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Địa hình núi Việt Nam rất đa dạng và phong phú, từ núi cao, núi thấp và các cao sơn nguyên đến đồng bằng, thềm lực địa,...

Câu 3 :

Mỏ bôxít tập trung chủ yếu ở:

  • A

    Cao Bằng

  • B

    Lạng Sơn.

  • C

    Tây Nguyên.

  • D

    Lào Cai.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khu vực nổi tiếng với các cao nguyên baazan rộng lớn.

Lời giải chi tiết :

Mỏ bôxít được phát hiện ở nhiều nơi nhưng tập trung thành mỏ có trữ lượng lớn ở khu vực Tây Nguyên.

Câu 4 :

Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng chủ yếu đến ngành:

  • A

    Công nghiệp

  • B

    Sản xuất nông nghiệp

  • C

    Thương mại

  • D

    Dịch vụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ngành phát triển lâu đời nhất, phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên.

Lời giải chi tiết :

Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng chủ yếu đến ngành sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong trồng trọt (cây lương thực và cây công nghiệp).

Câu 5 :

Hướng chủ yếu của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

  • A

    tây bắc - đông nam

  • B

    bắc - nam

  • C

    vòng cung

  • D

    đông - tây

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hướng chủ yếu của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn, đó là cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.

Câu 6 :

Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện là giai đoạn:

  • A

    Giai đoạn tiền Cambri.

  • B

    Giai đoạn Tân kiến tạo.

  • C

    Giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

  • D

    Giai đoạn Cổ kiến tạo.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giai đoạn muộn nhất và con người xuất hiện.

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn Tân kiến tạo giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện. Cây hạt kín và động vật có vũ giữ vai trò quyết định.

Câu 7 :

Gió Tây khô nóng ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng:

  • A

    Đông Bắc

  • B

    Đồng bằng sông Hồng

  • C

    Bắc Trung Bộ

  • D

    Tây Nguyên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan thổi vào nước ta. Gây mưa lớn cho Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua các dãy núi ở biên giới Việt – Trung gây nên hiệu ứng phơn tạo nên gió Tây khô nóng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến vùng Bắc Trung Bộ (ven biển phía Đông dãy Trường Sơn) và phía Tây Nam của khu vực Tây Bắc.

Câu 8 :

Tính chất chủ yếu của thiên nhiên nước ta là:

  • A

    tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

  • B

    tính chất ven biển

  • C

    tính chất đồi núi

  • D

    tính chất đa dạng, phức tạp.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính chất chủ yếu của thiên nhiên nước ta là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Tính chất này thể hiện qua tất cả các yếu tố của tự nhiên như khí hậu, sông ngòi, địa hình, thổ nhưỡng và sinh vật.

Câu 9 :

Các sông không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là:

  • A

    Sông Tiền, sông Hậu.

  • B

    Sông Lục Nam, sông Thương

  • C

    Sông Hồng, sông Đà.

  • D

    Sông Mã, sông Cả.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sông nằm ở vùng Đông Bắc, tên sông thể hiện sự yêu thương.

Lời giải chi tiết :

Các sông chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Cả, sông Mã, sông Đà,… còn sông Lục Nam và sông Thương chạy theo hướng vòng cung.

Câu 10 :

Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

  • A

    Phù sa

  • B

    Feralit

  • C

    Mùn núi cao

  • D

    Đất xám

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhóm đất feralit hình thành ở vùng núi cao, chiếm diện tích lớn nhất nước ta với 65% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên và nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên,…

Câu 11 :

Các sông không chảy theo hướng vòng cung:

  • A

    Sông Mã, sông Cả

  • B

    Sông Cầu, sông Thương

  • C

    Sông Lục Nam

  • D

    Sông Lô, sông Gâm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các con sông ở Việt Nam chạy theo hướng vòng cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Lô, sông Gâm,… Còn sông Mã và sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 12 :

Nội lực là:

  • A

    Lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất

  • B

    Lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất

  • C

    Lực sinh ra từ ngoài không gian

  • D

    Lực sinh ra tại Trái Đất

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội lực là lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất

Câu 13 :

Đặc điểm nổi bật không phải của vùng núi Đông Bắc là:

  • A

    Vùng đồi (trung du) phát triển rộng

  • B

    Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông.

  • C

    Phổ biến là địa hình cácxtơ.

  • D

    Có những cánh cung núi lớn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đông Bắc có đồng bằng nhỏ hẹp.

Lời giải chi tiết :

Đông Bắc là vùng địa hình núi thấp với các cành cung lớn nổi tiếng (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều). Đông Bắc cũng là vùng nổi tiếng với dạng địa hình cácxtơ (Quảng Ninh nhiều nhất) và là vùng có vùng đồi trung du phát triển rộng. Đồng thời, vùng núi Đông Bắc có các đồng bằng nhỏ hẹp không đáng kể ven biển hạ lưu các con sông.

=> Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông không phải là đặc điểm vùng núi Đông Bắc

Câu 14 :

Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng

  • A

    Đông Bắc.

  • B

    Đông Nam.

  • C

    Tây Nam.

  • D

    Tây Bắc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng Đông Bắc và ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ phía Bắc.

Câu 15 :

Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có:

  • A

    tổng lượng nước lớn.

  • B

    nhiều phù sa.

  • C

    chế dộ dòng chảy thất thường.

  • D

    nhiều đợt lũ trong năm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đồng nghĩa với không ổn định.

Lời giải chi tiết :

Chế độ nước sông ngòi nước ta theo sát chế độ mưa => Chế độ mưa thất thường đã làm cho sông ngòi nước ta có chế dộ dòng chảy thất thường.

Câu 16 :

Hệ thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc là:

  • A

    Sông Cả.

  • B

    Sông Hồng.

  • C

    Sông Thái Bình.

  • D

    Sông Mã

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hệ thống lưu vực sông Hồng thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc nước ta (bảng chú giải bên trái có kí hiệu màu xanh lá cây), tiếp đến là sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Kì Cùng – Bằng Giang,...

Câu 17 :

Sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam:

  • A

    Sông Đà.

  • B

    Sông Gâm

  • C

    Sông Thương

  • D

    Sông Cầu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đây là con sông thuộc miền núi Tây Bắc nước ta.

Lời giải chi tiết :

Các con sông thuộc miền núi Đông Bắc có hướng vòng cung theo hướng địa hình là sông Thương, sông Cầu, sông Gâm,… Còn sông Đà thuộc miền Tây Bắc có hưởng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Câu 18 :

Sông Mê Công chảy vào nước ta có tên là:

  • A

    Sông Cửu Long

  • B

    Sông Hậu

  • C

    Sông Tiền

  • D

    Sông Sài Gòn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Mang tên trùng với tên một đồng bằng được coi là vựa lúa số 1 của Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Sông Mê Công khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam được gọi là sông Cửu Long với cửa sông đổ nước ra biển Đông.

Câu 19 :

Dựa vào bảng cho biết: 

Tỉ trọng ngành kinh tế có xu hương giảm dần là:

  • A

    Nông nghiệp.

  • B

    Công nghiệp,

  • C

    Dịch vụ.

  • D

    Tất cả các ngành.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý hàng ngang dưới và so sánh tỉ trọng các năm.

Lời giải chi tiết :

Ngành nông nghiệp giảm 14,44%; ngành công nghiệp tăng 13,94%; ngành dịch vụ tăng 0,5%.

Câu 20 :

Khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim qúy hiếm của thế giới?

  • A

    Nam Cát Tiên

  • B

    Bạch Mã

  • C

    Tràm Chim

  • D

    Bến En

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khu bảo tồn thuộc tỉnh Đồng Tháp, có tên trùng với tên một loài biết bay.

Lời giải chi tiết :

Khu bảo tồn Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim qúi hiếm của thế giới.

Câu 21 :

Cảnh quan tự nhiên không nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

  • A

    Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể.

  • B

    Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bạch Mã.

  • C

    Bãi tắm Trà Cổ, núi Mẫu Sơn.

  • D

    Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Đảo.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dãy Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế

Lời giải chi tiết :

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm các tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng và vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai (miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ), Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế (miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ) là hai cảnh quan thiên nhiên không nằm trong phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Câu 22 :

Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở:

  • A

    Đông Nam Bộ

  • B

    Đồng bằng sông Hồng

  • C

    Duyên hải Nam Trung Bộ

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vùng có nền kinh tế rất phát triển và có diện tích cây cao su lớn nhất nước ta.

Lời giải chi tiết :

Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ với một số mỏ điển hình như Lan Tây, Rồng, Bạch Hổ,…

Câu 23 :

Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào của nước ta?

  • A

    Hoàng Liên Sơn.

  • B

    Tây Nguyên.

  • C

    Việt Bắc.

  • D

    Đông Bắc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Rừng thưa rụng lá thích hợp với khí hậu có sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc.

Lời giải chi tiết :

Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm, nhiệt độ cao, có sự phân hóa mùa mưa – mùa khô sâu sắc ->thích hợp với sự phát triển của thảm thực vật rừng thưa rụng lá.

Câu 24 :

Khí hậu Biển Đông mang tính chất:

  • A

    Nhiệt đới hải dương.

  • B

    Nhiệt đới địa trung hải.

  • C

    Nhiệt đới gió mùa.

  • D

    Nhiệt đới ẩm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhờ Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, kín và ấm nên khí hậu Biển Đông của Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Câu 25 :

Nhận định không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam là:

  • A

    Chất lượng rừng giảm sút

  • B

    Rừng ngày càng mở rộng

  • C

    Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

  • D

    Rừng giảm sút nghiêm trọng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tài nguyên sinh vật nước ta rất đa dạng và phong phú nhưng không phải là vô tận. Hiện nay, nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, chất lượng rừng và rừng bị suy giảm nghiêm trọng, rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do chặt phá và mở rộng diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp,…

Câu 26 :

Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm khoảng:

  • A

    70% tổng lượng mưa trung bình năm

  • B

    80% tổng lượng mưa trung bình năm

  • C

    85% tổng lượng mưa trung bình năm

  • D

    90% tổng lượng mưa trung bình năm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa trung bình năm. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 27 :

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là:

  • A

    đới rừng nhiệt đới gió mùa

  • B

    đới rừng cận nhiệt đới gió mùa

  • C

    đới rừng ôn đới gió mùa

  • D

    đới rừng cận xích đạo gió mùa

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khí hậu quyết định đến sự hình thành cảnh quan tự nhiên.

Lời giải chi tiết :

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo gió mùa nên cảnh quan tiểu biểu của phần lãnh thổ phí Nam cũng là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 28 :

Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là:

  • A

     Vịnh Hạ Long                         

  • B

     Vinh Nha Trang

  • C

     Vịnh Văn Phong                       

  • D

     Vịnh Cam Ranh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vịnh biển thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Lời giải chi tiết :

Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Câu 29 :

Tây Bắc có những đồng bằng nhỏ hẹp, trù phú:

  • A

    Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

  • B

    Mường Lát, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

  • C

    Mường Thanh, Mộc Châu, Than Uyên.

  • D

    Mường Lò, Mường Thanh, Mường Kim.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,… Còn Mộc Châu là cao nguyên thuộc tỉnh Sơn La; Mường Kim, Mường Lát là địa danh thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Câu 30 :

Các vùng thường có động đất mạnh như Điện Biên, Lai Châu là không phải do:

  • A

    Có những đứt gãy địa chất sâu.

  • B

    Chứng tỏ Tân kiến tạo còn đang tiếp diễn đến hôm nay.

  • C

    Tác động của hoạt động nội lực

  • D

    Hoạt động canh tác của con người (làm đất, trồng rừng..)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Không liên quan đến tác động của con người.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân thường có động đất mạnh ở Điện Biên, Lai Châu là do ở khu vực Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên) có một đứt gãy địa chất sâu nên vỏ Trái Đất yếu. Đồng thời cũng chứng tỏ được một điều rằng các hoạt động của Tân kiến tạo vẫn còn tiếp tục hoạt động ở nước ta.

Hoạt động canh tác của con người như trồng rừng, làm đất chỉ tác động trên bề mặt đất, không đủ cường độ để làm rung chuyển nền địa chất phía dưới.

Câu 31 :

Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

  • A

    Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật.

  • B

    Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.

  • C

    Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.

  • D

    Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biển Đông cung cấp lượng hơi ẩm cao cho thiên nhiên nước ta.

Lời giải chi tiết :

Lượng ẩm cao do Biển Đông mang lại làm cho thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn như ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuân,…).

Câu 32 :

Nguyên nhân các hệ thống sông ngòi ở nước ta thường rất giàu phù sa là:

  • A

    khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • B

    mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.

  • C

    trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.

  • D

    diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Là một trong những biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và là một trong hai yếu tố cấu thành nên đặc điểm khí hậu.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho các hệ thống sông ngòi nước ta giàu phù sa là do mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn và lớp phủ thực vật bị phá hủy nhiều nên một lượng bùn đất giàu dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước xuống hạ lưu bồi đáp nên những đồng bằng màu mỡ. Điển hình là hằng năm Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long tiến ra biển từ 10 – 20 km.

Câu 33 :

Cho bảng số liệu sau:

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta là

  • A

    tròn

  • B

    miền

  • C

    đường

  • D

    cột

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa “cơ cấu”, bảng số liệu có đơn vị %.

Lời giải chi tiết :

Biểu đồ tròn thường thể hiện cơ cấu của đối tượng trong thời gian từ 1 – 3 năm hoặc của 1 – 3 đối tượng, thể hiện giá trị tương đối.

=> Dựa vào dấu hiệu nhận diện biểu đồ -> xác định được biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta năm là biểu đồ tròn.

Câu 34 :

Nguyên nhân khiến nguồn lợi hải sản ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh không phải do:

  • A

    khai thác gần bờ quá mức cho phép.

  • B

    dùng phương tiện có tính hủy diệt.

  • C

    ô nhiễm môi trường ven biển.

  • D

    chú trọng khai thác xa bờ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định từ khóa: suy giảm thủy sản ven biển (ven bờ)

Lời giải chi tiết :

Hiện nay, nguồn lợi hải sản vùng ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh nguyên nhân chủ yếu là do khai thác gần bờ quá mức cho phép, sử dụng các phương tiện có tính hủy diệt trong khai thác (ví dụ như mìn, hóa chất độc, điện,…). Đồng thời cùng với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường biển từ các chất thải công nghiệp, sinh hoạt đã và đang làm nhiều loài sinh vật di cư đi vùng khác hoặc bị chết. Đánh bắt xa bờ được chú trọng để tránh việc suy giảm nguồn hải sản gần bờ -> do vậy đây không phải là nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ của nước ta.

Câu 35 :

Tại sao giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp nhiều khó khăn?

  • A

    địa hình bị chia cắt mạnh.

  • B

    động đất xảy ra.

  • C

    khan hiếm nước vào mùa khô.

  • D

    thiên tai dễ xảy ra.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Yếu tố địa hình.

Lời giải chi tiết :

Do địa hình miền núi bị chia cắt mạnh nên việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi thường xuyện gặp khó khăn. Để hạn chế những khó khăn đó thì các cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) phải đi trước một bước.

Câu 36 :

Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?

  • A

    Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m.

  • B

    Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.

  • C

    Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

  • D

    Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các vận động tạo núi trong Tân kiến tạo.

Lời giải chi tiết :

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp nhưng với cường độ mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Câu 37 :

Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc?

  • A

    Sự giảm sút của gió mùa Đông Bắc và gió tín phong hoạt động mạnh

  • B

    Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhưng bị chi phối bởi gió khác

  • C

    Tác dụng chắn của địa hình và vùng đồng bằng duyên hải

  • D

    Phần lãnh thổ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài hơn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tác động của các loại gió.

Lời giải chi tiết :

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc là do: Thứ nhất miền này hầu như không chịu tác động của gió mùa đông Bắc hoặc nếu có chịu tác động thì chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh. Thứ hai thời kì này có sự hoạt động của gió Tín phong khô nóng và gió Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu.

Câu 38 :

Vì sao tỉ lệ che phủ rừng của nước ta đang có xu hướng tăng?

  • A

    Giảm thiên tai thiên nhiên

  • B

    Con người không khai thác nữa

  • C

    Không còn chịu ảnh hưởng của chiến tranh

  • D

    Ban hành chính sách và luật để bảo vệ và phát triển rừng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Rừng có xu hướng tăng là do chính sách của nhà nước.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ che phủ rừng của nước ta hiện nay đang có xu hướng tăng dần là do nhà nước ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Cùng với đó là hỗ trợ người dân trồng rừng, làm giàu từ rừng và hưởng các lợi ích từ rừng.

Câu 39 :

Tại sao nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản?

  • A

    Tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, ấm và kín

  • B

    Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương

  • C

    Trên đường di lưu, di cư và đường hàng hải quốc tế.

  • D

    Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gần vành đai khoáng sản, lịch sử hình thành lãnh thổ.

Lời giải chi tiết :

Vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực thường xuyên diễn ra các hoat động kiến tạo phun trào núi lửa, đẩy dòng vật chất từ trong lòng đất lên và hình thành nhiều mỏ khoáng sản nội sinh (quặng sắt, đồng, niken..). Nước ta có vị trí nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

Câu 40 :

Tại sao thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm?

  • A

    Nằm kéo dài trên nhiều vĩ độ

  • B

    Vị trí địa lí

  • C

    Nằm gần biển.

  • D

    Lãnh thổ hẹp ngang.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vị trí của Việt Nam trong khu vực Châu Á.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân thiên nhiên nước ta mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm là do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên hằng năm nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn, nước ta cũng nằm trong vùng có gió mùa điển hình của châu Á và có vùng biển Đông rộng lớn (khoảng 1 triệu km2).

close