Đề thi học kì 1 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên ở châu Á là

  • A

    cháy rừng.

  • B

    con người khai phá.

  • C

    xói mòn, sạt lở đất.

  • D

    chiến tranh tàn phá.

Câu 2 :

Kiểu khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á là

  • A

    Nhiệt đới khô

  • B

    Ôn đới gió mùa.

  • C

    Nhiệt đới gió mùa.

  • D

    Khí hậu núi cao.

Câu 3 :

Các khu vực dân cư thưa thớt nhất ở châu Á thường có đặc điểm khí hậu

  • A

    nóng ẩm, mưa nhiều.

  • B

    khô nóng, ít mưa.

  • C

    ấm áp, ôn hòa.

  • D

    quá nóng hoặc quá lạnh.

Câu 4 :

Đặc điểm vị trí địa lí châu Á

  • A

    Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

  • B

    Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

  • C

    Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

  • D

    Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ.

Câu 5 :

Quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ 2 thế giới hiện nay là:

  • A

    Nhật Bản

  • B

    Pháp.

  • C

    Đức

  • D

    Trung Quốc

Câu 6 :

Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?

  • A

    Đồng bằng ven biển.

  • B

    Cao nguyên badan.

  • C

    Sơn nguyên đá vôi.

  • D

    Bán bình nguyên.

Câu 7 :

Khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao do

  • A

    có vùng núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ.

  • B

    nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • C

    nằm trong đới khí hậu ôn đới.

  • D

    có sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.

Câu 8 :

Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Ấn Hằng

  • A

    nhỏ, hẹp, bị cắt xẻ mạnh.

  • B

    rộng lớn và bằng phẳng.

  • C

    kéo dài hơn 3000km.

  • D

    do phù sa sông Ấn, sông Hằng bồi đắp.

Câu 9 :

Tây Nam Á không tiếp giáp châu lục nào sau đây?

  • A

    châu Á.

  • B

    châu Âu.

  • C

    châu Mĩ.

  • D

    châu Phi.

Câu 10 :

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì

  • A

    Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

  • B

    Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

  • C

    Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • D

    Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối giữa hai châu lục và có nền kinh tế phát triển năng động.

Câu 11 :

Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào

  • A

    tài nguyên thiên nhiên giàu có

  • B

    ứng dụng trình độ khoa – học kĩ thuật cao.

  • C

    phát triển nông nghiệp.

  • D

    nguồn lao động dồi dào.

Câu 12 :

Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở

  • A

    vùng nội địa và Tây Nam Á.

  • B

    khu vực Đông Á.

  • C

    khu vực Đông Nam Á.

  • D

    khu vực Nam Á.

Câu 13 :

Đặc điểm nào thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?

  • A

    Tiếp giáp hai châu lục.

  • B

    Tiếp giáp ba đại dương rộng lớn.

  • C

    Lãnh thổ có dạng hình khối.

  • D

    Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

Câu 14 :

Đặc điểm dân cư Nam Á là

  • A

    đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á

  • B

    đông dân thứ nhất châu Á, mật độ thứ 2 châu Á.

  • C

    đông dân thứ 3 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á.

  • D

    đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ 3 châu Á.

Câu 15 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến một số đới khí hậu châu Á phân chia thành nhiều kiểu khác nhau?

  • A

    Lãnh thổ rộng lớn.

  • B

    Ảnh hưởng của bức chắn địa hình.

  • C

    Địa hình núi cao.

  • D

    Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Câu 16 :

“Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực

  • A

    nông nghiệp.

  • B

    công nghiệp.

  • C

    dịch vụ.

  • D

    du lịch.

Câu 17 :

Khu vực phía Tây Trung Quốc có khí hậu khô hạn quanh năm do

  • A

    sự thống trị của các khối áp cao cận chí tuyến.

  • B

    địa hình núi cao khó gây mưa.

  • C

    đón gió mùa tây bắc khô lạnh.

  • D

    vị trí nằm sâu trong lục địa.

Câu 18 :

Tây Nam Á không tiếp giáp với biển

  • A

    Địa Trung Hải.

  • B

    A-rap.

  • C

    Ca-xpi.

  • D

    Gia-va.

Câu 19 :

Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây?

  • A

    Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

  • B

    Trung Quốc, Việt Nam, Mi-an-ma.

  • C

    Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia.

  • D

    Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia.

Câu 20 :

Đâu không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước châu Á thời Cổ đại?

  • A

    Hàng dệt may (vải, tơ lụa, thảm len, vải bông).

  • B

    Đồ gốm, sứ, thủy tinh, kim loại.

  • C

    Máy móc, thiết bị điện tử.

  • D

    Thuốc súng, vũ khí, la bàn.

Câu 21 :

Các sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào?

  • A

    Bắc Băng Dương.

  • B

    Thái Bình Dương.

  • C

    Đại Tây Dương.

  • D

    Ấn Độ Dương.

Câu 22 :

Trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản, không có ngành nào?

  • A

    Chế tạo ô tô, tàu biển

  • B

    Điện tử - tin học

  • C

    Khai thác khoáng sản.

  • D

    Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 23 :

Ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các nước châu Á là

  • A

    công nghiệp khai khoáng.

  • B

    công nghiệp luyện kim.

  • C

    công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

  • D

    công nghiệp điện tử.

Câu 24 :

Khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là

  • A

    bị chia cắt mạnh mẽ và phức tạp.

  • B

    gồm các khối núi và cao nguyên đồ sộ.

  • C

    vùng núi cao tuyết bao phủ trắng xóa quanh năm.

  • D

    chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi.

Câu 25 :

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước

  • A

    công nghiệp mới

  • B

    công nghiệp phát triển.

  • C

    đang phát triển.

  • D

    kém phát triển.

Câu 26 :

Ấn Độ, Trung Quốc là những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhưng sản lượng lương thực xuất khẩu rất ít. Nguyên nhân do

  • A

    chất lượng nông sản còn thấp.

  • B

    chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi trong nước.

  • C

    đây là hai nước đông dân nhất thế giới.

  • D

    nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ít.

Câu 27 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc của Nam Á là

  • A

    khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

  • B

    có nhiều thiên tai động đất, núi lửa.

  • C

    tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

  • D

    địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh.

Câu 28 :

Đâu không phải là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc?

  • A

    Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

  • B

    Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

  • C

    Dân cư và lao động dồi dào.

  • D

    Diện tích lãnh thổ rộng lớn hàng đầu thế giới.

Câu 29 :

Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì

  • A

    Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • B

    Có nhiều kiểu, dạng địa hình.

  • C

    Nằm trong vành đai sinh khoáng.

  • D

    Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

Câu 30 :

Vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô – bi xảy ra lũ lớn do

  • A

    mưa lớn tập trung vào mùa xuân.

  • B

    phần phía nam của dòng sông có băng tan trước.

  • C

    dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện.

  • D

    địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên ở châu Á là

  • A

    cháy rừng.

  • B

    con người khai phá.

  • C

    xói mòn, sạt lở đất.

  • D

    chiến tranh tàn phá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên ở châu Á là do con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.

Câu 2 :

Kiểu khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á là

  • A

    Nhiệt đới khô

  • B

    Ôn đới gió mùa.

  • C

    Nhiệt đới gió mùa.

  • D

    Khí hậu núi cao.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kiểu khí hậu đặc trưng của Đông Nam Á là nhiệt đới gió mùa        

Câu 3 :

Các khu vực dân cư thưa thớt nhất ở châu Á thường có đặc điểm khí hậu

  • A

    nóng ẩm, mưa nhiều.

  • B

    khô nóng, ít mưa.

  • C

    ấm áp, ôn hòa.

  • D

    quá nóng hoặc quá lạnh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các khu vực thưa dân nhất ở châu Á là Bắc Á, phía Tây Trung Quốc (nội địa), tiếp đến là khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

=> Liên hệ đặc điểm khí hậu của các khu vực này.

Lời giải chi tiết :

Các khu vực thưa dân nhất ở châu Á là Bắc Á, phía Tây Trung Quốc (nội địa), tiếp đến là khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Đây là những khu vực có khí hậu khắc nghiệt: quá nóng hoặc quá lạnh làm cho hoạt động sống của con người khó khăn hơn.

Ví dụ: Vùng Tây Nam Á và Trung Á, vùng nội địa có khí hậu khô hạn, xuất hiện nhiều hoang mạc, ban ngày nhiệt độ lên tới trên 400C, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn; ngược lại khu vực Bắc Á có khí hậu lạnh giá, mùa đông đóng băng, nhiệt độ hạ thấp âm hàng chục oC, đời sống vô cùng khó khăn.

Câu 4 :

Đặc điểm vị trí địa lí châu Á

  • A

    Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

  • B

    Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

  • C

    Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

  • D

    Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm vị trí địa lí châu Á:

- Phần lục địa châu Á nằm ở bán cầu bắc và phần hải đảo kéo dài xuống bán cầu nam (100N).

=> nhận xét C. nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc không đúng.

- Là một bộ phận của lục địa Á – Âu. => nhận xét A đúng.

- Tiếp giáp 3 đại dương lớn (Thái Bình Dương, Ấn Độ Tây Dương và Bắc Băng Dương), không giáp Đại Tây Dương. => nhận xét B. tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương không đúng.

- Phía Tây giáp châu Âu và châu Phi, không tiếp giáp châu Mĩ => nhận xét D. phía tây giáp châu Mĩ không đúng.

=> Loại đáp án B, C, D. Đáp án A đúng

Câu 5 :

Quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ 2 thế giới hiện nay là:

  • A

    Nhật Bản

  • B

    Pháp.

  • C

    Đức

  • D

    Trung Quốc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ 2 thế giới hiện nay là Nhật Bản (sau Hoa Kì).

Câu 6 :

Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?

  • A

    Đồng bằng ven biển.

  • B

    Cao nguyên badan.

  • C

    Sơn nguyên đá vôi.

  • D

    Bán bình nguyên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ khu vực địa hình có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, giao thông đi lại...

Lời giải chi tiết :

Dân cư châu Á tập trung đông dúc nhất ở khu vực đồng bằng ven biển rộng lớn: đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, các khu vực đồng bằng ven biển phía đông thuộc Đông Nam Á. Vùng đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào...thuận lợi cho sinh sống, phát triển kinh tế.

Câu 7 :

Khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao do

  • A

    có vùng núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ.

  • B

    nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • C

    nằm trong đới khí hậu ôn đới.

  • D

    có sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cảnh quan núi cao hình thành trên dãy núi có độ cao lớn trên 2600m, do sự  phân hóa khí hậu theo độ cao.

Lời giải chi tiết :

Khu vực Nam Á có dãy Hi-ma-lay-a cao đồ sộ, độ cao trung bình trên 3000m.

=> Do đó hình thành kiểu cảnh quan núi cao, ở độ cao 4500m trở lên có băng tuyết vĩnh cửu bao phủ.

Câu 8 :

Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Ấn Hằng

  • A

    nhỏ, hẹp, bị cắt xẻ mạnh.

  • B

    rộng lớn và bằng phẳng.

  • C

    kéo dài hơn 3000km.

  • D

    do phù sa sông Ấn, sông Hằng bồi đắp.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm đồng bằng Ấn – Hằng.

Lời giải chi tiết :

Đồng bằng Ấn  - Hằng hình thành do phù sa của hệ thống sông Ấn – Hằng bồi đắp nên. Đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến vịnh Ben-gan, dài hơn 3000km với bề rộng từ 250 – 350 km.

=> Nhận xét B, C, D đúng. Nhận xét A, đồng bằng nhỏ hẹp và cắt xẻ mạnh là không đúng

Câu 9 :

Tây Nam Á không tiếp giáp châu lục nào sau đây?

  • A

    châu Á.

  • B

    châu Âu.

  • C

    châu Mĩ.

  • D

    châu Phi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tây Nam Á có vị trí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi.

=> Tây Nam Á không tiếp giáp châu  Mĩ

Câu 10 :

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì

  • A

    Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.

  • B

    Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.

  • C

    Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • D

    Là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối giữa hai châu lục và có nền kinh tế phát triển năng động.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương  Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vị trí cầu nối hai châu lục (châu Á và châu Đại Dương.) và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng => Vì vậy Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng.

Câu 11 :

Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào

  • A

    tài nguyên thiên nhiên giàu có

  • B

    ứng dụng trình độ khoa – học kĩ thuật cao.

  • C

    phát triển nông nghiệp.

  • D

    nguồn lao động dồi dào.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên giàu có (dầu khí). Tuy nhiên do chủ yếu phát triển nhờ sự đầu tư của các nước phương Tây nên trình độ kinh tế - xã hội chưa cao.

Câu 12 :

Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở

  • A

    vùng nội địa và Tây Nam Á.

  • B

    khu vực Đông Á.

  • C

    khu vực Đông Nam Á.

  • D

    khu vực Nam Á.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khu vực nội địa và Tây Nam Á có khí hậu khô lạnh vào mùa đông và mùa hạ khô nóng, độ ẩm không khí thấp, mưa ít => do vậy phổ biến cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 13 :

Đặc điểm nào thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?

  • A

    Tiếp giáp hai châu lục.

  • B

    Tiếp giáp ba đại dương rộng lớn.

  • C

    Lãnh thổ có dạng hình khối.

  • D

    Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lãnh thổ châu Á là một vùng rộng lớn, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

Câu 14 :

Đặc điểm dân cư Nam Á là

  • A

    đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á

  • B

    đông dân thứ nhất châu Á, mật độ thứ 2 châu Á.

  • C

    đông dân thứ 3 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á.

  • D

    đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ 3 châu Á.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 Đặc điểm dân cư Nam Á là đông dân thứ 2 châu Á, mật độ dân số cao nhất châu Á.

Câu 15 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến một số đới khí hậu châu Á phân chia thành nhiều kiểu khác nhau?

  • A

    Lãnh thổ rộng lớn.

  • B

    Ảnh hưởng của bức chắn địa hình.

  • C

    Địa hình núi cao.

  • D

    Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa các kiều khí hậu của một khu vực.

Lời giải chi tiết :

Một số đới, khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau, nguyên nhân là do:

- Lãnh thổ rộng lớn, vị trí nằm sâu trong lục địa, kết hợp với các dãy núi và sơn nguyên cao nguyên ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.

Ví dụ: Vùng trung tâm châu Á có vị trí nằm sâu trong nội địa, cách xa đại dương, mặt khác do ảnh hưởng của bức chắn địa hình dãy Himaylaya  cao đồ sộ ngăn cản ảnh hưởng của gió từ biển vào nên khí hậu khô hạn, hình thành nhiều sa mạc.

- Mặt khác, trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

Ví dụ: trên sơn nguyên Tây Tạng với độ cao trung bình  trên 4500m -> hình thành kiểu núi cao.

=> Loại các đáp án A, B, C                                         

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa các kiểu khí hậu ở châu Á.

Câu 16 :

“Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực

  • A

    nông nghiệp.

  • B

    công nghiệp.

  • C

    dịch vụ.

  • D

    du lịch.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực nông nghiệp ở Ấn Độ

Câu 17 :

Khu vực phía Tây Trung Quốc có khí hậu khô hạn quanh năm do

  • A

    sự thống trị của các khối áp cao cận chí tuyến.

  • B

    địa hình núi cao khó gây mưa.

  • C

    đón gió mùa tây bắc khô lạnh.

  • D

    vị trí nằm sâu trong lục địa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm lãnh thổ của khu vực phía tây.

Lời giải chi tiết :

Khu vực phía tây có vị trí nằm sâu trong lục địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được nên khí hậu quanh năm khô hạn, lượng mưa rất thấp.

Câu 18 :

Tây Nam Á không tiếp giáp với biển

  • A

    Địa Trung Hải.

  • B

    A-rap.

  • C

    Ca-xpi.

  • D

    Gia-va.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều biển kín: biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A-rap, biển Ca-xpi.

=> Tây Nam Á không tiếp giáp với biển Gia-va (biển Gia-va thuộc khu vực Đông Nam Á)

Câu 19 :

Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây?

  • A

    Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

  • B

    Trung Quốc, Việt Nam, Mi-an-ma.

  • C

    Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia.

  • D

    Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 20 :

Đâu không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước châu Á thời Cổ đại?

  • A

    Hàng dệt may (vải, tơ lụa, thảm len, vải bông).

  • B

    Đồ gốm, sứ, thủy tinh, kim loại.

  • C

    Máy móc, thiết bị điện tử.

  • D

    Thuốc súng, vũ khí, la bàn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã trao đổi với nhau nhiều mặt hàng có giá trị như vải lụa,tơ lụa, đồ gốm sứ, đồ thủy tinh, công cụ sản xuất bằng kim loại, vũ khí, la bàn, thuốc súng….

Máy móc, thiết bị điện tử không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước thời kì này.

Câu 21 :

Các sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào?

  • A

    Bắc Băng Dương.

  • B

    Thái Bình Dương.

  • C

    Đại Tây Dương.

  • D

    Ấn Độ Dương.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các sông lớn ở Đông Á xuất phát từ sơn nguyên Tây Tạng, đổ vào Thái Bình Dương.

Ví dụ: sông Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua.

Câu 22 :

Trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản, không có ngành nào?

  • A

    Chế tạo ô tô, tàu biển

  • B

    Điện tử - tin học

  • C

    Khai thác khoáng sản.

  • D

    Sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản gồm: chế tạo ô tô, tàu biển; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng.

Khai thác khoáng sản không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản.      

Câu 23 :

Ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các nước châu Á là

  • A

    công nghiệp khai khoáng.

  • B

    công nghiệp luyện kim.

  • C

    công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

  • D

    công nghiệp điện tử.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước châu Á.

Câu 24 :

Khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là

  • A

    bị chia cắt mạnh mẽ và phức tạp.

  • B

    gồm các khối núi và cao nguyên đồ sộ.

  • C

    vùng núi cao tuyết bao phủ trắng xóa quanh năm.

  • D

    chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ dạng địa hình chủ yếu ở châu Á

Lời giải chi tiết :

Địa hình châu Á gồm nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ kết hợp các đồng bằng nằm xen kẽ làm cho địa hình bị chia cát phức tạp. Đây là khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á, làm cản trở hoạt động giao lưu trao đổi giữa các vùng, lãnh thổ, các quốc gia.

Câu 25 :

Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước

  • A

    công nghiệp mới

  • B

    công nghiệp phát triển.

  • C

    đang phát triển.

  • D

    kém phát triển.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Việt Nam là quốc gia có ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế và giữa vai trò quan trọng.

Lời giải chi tiết :

Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, đến nay trong cơ cấu nền kinh tế nước ta ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng (mặc dù tỉ trọng nông nghiệp đang có xu hướng  giảm).

=> Như vậy, Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển.

Câu 26 :

Ấn Độ, Trung Quốc là những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhưng sản lượng lương thực xuất khẩu rất ít. Nguyên nhân do

  • A

    chất lượng nông sản còn thấp.

  • B

    chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi trong nước.

  • C

    đây là hai nước đông dân nhất thế giới.

  • D

    nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ đặc điểm dân cư – xã hội của hai quốc gia này.

Lời giải chi tiết :

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới, nhu cầu lương thực cho người dân ở các quốc gia này rất lớn. Do vậy sản lương thực sản xuất ra chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Câu 27 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc của Nam Á là

  • A

    khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

  • B

    có nhiều thiên tai động đất, núi lửa.

  • C

    tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

  • D

    địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ  đến sự phân hóa lương mưa ở khu vực Nam Á.

Lời giải chi tiết :

Vùng Tây Bắc của Nam Á có vị trí khuất gió (không đón gió mùa tây nam từ biển vào) nên có l mưa rất thấp (đươi 250mm/năm) khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, nơi đây hình thành hoang mạc lớn là hoang mạc Tha.

=> Điều kiện khí hậu khô hạn và khắc nghiệt khiến Tây Bắc trở thành nơi có dân cư phân bố rất thưa thớt.

Câu 28 :

Đâu không phải là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc?

  • A

    Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

  • B

    Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

  • C

    Dân cư và lao động dồi dào.

  • D

    Diện tích lãnh thổ rộng lớn hàng đầu thế giới.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế chủ yếu do nhân tố kinh tế - xã hội quyết định, ngoài ra một số tài nguyên có trữ lượng lớn cũng là sơ cở để khai thác và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên.

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào các nhân tố kinh tế - xã hội như chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế, dân cư và nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn; ngoài ra còn dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có (khoáng sản than, sắt, nguồn thủy năng dồi dào….)

Diện tích lãnh thổ rộng lớn không phải là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Câu 29 :

Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì

  • A

    Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • B

    Có nhiều kiểu, dạng địa hình.

  • C

    Nằm trong vành đai sinh khoáng.

  • D

    Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Liên hệ vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết :

Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng, với nhiều mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh, đặc biệt là mỏ nội sinh được hình thành do các vận động tạo núi => Cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển công nghiệp.

Câu 30 :

Vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ô – bi xảy ra lũ lớn do

  • A

    mưa lớn tập trung vào mùa xuân.

  • B

    phần phía nam của dòng sông có băng tan trước.

  • C

    dòng nước bị chặn lại để phát triển thủy điện.

  • D

    địa hình vùng hạ lưu thấp trũng khó thoát nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ các khu vực khí hậu mà sông Ô-bi chảy qua.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng lũ lớn xảy ra vào mùa xuân ở vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi do: Sông Ô-bi có hướng chảy từ Nam lên Bắc, vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp nên dòng sông bị đóng băng, mùa xuân nhiệt độ tăng cao hơn -> băng bắt đầu tan ra.

+ Phần thượng lưu ở phía nam (vĩ độ thấp) có mùa xuân đến sớm hơn nên băng tan trước, nước chảy dồn xuống vùng trung và hạ lưu ở phía bắc.

+ Phía bắc (vùng trung và hạ lưu) ở vĩ độ cao, nhiệt độ chưa tăng cao nên nước vẫn đóng băng, nước từ thượng nguồn dồn về không thoát được ra biển, tràn xa xung gây nên lũ lớn gọi là hiện tượng lũ băng.

close