Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 3

Tải về

Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo A. Các mùa.B. Độ cao

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

A. Các mùa.

B. Độ cao

C. Vĩ độ.

D. Kinh độ.

Câu 2: Nhân tố đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất là

A. Khí hậu.

B. Con người.

C. Đá mẹ.

D. Thời gian.

Câu 3: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. Nội lực.

B. Lực Côriôlit.

C. Ngoại lực.

D. Lực hấp dẫn.

Câu 4: Sự hình thành dãy núi Con Voi ở Việt Nam là kết qủa của hiện tượng nào sau đây?

A. Đứt gãy.

B. Nâng lên.

C. Hạ xuống.

D. Uốn nếp.

Câu 5: Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí là

A. Ôxi.

B. Nitơ.

C. Hơi nước.

D. Cacbonic.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.

B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.

C. Dao động thủy triểu nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

D. Dao động thủy triều lớn nhất vào ngày không trăng.

Câu 7: Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. Thực vật.

B. Nước ngầm.

C. Chế độ mưa.

D. Địa hình.

Câu 8: Loại đất thích hợp để trồng cây lúa nước là

A. Đất feralit.

B. Đất đỏ badan.

C. Đất phù sa.

D. Đất đen, xám.

Câu 9: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là

A. Gia tăng dân số có kế hoạch.

B. Động lực phát triển dân số.

C. Gia tăng cơ học trên thế giới.

D. Số dân ở cừng thời điểm đó.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?

A. Tính chất mặt đệm.

B. Độ che phủ thực vật.

C. Độ lớn góc nhập xạ.

D. Thời gian chiếu sáng.

Câu 11: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở

A. Cực.

B. Xích đạo.

C. Chí tuyến.

D. Vòng cực.

Câu 12: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng

A. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

B. Sự luận phiên ngày đêm trên Trái Đất.

C. Lệch hướng chuyển động của các vật thể.

D. Khác nhau giữa các mùa trong một năm.

Câu 13: Giờ mặt trời còn được gọi là giờ

A. Địa phương.

B. GMT.

C. Múi.

D. Khu vực.

Câu 14: Khu du lịch Bà Nà hill ở Đà Nẵng là biểu hiện của quy luật nào sau đây?

A. Quy luật địa ô.

B. Quy luật phi địa đới.

C. Quy luật địa đới.

D. Quy luật đai cao.

Câu 15: Nhân tố khiến cho tỉ suất sinh cao là

A. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên.

B. Phong tục tập quán lạc hậu.

C. Chính sách dân số hiệu quả.

D. Đời sống ngày càng nâng cao.

Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Trình bày một số nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa.(2,0 điểm)

b. Vì sao xích đạo là nơi mưa nhiều nhất? (1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu:

Cơ cấu phân bố dân cư trên thế giới năm 1950 và 2019.

                                                                                                         (Đơn vị:%)

                                                                   (Nguồn: Dân số .org năm 2019)

a. Hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu phân bố dân cư giữa các châu lục trên thế giới.

b. Nhận xét sự thay đổi tỷ trọng phân bố dân cư trên thế giới.

c. Giải thích sự thay đổi tỷ trọng phân bố dân cư châu Á.

------- Hết --------

Đáp án

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

A. Các mùa.

B. Độ cao

C. Vĩ độ.

D. Kinh độ.

Phương pháp

Xác định các nội dung kiến thức của khái niệm quy luật địa ô

Lời giải

Quy luật địa ô là sự phân hóa theo kinh độ của các thành phần tự nhiên tùy theo mức độ xa bờ đại dương tới trung tâm lực địa

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 2: Nhân tố đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành đất là

A. Khí hậu.

B. Con người.

C. Đá mẹ.

D. Thời gian.

Phương pháp

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất.

Chú ý từ khóa “vai trò trực tiếp” trong yêu cầu đề bài.

Lời giải

Khí hậu có vai trò quan trọng và trực tiếp tới quá trình hình thành đất, tác động tới sự phát triển của các nhân tố khác như đá mẹ, sinh vật, địa hình. Hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu có tác động mạnh nhất tới quá trình phong hóa đá và hình thành đất.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 3: Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. Nội lực.

B. Lực Côriôlit.

C. Ngoại lực.

D. Lực hấp dẫn.

Phương pháp

Xác định nguồn gốc sinh ra các lực được đề cập trong đáp án.

Chú ý từ khóa “bên trong Trái Đất” của yêu cầu đề bài.

Lời giải

Xác định nguồn gốc sinh ra các lực

Lực Côriôlit được hình thành do chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Nội lực là lực sinh ra trong lòng đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

Ngoại lực là lực diễn ra bên ngoài Trái Đất như tác động của gió, mưa, sóng biển, nước chảy, băng, sinh vật và con người.

Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 4: Sự hình thành dãy núi Con Voi ở Việt Nam là kết qủa của hiện tượng nào sau đây?

A. Đứt gãy.

B. Nâng lên.

C. Hạ xuống.

D. Uốn nếp.

Phương pháp

Liên hệ mở rộng tác động của vận động theo phương nằm ngang

Lời giải

Dãy núi Con Voi ở Việt Nam hình thành do hoạt động đứt gãy sâu trong vỏ Trái Đất dọc theo đứt gãy sông Hồng. Đây là một trong những kết quả của quá trình nâng lên và sụt lún của địa hình dưới tác động của các hoạt động kiến tạo. Dãy núi này nằm ở phía tây nam đồng bằng sông Hồng, thuộc tỉnh Lào Cai, và có cấu trúc địa chất phức tạp.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 5: Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí là

A. Ôxi.

B. Nitơ.

C. Hơi nước.

D. Cacbonic.

Phương pháp

Xác định thành phần của không khí

Lời giải

Thành phần không khí bao gồm khí Nitơ (chiếm 78,1%), khí Ôxi (chiếm 20,9%) và các chất khí khác (hơi nước, Cacbonic,...) , ngoài ra còn bụi và các tạp chất khác.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.

B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.

C. Dao động thủy triểu nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

D. Dao động thủy triều lớn nhất vào ngày không trăng.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về thủy triều.

Chú ý từ khóa “không đúng”, “dao động của thủy triều” trong yếu cầu đề bài.

Lời giải

Phân tích các phương án để chọn ra đáp án đúng

Đáp án A: Sai vì đúng với khải niệm thủy triều, dao động thủy triều xảy ra do sự tác động của lực hấp dẫn giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời, làm các khối nước biển và đại dương dao động lên xuống.

Đáp án B: Sai vì đúng với khái niệm thủy triều, thủy triều xảy ra ở tất cả các vùng biển và đại dương trên Trái Đất, mặc dù mức độ dao động có thể khác nhau tùy thuộc vào địa hình, độ sâu và vị trí.

Đáp án C: Đúng vì sai tính chất thủy triều dao động thủy triều nhỏ nhất (hay còn gọi là "thủy triều kém") xảy ra vào ngày trăng khuyết (đầu và cuối tháng âm lịch), khi lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời vuông góc nhau, làm giảm tác động tổng hợp.

Đáp án D: Sai vì đúng với tính chất của thủy triều, vào ngày không trăng (mùng 1 âm lịch) và ngày trăng tròn (rằm) là khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng, lực hấp dẫn tổng hợp của Mặt Trời và Mặt Trăng lớn nhất, tạo ra thủy triều cường (dao động lớn nhất).

Đáp án cần chọn là đáp án C

Câu 7: Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là

A. Thực vật.

B. Nước ngầm.

C. Chế độ mưa.

D. Địa hình.

Phương pháp

Xác định chế độ nước sông ở miền khí hậu nóng và nhân tố tác động đến chế độ nước sông ở khu vực này.

Lời giải

Chế độ nước sông ở miền khí hậu nóng có sự phân hóa theo mùa. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ở miền khí hậu nóng là nước mưa, mùa mưa có lượng mưa lớn nước sông dâng cao, mùa khô mưa ít nước sông cạn.

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 8: Loại đất thích hợp để trồng cây lúa nước là

A. Đất feralit.

B. Đất đỏ badan.

C. Đất phù sa.

D. Đất đen, xám.

Phương pháp

Xác định đặc điểm của các loại đất từ được nhắc đến trong yêu cầu đề bài, từ đó chỉ ra loại cây thích hợp trồng trên các loại đất đó.

Lời giải

Đất feralit: hình thành ở vùng nhiệt đới ẩm, giàu sắt và nhôm, màu đỏ vàng, thường chua và nghèo chất dinh dưỡng dễ tiêu. Thích hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, chè, điều, và các loại cây chịu chua.

 Đất đỏ badan: có màu đỏ sẫm, giàu khoáng chất và mùn, thoát nước tốt, có độ phì nhiêu cao, thường phân bố ở vùng núi lửa cũ. Thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè.

Đất phù sa: đất trẻ, giàu dinh dưỡng, thường phân bố ở đồng bằng, thích hợp cho cây lúa nước

Đất đen, xám: phân bố ở các vùng bán khô hạn hoặc đồi thấp, giàu chất hữu cơ nhưng nghèo đạm và lân. Thích hợp: Cây công nghiệp ngắn ngày, lạc, mía, sắn.

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 9: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là

A. Gia tăng dân số có kế hoạch.

B. Động lực phát triển dân số.

C. Gia tăng cơ học trên thế giới.

D. Số dân ở cừng thời điểm đó.

Phương pháp

Nhớ lại đặc điểm của tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

Lời giải

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, được coi là động lực phát triển dân số.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây không có tác động nhiều đến sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?

A. Tính chất mặt đệm.

B. Độ che phủ thực vật.

C. Độ lớn góc nhập xạ.

D. Thời gian chiếu sáng.

Phương pháp

Xác định các nhân tố tác động đến sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất.

Chú ý từ khóa “không”, “tác động nhiều”, “sự phân bố nhiệt độ” trong yêu cầu đề bài.

Lời giải

Đáp án A: Sai vì tính chất mặt đệm (lục địa, đại dương, băng tuyết, rừng...) ảnh hưởng lớn đến sự hấp thụ và phản xạ bức xạ Mặt Trời, từ đó tác động trực tiếp đến nhiệt độ.

Đáp án B: Đúng vì độ che phủ thực vật chỉ tác động cục bộ đến nhiệt độ ở phạm vi hẹp (ví dụ: làm mát ở vùng rừng rậm hoặc gia tăng nhiệt độ ở vùng đất trống). Tuy nhiên, tác động của nó không đáng kể so với các yếu tố như góc nhập xạ hay thời gian chiếu sáng trên quy mô toàn cầu.

Đáp án C: Sai vì góc nhập xạ quyết định lượng bức xạ Mặt Trời mà bề mặt Trái Đất nhận được, là nhân tố chính chi phối sự phân bố nhiệt độ từ xích đạo đến cực.

Đáp án D: Sai vì thời gian chiếu sáng thay đổi theo vĩ độ và mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nhiệt tích lũy tại một khu vực.

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Câu 11: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở

A. Cực.

B. Xích đạo.

C. Chí tuyến.

D. Vòng cực.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức kiến độ không khí phân bố theo vĩ độ địa lý và theo sự phân bố lục địa, đại dương

Lời giải

Phân tích từng phương án để chọn ra đáp án đúng:

Đáp án A: Sai vì vùng cực có nhiệt độ trung bình năm nhỏ nhất

Đáp án B: Sai vì Xích Đạo tuy có nhiệt độ trung bình năm cao (24,50C) nhưng không phải khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất do Xích Đạo có lượng mưa lớn.

Đáp án C: Đúng vì Chí Tuyến là khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất (250C) do khu vực này nhận được lượng nhiệt lớn, bề mặt đệm chủ yếu là lục địa (lục địa hấp thụ và tỏa nhiệt tốt hơn đại dương).

Đáp án D: Sai vì Vòng cực có nhiệt độ trung bình năm thấp (-0,60C).

Đáp án cần chọn là đáp án C.

Câu 12: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng

A. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

B. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

C. Lệch hướng chuyển động của các vật thể.

D. Khác nhau giữa các mùa trong một năm.

Phương pháp

Xác định hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Chú ý từ khóa “không” trong yêu cầu đề bài.

Lời giải

Chuyển dộng tự quay quanh trục của Trái Đất là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng: Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

Chuyển động của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mùa trong năm.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 13: Giờ mặt trời còn được gọi là giờ

A. Địa phương.

B. GMT.

C. Múi.

D. Khu vực.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức giờ trên Trái Đất từ đó xác định tên gọi khác của giờ mặt trời.

Lời giải

Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương hay giờ mặt trời.

Đáp án cần chọn là đáp án A.

Câu 14: Khu du lịch Bà Nà hill ở Đà Nẵng là biểu hiện của quy luật nào sau đây?

A. Quy luật địa ô.

B. Quy luật phi địa đới.

C. Quy luật địa đới.

D. Quy luật đai cao.

Phương pháp

Phân biệt được các quy luật: địa đới, phi địa đới, địa ô và đai cao.

Xác định khu du lịch Bà Na hill ở Đà Nẵng nằm ở khu vực núi cao 1487m so với mực nước biển

Lời giải

Khu du lịch Bà Nà hill được ví von như “Đà Lạt của miền Trung” với khí hậu mát mẻ do khu vực này nằm trên khu vực núi cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình 100m giảm 0,60C. Biểu hiện trên tuân theo quy luật đai cao.

Đáp án cần chọn là đáp án D.

Câu 15: Nhân tố khiến cho tỉ suất sinh cao là

A. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên.

B. Phong tục tập quán lạc hậu.

C. Chính sách dân số hiệu quả.

D. Đời sống ngày càng nâng cao.

Phương pháp

Xác định các nhận tố tác động đến tỉ suất sinh.

Chú ý từ khóa “tỉ suất sinh cao” trong yếu cầu của đề bài.

Lời giải

Phân tích các phương án để chọn ra đáp án đúng:

Đáp án A: Sai vì chiến tranh và thiên tai tự nhiên khiến tỉ suất sinh giảm, tỉ suất từ tăng.

Đáp án B: Đúng vì phong tục tập quán lạc hậu dẫn đến tỉ suất sinh cao.

Đáp án C: Sai vì chính sách dân số hiệu quả (ví dụ chính sách kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam, Trung Quốc) giúp điều chỉnh lại tỉ suất sinh dựa trên yều cầu của quốc gia.

Đáp án D: Sai vì đời sống ngày càng nâng cao khiến tỉ suất sinh giảm (do người dân ngày càng có ý thức), tỉ suất tử giảm (y tế phát triển, đời sống thoải mái hiện đại khiến tuổi thọ tăng).

Đáp án cần chọn là đáp án B.

Phần tự luận

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close