Đề thi học kì 1 Địa lí 10 - Đề số 1

Tải về

Nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí? A. Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng. B. Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc nhỏ hơn bán cầu Nam

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần trắc nghiệm (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1: Cho bảng số liệu:

Sự thay đối của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí trên Trái Đất (°C)

Nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí?

A.  Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.

B.  Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc nhỏ hơn bán cầu Nam.

C.  Biên độ nhiệt năm ở vĩ độ thấp lớn hơn ở vĩ độ cao.

D.  Càng về ở xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.

Câu 2:  Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng mưa là

A.  khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng.

B.  khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

C.  khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi.

D.  khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật.

Câu 3:  Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là

A.  nhiều thung lũng.

B.  tạo địa hình dốc.

C.  điều tiết dòng chảy.

D.  giảm số phụ lưu sông.

Câu 4:  Biện pháp chủ yếu nhất để làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi là?

A.  Đắp đập ngăn chặn dòng chảy.

B.  Thường xuyên nạo vét lòng sông.

C.  Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện.

D.  Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

Câu 5:  Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả của vận động nào sau đây?

A.  Nằm ngang.

B.  Thẳng đứng.

C.  Nâng lên.

D.  Hạ xuống.

Câu 6:  Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?

A.  Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

B.  Góp phần làm phá huỷ đá.

C.  Phân giải, tổng hợp chất mùn.

D.  Cung cấp vật chất hữu cơ.

Câu 7:  Theo quy ước, nếu đi từ đông sang tây qua kinh tuyến 1800 thì

A.  tăng thêm một ngày lịch.

B.  lùi lại hai ngày lịch.

C.  lùi lại một ngày lịch.

D.  tăng thêm hai ngày lịch.

Câu 8:  Tính chất của gió Tây ôn đới là

A.  nóng ẩm.

B.  ẩm.

C.  lạnh khô.

D.  khô.

Câu 9:  Giới hạn dưới của sinh quyển là

A.  độ sâu 11km đáy đại dương.

B.  đáy đại dương và đáy của lớp vỏ phong hoá.

C.  giới hạn dưới của vỏ lục địa.

D.  giới hạn dưới của lớp vỏ Trái đất.

Câu 10:  Khi ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào thì dao động của thủy triều nhỏ nhất?

A.  Đối xứng.

B.  Vuông góc.

C.  Vòng cung.

D.  Thẳng hàng.

Câu 11:  Ở đồng bằng, tầng đất thường

A.  bạc màu, ít chất dinh dưỡng.

B.  dày do bồi tụ.

C.  dày, giàu chất dinh dưỡng.

D.  mỏng, dễ xói mòn.

Câu 12:  Ngoại lực có nguồn gốc từ

A.  bên trong Trái Đất.

B.  nhân của Trái Đất.

C.  lực hút của Trái Đất.

D.  bức xạ của Mặt Trời.

Câu 13:  Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A.  toàn ngày hoặc đêm.

B.  đêm dài hơn ngày.

C.  ngày dài hơn đêm.

D.  ngày đêm bằng nhau.

Câu 14:  Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do

A.  Trái Đất tự chuyển động tự quay quanh trục.

B.  Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục và nghiêng theo phương cố định.

C.  Trái Đất tự chuyển động quay quanh Mặt Trời.

D.  trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời.

Câu 15:  Phát biểu nào sau đây không phải ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A.  Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm.

B.  Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

C.  Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.

D.  Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.

Phần tự luận (5 điểm)

Bài 1. (3 điểm) Cho bảng số liệu:

Lưu lượng nước trung bình của sông Đà Rằng (qua trạm Củng Sơn)

(Đơn vị: m3/s)

a. Tính lưu lượng nước trung bình tháng của sông Đà Rằng.

b. Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình các tháng của sông Đà Rằng.

c. Nhận xét mùa lũ, mùa cạn (mùa lũ vào tháng nào, mùa cạn vào tháng nào), và giải thích nguyên nhân.

Bài 2. (2 điểm) Phân tích nhân tố địa hình, sinh vật ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên trái Đất.

Đáp án

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

Phần trắc nghiệm


Câu 1: Cho bảng số liệu:

Sự thay đối của biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí trên Trái Đất (°C)

Nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ địa lí?

    A.  Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.

    B.  Biên độ nhiệt năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc nhỏ hơn bán cầu Nam.

    C.  Biên độ nhiệt năm ở vĩ độ thấp lớn hơn ở vĩ độ cao.

    D.  Càng về ở xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng tăng.

Phương pháp

- Biên độ nhiệt độ năm là chênh lệch nhiệt độ giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm.

- Quan sát sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở từng vĩ độ.

- So sánh biên độ nhiệt giữa các vĩ độ và giữa hai bán cầu.

- Dựa trên số liệu và quy luật thay đổi, xác định đáp án phù hợp.

Lời giải

Phân tích từng đáp án để nhận định đúng sai:

Đáp án A đúng: Ở cả hai bán cầu, càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt độ năm càng lớn;

Đáp án B sai: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ bán cầu Bắc lớn hơn bán cầu Nam;

Đáp án C sai: Biên độ nhiệt độ năm ở vĩ độ thấp nhỏ hơn ở vĩ độ cao;

Đáp án D sai: Càng về xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng giảm.

Đáp án đúng là đáp án A.

Câu 2:  Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lượng mưa là

A.  khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng.

B.  khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

C.  khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi.

D.  khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật.

Phương pháp

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

Lời giải

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa bao gồm khí áp, gió, dòng biển, địa hình.

Đáp án đúng là đáp án B.

Câu 3:  Ý nghĩa của hồ đầm đối với sông là

A.  nhiều thung lũng.

B.  tạo địa hình dốc.

C.  điều tiết dòng chảy.

D.  giảm số phụ lưu sông.

Phương pháp

Xác định vai trò của hồ đầm đối với sông.

Lời giải

Hồ đầm có tác dụng điều tiết dòng chảy. Vào mùa mưa, hồ đầm hoạt động như một bể chứa nước tự nhiên, giữ lại lượng nước mưa lớn khi xảy ra mưa nhiều hoặc lũ lụt, giúp giảm nguy cơ ngập úng ở hạ lưu. Vào mùa khô, hồ đầm giải phóng lượng nước đã tích trữ, đảm bảo duy trì dòng chảy ở mức ổn định, tránh tình trạng cạn kiệt nước từ đó đảm bảo hệ sinh thái sông và nhu cầu nước của con người (sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp).

Đáp án đúng là đáp án C.

Câu 4:  Biện pháp chủ yếu nhất để làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi là?

A.  Đắp đập ngăn chặn dòng chảy.

B.  Thường xuyên nạo vét lòng sông.

C.  Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện.

D.  Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

Phương pháp

Đánh giá các biện pháp làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi, từ đó xác định biện pháp chủ yếu nhất.

Phân tích đặc điểm lũ ở miền núi thường xảy ra nhanh, mạnh và nguy hiểm do: địa hình dốc, dòng chảy xiết; rừng bị phá hủy làm tăng tốc độ dòng chảy và giảm khả năng thấm nước của đất. Vì vậy, các biện pháp ngăn lũ phải tập trung vào kiểm soát dòng chảy và tăng khả năng giữ nước của đất.

Lời giải

Phân tích từng đáp án để chọn phương án phù hợp:

Đáp án A không phù hợp làm biện pháp chủ yếu vì: đập chỉ có tác dụng cục bộ, không giảm được lũ toàn vùng. Đồng thời, xây đập lớn tốn kém và không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ là mất lớp phủ thực vật.

Đáp án B không hiệu quả với lũ miền núi vì: lòng sông nạo vét chỉ giúp tăng khả năng chứa nước tạm thời, không giảm tốc độ dòng chảy lũ. Lũ quét xảy ra chủ yếu trên bề mặt đất, không phụ thuộc vào lòng sông đã được nạo vét hay chưa.

Đáp án C không phải giải pháp chính vì: nhà máy thủy điện chỉ kiểm soát lũ ở hạ lưu sông, không ngăn được lũ đầu nguồn. Đồng thời, xây dựng thủy điện cũng có thể gây phá rừng, làm mất tác dụng phòng hộ tự nhiên.

Đáp án D là biện pháp chủ yếu nhất vì: rừng phòng hộ đầu nguồn giữ vai trò quan trọng trong ngăn chặn dòng chảy mặt, tăng khả năng thấm nước, giảm tốc độ dòng chảy.Đồng thời, rừng giúp giữ đất, chống xói mòn, giảm thiểu lượng nước lũ đổ về đột ngột, hạn chế lũ quét.

Đáp án đúng là đáp án D.

Câu 5:  Hiện tượng biển tiến, biển thoái là kết quả của vận động nào sau đây?

A.  Nằm ngang.

B.  Thẳng đứng.

C.  Nâng lên.

D.  Hạ xuống.

Phương pháp

Hiểu khái niệm hiện tượng biển tiến, biển thoái:

Biển tiến: Nước biển dâng lên, làm ngập phần đất liền ven biển.

Biển thoái: Nước biển rút xuống, làm lộ ra phần đất liền trước đó bị biển bao phủ.

Xác định các vận động kiến tạo của Trái Đất: vận động theo phương thắng đứng và vận động theo phương nằm ngang

Lời giải

Phân tích để để lựa chọn đáp án đúng:

Đáp án A: Sai vì vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất nén ép ở khu vực này tách dãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy, không gây biển tiến, biển thoái.

Đáp án B:  Đúng vì đây là dạng vận động chính làm thay đổi độ cao đất liền so với mực nước biển.

Đáp án C: Sai vì chỉ mô tả một nửa hiện tượng (liên quan đến biển thoái).

Đáp án D: Sai vì chỉ mô tả một nửa hiện tượng (liên quan đến biển tiến).

Đáp án đúng là đáp án B.

Câu 6:  Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?

A.  Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

B.  Góp phần làm phá huỷ đá.

C.  Phân giải, tổng hợp chất mùn.

D.  Cung cấp vật chất hữu cơ.

Phương pháp

Chú ý từ khóa “hình thành đất”, “thực vật”, “không”;

Xác định vai trò của thực vật trong quá trình hình thành đất từ đó chọn ra đáp án đúng.

Lời giải

Phân tích từng đáp án

Đáp án A: Sai vì đây là vai trò của thực vật, rễ cây giữ đất, hạn chế xói mòn do gió và nước.

Đáp án B:  Sai đây là vai trò của thực vật, rễ cây có thể đâm vào khe đá, tạo lực cơ học làm đá nứt vỡ; đồng thời, quá trình trao đổi chất của rễ cây cũng tạo ra axit hữu cơ làm phá hủy đá.

Đáp án C: Đúng vì phân giải và tổng hợp chất mùn là vai trò của vi sinh vật

Đáp án D: Sai vì sai đây là vai trò của thực vật, thực vật cung cấp lá, thân, cành rụng làm vật chất hữu cơ cho đất.

Đáp án đúng là đáp án C.

Câu 7:  Theo quy ước, nếu đi từ đông sang tây qua kinh tuyến 1800 thì

A.  tăng thêm một ngày lịch.

B.  lùi lại hai ngày lịch.

C.  lùi lại một ngày lịch.

D.  tăng thêm hai ngày lịch.

Phương pháp

Nhớ lại lý thuyết giờ trên Trái Đất

Xác định rõ yêu cầu đề bài: đi từ đông sang tây qua kinh tuyến 1800

Lời giải

Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 đi qua múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 1800 thì phải tăng một ngày lịch và ngược lại nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì phải giảm một ngày lịch.

Đáp án đúng là đáp án A.

Câu 8:  Tính chất của gió Tây ôn đới là

A.  nóng ẩm.

B.  ẩm.

C.  lạnh khô.

D.  khô.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về gió Tây ôn đới;

Xác định tính chất của loại gió này.

Lời giải

Phân tích từng phương án để chọn đáp án đúng

Đáp án A: Sai vì nóng ẩm là tính chất của gió mùa mùa hạ

Đáp án B: Đúng vì gió Tây ôn đới mang hơi ẩm khi thổi qua đại dương

Đáp án C: Sai vì lạnh khô là tính chất của gió Đông cực thổ từ áp cao Cực về áp thấp Ôn đới

Đáp án D: Sai vì gió Tây ôn đới mang theo độ ẩm, không phải loại gió khô

Đáp án đúng là đáp án B.

Câu 9:  Giới hạn dưới của sinh quyển là

A.  độ sâu 11km đáy đại dương.

B.  đáy đại dương và đáy của lớp vỏ phong hoá.

C.  giới hạn dưới của vỏ lục địa.

D.  giới hạn dưới của lớp vỏ Trái đất.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về sinh quyển: khái niệm, giới hạn của sinh quyển;

Xác định yêu cầu của để bài: giới hạn dưới của sinh quyển.

Lời giải

Phân tích từng phương án để lựa chọn đáp án đúng:

Đáp án A: Sai vì độ sâu 11km tương ứng với rãnh Mariana, nơi sự sống tồn tại rất hạn chế. Giới hạn dưới của sinh quyển thường không đạt đến độ sâu này.

Đáp án B: Đúng vì đây là giới hạn thấp nhất nơi sự sống có thể tồn tại trên Trái Đất.

Đáp án C: Sai vì giới hạn dưới của vỏ lục địa (đến hàng chục km) không liên quan đến nơi tồn tại của sự sống.

Đáp án D: Sai vì lớp vỏ Trái Đất kéo dài sâu hơn sinh quyển rất nhiều và không có sự sống.

Đáp án đúng là đáp án B.

Câu 10:  Khi ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào thì dao động của thủy triều nhỏ nhất?

A.  Đối xứng.

B.  Vuông góc.

C.  Vòng cung.

D.  Thẳng hàng.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức thủy triều;

Xác định rõ yêu cầu của đề bài: vị trí của ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất, dao động thủy triều nhỏ nhất

Lời giải

Khi ba thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm trên hai đường vuông góc, biên độ nước dâng nhỏ, gây ra triều kém

Đáp án đúng là đáp án B.

Câu 11:  Ở đồng bằng, tầng đất thường

A.  bạc màu, ít chất dinh dưỡng.

B.  dày do bồi tụ.

C.  dày, giàu chất dinh dưỡng.

D.  mỏng, dễ xói mòn.

Phương pháp

Lời giải

Phân tích từng phương án để chọn đáp án đúng:

Đáp án A: Sai, đất ở đồng bằng không bạc màu mà giàu dinh dưỡng.

Đáp án B: Sai, đất đồng bằng thường dày một phần nhờ quá trình bồi tụ của sông, bên cạnh đó còn có các nhân tố khác.

Đáp án C: Đúng, đất đồng bằng thường dày và giàu chất dinh dưỡng.

Đáp án D: Sai, đất ở đồng bằng không mỏng mà thường dày, ít xảy ra xói mòn.

Đáp án đúng là đáp án C.

Câu 12:  Ngoại lực có nguồn gốc từ

A.  bên trong Trái Đất.

B.  nhân của Trái Đất.

C.  lực hút của Trái Đất.

D.  bức xạ của Mặt Trời.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về ngoại lực

Lời giải

Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, sinh vật và con người. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

Đáp án đúng là đáp án D.

Câu 13:  Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A.  toàn ngày hoặc đêm.

B.  đêm dài hơn ngày.

C.  ngày dài hơn đêm.

D.  ngày đêm bằng nhau.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh mặt trời, hiện tượng ngày đêm dài ngắn tho mùa.

Xác định các từ khóa quan trọng trong đề bài: “mùa đông”, “bán cầu Bắc”.

Lời giải

Phân tích các phương án để chọn đáp án đúng:

Đáp án A: Sai vì hiện tượng toàn ngày hoặc đêm xảy ra ở phạm vi từ vòng cực đến cực ở cả 2 bán cầu.

Đáp án B: Đúng vì do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 660  33’, vào mùa đông (22/12-21/3) bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời, lượng bức xạ và thời gian chiếu sáng nhỏ hơn, vì vậy đêm dài hơn ngày.

Đáp án C: Sai vì vào mùa đông (22/12-21/3) bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời, lượng bức xạ và thời gian chiếu sáng nhỏ hơn, vì vậy ngày ngắn hơn đêm.

Đáp án D: Sai vì hiện tượng ngày đêm dài bằng nhau diễn ra ở khu vực Xích đạo.

Đáp án đúng là đáp án B.

Câu 14:  Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do

A.  Trái Đất tự chuyển động tự quay quanh trục.

B.  Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục và nghiêng theo phương cố định.

C.  Trái Đất tự chuyển động quay quanh Mặt Trời.

D.  trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời.

Phương pháp

Nhớ lại kiến thức về hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh mặt trời, hiện tượng mùa;

Xác định rõ yêu cầu của đề bài: nguyên nhân sinh ra mùa.

Lời giải

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 660  33’, làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian tiếp nhận ánh sáng mặt trời thay đổi trong năm.

Đáp án đúng là đáp án D.

Câu 15:  Phát biểu nào sau đây không phải ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A.  Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm.

B.  Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

C.  Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.

D.  Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.

Phương án

Xác định ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật;

Chú ý từ khóa: “không”.

Lời giải

Phân tích từng phương án để chọn phương án đúng

Đáp án A: Sai vì nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố khí hậu quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật.

Đáp án B: Sai vì mỗi loài cây có giới hạn nhiệt độ riêng để phát triển, điều này ảnh hưởng đến phân bố của chúng.

Đáp án C: Sai vì mặc dù độ phì của đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật, nhưng đây không phải là yếu tố khí hậu mà là yếu tố đất.

Đáp án D: Đúng vì ánh sáng không phải là yếu tố khí hậu mà là yếu tố tự nhiên bên ngoài, không trực tiếp thuộc khí hậu, mà là yếu tố hỗ trợ cho quá trình quang hợp của cây.

Đáp án đúng là đáp án D. 

Phần tự luận.

CÂU

ĐÁP ÁN

 

 

 

 

1

a. Tính lưu lượng nước trung bình tháng của sông Đà Rằng.

     - Lưu lượng nước trung bình tháng của sông Đà Rằng: 273m3/s

b.  - Vẽ biểu đồ đường (thiếu đơn vị, tháng – 0,25 đ)

c. - Nhận xét:

- Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12

- Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 

- Nguyên nhân: do lưu vực của sông Đà Rằng nằm trong khu vực có mưa vào thu - đông.

 

 

2

Nhân tố địa hình, sinh vật ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật trên trái Đất.

+ Địa hình:

- Độ cao: làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa Þ các vành đai sinh vật khác nhau.

- Độ dốc và hướng sườn: lượng nhiệt, ẩm và sự chiếu sáng khác nhau nên sinh vật phát triển khác nhau.

+ Sinh vật:

- Thực vật, động vật và vi sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong chuỗi thức ăn.

- Nguồn thức ăn phong phú sinh vật đa dạng.

- Nguồn thức ăn ít thì SV đơn điệu.

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close