Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 13Tải về Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. Đọc hiểu (6đ) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới: GỬI TỚI ĐẢO XA Trên bản đồ chỉ là những chấm xanh Mà thiêng liêng trong tim gợi nhớ Ơi đảo xa những đêm không ngủ Đảo quê hương, đảo của ta ơi Cờ đỏ tung bay rực rỡ giữa trùng khơi Bốn bề gió và sóng tung bọt trắng Ta nâng niu từng giọt mưa, giọt nắng Bình minh lên trên mảnh đất yêu thương Giữ bình yên cho cuộc sống hậu phương Như mắt biển kiêu hãnh trong giông bão Ước sớm lại được ra với đảo Ngắm giọt sương trên cành lá long lanh. (Theo Nguyễn Trọng Hoàn để lại, Nguyễn Trọng Hoàn, NXB Công an nhân dân, 2021, tr.252) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ cách luật B. Thơ tự do C. Thơ lục bát D. Thơ 7 chữ Câu 2. Từ “xanh” trong câu thơ đầu của bài thơ trên với từ “xanh” trong câu nào sau đây là từ đa nghĩa? A. “Trái khế còn xanh, hái ở vườn nhà Mẹ mang về nấu canh chua cá lóc” B. “Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh” C. “Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.” D. “Cánh hoa lan trắng ngần giữa vòm lá xanh non.” Câu 3. Từ nào sau đây trong bài thơ trên là từ mượn? A. long lanh B. nâng niu C. hậu phương D. cành lá Câu 4. Từ “đảo” trong câu văn “Họ đã đảo ngược tình thế của trận chiến đấu.” và từ “đảo” trong câu thơ “Ơi đảo xa những đêm không ngủ” là: A. từ đa nghĩa. B. từ trái nghĩa. C. từ láy. D. từ đồng âm.
Câu 5. Từ “mắt” trong “mắt biển” được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển C. Nghĩa ẩn dụ D. Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển Câu 6. Chỉ ra tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu thơ sau: Ơi đảo xa những đêm không ngủ Đảo quê hương, đảo của ta ơi A. Làm cho sự vật trở lên gần gũi, sinh động. B. Nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu thơ. C. Làm cho câu thơ sinh động gợi hình, gợi cảm. D. Làm câu thơ giàu nhịp điệu có hồn. Câu 7. Đâu không phải dấu hiệu hình thức giúp em nhận ra “Gửi tới đảo xa” là một văn bản thơ? A. Có hình thức cấu tạo đặc biệt, các câu được viết thành dòng, các dòng gộp thành các khổ. B. Các câu súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ hàm súc, có hiệp vần giữa các câu. C. Số chữ trong văn bản không nhiều, mỗi câu, mỗi dòng trung bình 7 – 10 chữ. D. Số chữ trong văn bản nhiều, câu văn dài. Câu 8. Trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ có những từ láy nào? A. thiêng liêng, tung bay, nâng niu B. bốn bề, nâng niu, bình minh C. rực rỡ, nâng niu D. rực rỡ, bốn bề, yêu thương Thực hiện yêu cầu Câu 9. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Câu 10. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta? Phần II. Làm văn Ông bà ta ngày xưa từng nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “Cuộc đời là những chuyến đi”.. Mỗi chuyến đi thường mang lại cho chúng ta những điều thú vị, những bài học hay. Em hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của mình -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Đáp án PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ Nhớ lại kiến thức về thể thơ Lời giải chi tiết: Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do → Đáp án: B
Phương pháp: Nhớ lại kiến thức về từ đa nghĩa Lời giải chi tiết: Từ “xanh” đa nghĩa là: Trái khế còn xanh, hái ở vườn nhà… “Xanh” chỉ màu sắc. “Xanh” chỉ mức độ đã ăn được một loại quả nào đó chưa. → Đáp án: A
Phương pháp: Đọc kĩ các đáp án Nhớ lại kiến thức về từ mượn Lời giải chi tiết: Từ mượn là: Hậu phương → Đáp án: C
Phương pháp: Căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích Lời giải chi tiết: - Từ “đảo” là từ đồng âm. + “Đảo” (Đảo ngược): thay đổi hoàn toàn. + Đảo (Hòn đảo): Đảo là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là lục địa; tuy vậy, không có kích thước chuẩn nào để phân biệt giữa đảo và lục địa. → Đáp án: D
Phương pháp: Phân tích nghĩa của từ Lời giải chi tiết: Từ “mắt” trong “mắt biển” là nghĩa chuyển
Phương pháp giải Nhớ lại kiến thức về biện pháp nhân hóa Lời giải chi tiết Biện pháp nhân hóa: Làm cho sự vật trở lên gần gũi, sinh động
Phương pháp giải Căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích Lời giải chi tiết Dấu hiệu không phải văn bản thơ: Số chữ trong văn bản nhiều, câu văn dài.
Phương pháp Nhớ lại kiến thức về từ láy Lời giải chi tiết Từ láy: rực rỡ, nâng niu
Phương pháp Căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích Lời giải chi tiết - Gợi ý: + Vẻ đẹp của biển đảo quê hương. + Tự hào, yêu biển đảo, yêu quê hương đất nước. + ……
Phương pháp Nêu ý kiến của bản thân Lời giải chi tiết Gợi ý: - Học tập, rèn luyện tốt góp phần xây dựng quê hương. - Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo. - Vẽ tranh, sáng tác nhạc, thơ văn …. về biển đảo
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Ông bà ta ngày xưa từng nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “Cuộc đời là những chuyến đi”.. Mỗi chuyến đi thường mang lại cho chúng ta những điều thú vị, những bài học hay. Em hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của mình Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập văn bản. Lời giải chi tiết: 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về chuyến đi đáng nhớ của em: Có ai đó đã từng nói rằng: “Cuộc đời là những chuyến đi”. Đối với tôi, những chuyến đi đã đem đến nhiều trải nghiệm, bài học đáng nhớ. Và chuyến đi đáng nhớ nhất của tôi là… 2. Thân bài a. Khái quát về chuyến đi - Hoàn cảnh: Thời gian? Địa điểm? Nhân dịp gì? - Những người tham gia: Gia đình, thầy cô, bạn bè… b. Kể lại chuyến đi - Hành trình của chuyến đi: Trên đường đi: Di chuyển bằng phương tiện (Máy bay, Tàu hỏa, Ô tô…); Những việc đã làm (Ngắn nhìn phong cảnh, Ngủ, Trò chuyện cùng mọi người…);... Trong chuyến đi: Tham gia các hoạt động của chuyến đi; Thưởng thức những món ăn ngon… Trên đường về: Nghỉ ngơi, trò chuyện… - Sự việc đáng nhớ xảy ra trong chuyến đi: Gặp gỡ được những người bạn mới; Được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp; Thưởng thức những món ăn hấp dẫn; Trải nghiệm thú vị khác… - Cảm xúc, suy nghĩ sau chuyến đi: Vui vẻ, hạnh phúc, tiếc nuối… 3. Kết bài Nêu cảm nhận về chuyến đi: Chuyến đi lần này thật đáng nhớ. Tôi đã có được rất nhiều trải nghiệm giá trị…. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|