Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 9

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 bộ sách kết nối tri thức đề số 9 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

I. Đọc hiểu (6đ)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

NGƯỜI BÁN THAN VÀ ÔNG QUÝ PHÁI (*)

(EDMOND DE AMICIS)

Thứ hai, ngày mồng 7 tháng 11

Carlô Nôbix lúc nào cũng kiêu hãnh vì sinh ra ở nơi quyền quý và giàu có. Cha anh vẻ người phong nhã, đứng đắn, trán rộng, râu đen, thường đưa anh đến trường.

Sáng qua, Carlô cãi nhau với Betty là con một người bán than. Cùng lý, anh chẳng tìm được lời gì, phát cáu nói:

Bố mày là đồ bần tiện!

Betty đỏ mặt, không nói được nữa, nước mắt chạy quanh.

Trưa về, Betty kể lại cho cha hay. Buổi chiều, ông bố lập tức ra trường phàn nàn với thầy giáo. Ông ta đang phân trần thì theo lệ thường, ông Nôbix cũng vừa đến cổng và cởi áo khoác cho con. Nghe thấy có người nói đến tên mình, ông tiến vào xem có việc gì.

Ông Perbôni nói:

- Kìa ông Nôbix đã đến! Vừa khéo! Ông này đang đến phàn nàn vì Carlô đã mắng con ông ấy bằng câu “Bố mày là đồ bần tiện!”

Ông Carlô cau mày và hơi đổi sắc mặt, quay lại hỏi con:

- Có thực con đã nói thế?

Carlô đứng ngây như gỗ, cúi đầu im lặng.

Ông Carlô xin phép dắt con đến chỗ Betty và bảo:

- Con xin lỗi anh Betty đi!

- Thưa ngài xin thôi!

Người hàng than nói thế và toan chạy vào ngăn lại, nhưng ông quý phái không nghe, cứ bắt con xin lỗi:

Con nhắc lại câu này: Anh Betty ơi! Tôi xin lỗi anh về lời bất nhã và vô ý thức mà tôi đã trót nói phạm đến cha anh, người mà cha tôi rất lấy làm hân hạnh được bắt tay.

Không dám ngẩng mặt, Carlô cứ nguyên văn nhắc lại những câu cha vừa dạy bằng giọng thấp. Rồi ông Nôbix đưa tay cho người bán than bắt một cách rất nồng nàn.

Bắt tay xong “Bá tước” quay lại nói với thầy giáo.

- Thưa ngài, xin ngài làm ơn cho hai đứa trẻ này ngồi liền nhau.

Ông Perbôni đặt luôn Betty ngồi cạnh Carlô. Khi chúng đã yên chỗ, ông Carlô chào và trở ra.

Ông hàng than đứng lại một lúc, bâng khuâng, do dự. Ông ngắm hai trẻ ngồi sánh vai nhau, rồi chẳng nói chẳng rằng, ông chạy lại toan ôm lấy Carlô, song đến nơi ông bỗng dừng lại, đành lấy bàn tay chuối hột sẻ vuốt tóc anh Carlô rồi ra thẳng.

Thầy giáo bảo chúng tôi:

- Các con hãy nhớ lấy tấn kịch mà các con vừa xem. Đó là một bài học hay nhất trong năm.

* Chú thích:

(*) Có sách ghi: tác phẩm trích từ TÂM HỒN CAO THƯỢNG, Tác giả O’ Henrry

Câu hỏi

Câu 1. Dấu hiệu nào KHÔNG cho biết văn bản trên là truyện ngắn?

A. Nhân vật ít.

B. Dung lượng ngắn (gần 2 trang).

C. Ít sự việc (diễn ra trong thời gian rất ngắn).

D. Phản ánh số phận nhân vật qua nhiều thăng trầm.

Câu 2. Dòng nào nói đúng về đề tài của tác phẩm?

A. Bạn bè.

B. Thầy trò.

C. Học đường.

D. Ứng xử.

Câu 3. Nhân vật chính của truyện ngắn là:

A. Carlô.

B. Thầy giáo.

C. Betty.

D. Hai người cha.

Câu 4. Người bán than và ông quý phái kể về sự việc gì?

A. Kể việc Carlô cãi nhau với Betty, Carlô xúc phạm bố Betty.

B. Kể việc Carlô cãi nhau với Betty. Carlô nói không hay về bố của Betty và ứng xử của hai ông bố trước sự việc đó.

C. Kể việc Carlô đánh Betty và cuộc cãi cọ của hai ông bố trước sự việc đó.

D. Kể việc Carlô đánh nhau với Betty và những ứng xử, dàn xếp của thầy giáo trước sự việc đó.

Câu 5. Dòng nào sắp xếp các sự việc đúng trình tự kể của tác phẩm?

A. Carlô cãi nhau với Betty - Carlô nói về bố của Betty - bố của Betty đến gặp thầy giáo - bố Carlô xuất hiện chào và xin lỗi.

B. Carlô cãi nhau với Betty - Carlô nói về bố của Betty - bố của Betty đến gặp thầy giáo - bố Carlô xuất hiện chào và xin lỗi - Lời nhắc nhở của thấy giáo.

C. Carlô cãi nhau với Betty - bố của Betty đến gặp thầy giáo - bố Carlô xuất hiện chào và xin lỗi - xin cho 2 đứa trẻ ngồi cạnh nhau – Lời nhắc nhở của thấy giáo.

D. Carlô nói về bố của Betty - Carlô cãi nhau với Betty - bố của Betty den gặp thầy giáo - bổ Carlô xuất hiện chào và xin lỗi - xin cho 2 đứa trẻ ngồi cạnh nhau.

Câu 6. Dòng nào KHÔNG nói lên lí do Carlô nói bố của Betty là đồ bận tiện

A. Cùng lý, Carlô chẳng tìm được lời gì.

B. Phát cáu nói bừa không suy nghĩ.

C. Sẵn kiêu hãnh vì sinh ra ở nơi quyền quý và giàu có.

D. Vì sự thật bố của Betty rất bần tiện.

Câu 7.“ Đồ bần tiện” trong Người bán than và ông quý phái được hiểu như thế nào?

A. Có những tính toán về tiền nong một cách nhỏ nhen.

B. Bần tiện: không rộng rãi, có những tính toán về tiền nong một cách nhỏ nhen, đáng khinh (tiếng mắng chửi).

C. Là người nghèo, làm công việc chân tay.

D. Là người ăn xin đáng thương.

Câu 8. Vì sao khi nghe Carlô nói bố mình là “đồ bần tiện”, Betty đỏ mặt, khỏi nói được nữa và bố của Betty phải đến gặp thầy giáo?

A. Vì Betty và bố của Betty đều cảm thấy mình bị coi thường và xúc phạm

B. Vì Carlô là học sinh làm nói những lời không hay.

C. Vì bố của Betty không phải là người bần tiện.

D. Vì lo lắng Carlô sẽ là một học sinh hư hỏng.

Câu 9. Nếu là Betty trong câu chuyện trên (khi bị bạn nói cha mình là đồ bần tiện) em sẽ ứng xử với Carlô như thế nào? Nói rõ ít nhất 2 lí do cho việc ứng xử đó (1đ)

Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ ứng xử của hai bố con nhà Carlô trong câu chuyện? Em đã bao giờ coi thường và xúc phạm người khác chưa? Nếu đã từng, em sẽ điều chỉnh hành vi của mình như thế nào? (trả lời bằng đoạn văn dài 6-8 câu) (1đ)

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi a,b (1đ)

TÍNH KHOE KHOANG – THỨ HAI, NGÀY MỒNG 5

(EDMOND DE AMICIS)

Hôm qua, tôi đi chơi với anh Vôtini và cha anh. Khi qua phố Đôra, chúng tôi thấy anh Xtađia đang quay lại đá vung mấy người bạn đã vô ý dẫm phải chân anh trong khi anh mải nhìn một bản địa đồ treo trong hiệu sách (vì anh học cả ở trường). Chúng tôi gọi, anh chỉ hơi chào trả, thực là thiếu lịch sự!

Chúng tôi mặc anh và thẳng đường đi. Tôi để ý nhìn anh Vôtini thì bao giờ anh cũng ăn mặc xa hoa quá thể, đối với một đứa trẻ con như anh. Giày da dê, áo nẹp thêu, mũ phớt trắng, đồng hồ vàng. Anh ra bộ giương giương tự đắc lắm, nhưng lần này thì bị nhụt!

Cha anh thủng thỉnh đi sau, còn anh và tôi thì chạy trước. Chúng tôi đến một cái ghế đá, đã thấy có một cậu bé cúi đầu ngồi nghỉ, vẻ mệt nhọc. Một người đàn ông nữa, có lẽ là cha cậu, đi tản bộ dưới bóng cây, xem báo. Hai chúng tôi cùng ngồi ghế. Anh Vôtini len ngồi giữa tôi và cậu bé và tìm cách làm cho cậu chú ý đến mình.

Anh giơ một chân lên hỏi tôi:

- Anh đã xem đôi giày bốt tin kiểu “sĩ quan” của tôi rồi chứ?

Anh nói thế cốt để cậu bé kia nhìn đôi giày mới của anh nhưng cậu bé không hề liếc mắt.

Thấy vô hiệu, anh bỏ chân xuống rồi vừa trỏ vào những cái “lon” kim tuyến ở tay áo, vừa liếc sang cậu bé mà bảo tôi rằng:

- Này anh ! Lối viền này coi rợn quá ! Tôi định thay bằng bộ cúc bạc!

Nhưng cũng phí lời, vì cậu bé ngồi yên như thường.

Anh Vôtini liền đặt mũ lên ngón tay trỏ quay tít. Cậu bé nhất định không nhìn.

Tức mình, anh rút luôn đồng hồ, mở nắp cho tôi xem các bánh xe. Nhưng cậu hàng xóm vẫn không nhúc nhích.

Tôi hỏi:

-Đồng hồ anh mạ vàng?

Anh đáp :

- Không. Bằng vàng cả.

- Nhưng bao giờ người ta cũng pha ít bạc vào.

-Không. Tôi cam đoan với anh rằng đồng hồ tôi toàn vàng.

Rồi cố ý bắt cậu bé kia phải trả lời, anh giơ đồng hồ ngang mặt cậu và nói

- Này anh coi, có phải bằng vàng cả không?

Cậu kia trả lời cụt ngủn.

Tôi không biết.

Như bị trêu chọc, Vôtini kêu:

- A! A! Làm bộ nhỉ!

Anh vừa kêu thì cha anh lại. Ông nhìn cậu bé rồi vội bảo anh:

- Im!

Xong ông ghé vào tai anh nói nhỏ:

- Đứa bé khốn nạn này mù, con ạ!

Vôtini nhìn kỹ cậu bé thì thấy hai con ngươi trơ như cùi nhãn.

Anh kinh ngạc, cứng người, mắt nhìn xuống đất, lẩm bẩm:

- Chết chửa ! Mình không biết...

Cậu bé mù, hiểu cả, nở một nụ cười tử tế thoảng qua nét buồn nói:

- Không hề gì...

Xét ra, Vôtini là một kẻ hợm mình thực, nhưng lòng anh không độc vì từ lúc ấy, anh kém vui và có vẻ nghĩ ngợi.

(https://bom.so/eD7IIW)

a. Vì sao tác giả lại đặt tên văn bản lại kèm theo dòng chữ “thứ 2 ngày mồng 5”.

b. Chỉ ra điểm liên quan giữa văn bản Tính khoe khoang – Thứ 2 ngày mồng 5 với văn bản Người bán than và ông quý phái.

Câu 2. Hai văn bản Tính khoe khoang – Thứ 2 ngày mồng 5 và Người bán than và ông quý phái cùng phê phán thói xấu nào của con người? Em hãy viết bài văn trình bày ý kiến của mình về thói xấu đó. (bài viết dài từ 1-1,5 trang vở/giấy thi) (3 điểm)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1

(0.25đ)

Câu 2 (0.25đ)

Câu 3

(0.25đ)

Câu 4

(0.25đ)

Câu 5

(0.25đ)

Câu 6

(0.25đ)

Câu 7

(0.25đ)

Câu 8

(0.25đ)

D

C

D

B

C

D

B

A

 

Câu 1. Dấu hiệu nào KHÔNG cho biết văn bản trên là truyện ngắn?

A. Nhân vật ít.

B. Dung lượng ngắn (gần 2 trang).

C. Ít sự việc (diễn ra trong thời gian rất ngắn).

D. Phản ánh số phận nhân vật qua nhiều thăng trầm.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại dấu hiệu nhận biết văn bản truyện ngắn

Lời giải chi tiết:

Dấu hiệu KHÔNG cho biết văn bản trên là truyện ngắn: Phản ánh số phận nhân vật qua nhiều thăng trầm (đây là đáp án về nội dung)

→ Đáp án: D

Câu 2. Dòng nào nói đúng về đề tài của tác phẩm?

A. Bạn bè.

B. Thầy trò.

C. Học đường.

D. Ứng xử.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý tiêu đề tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Đề tài của tác phẩm: Học đường

→ Đáp án: C

Câu 3. Nhân vật chính của truyện ngắn là:

A. Carlô.

B. Thầy giáo.

C. Betty.

D. Hai người cha.

Phương pháp:

 Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Nhân vật chính của truyện ngắn là: Hai người cha

→ Đáp án: D

Câu 4. Người bán than và ông quý phái kể về sự việc gì?

A. Kể việc Carlô cãi nhau với Betty, Carlô xúc phạm bố Betty.

B. Kể việc Carlô cãi nhau với Betty. Carlô nói không hay về bố của Betty và ứng xử của hai ông bố trước sự việc đó.

C. Kể việc Carlô đánh Betty và cuộc cãi cọ của hai ông bố trước sự việc đó.

D. Kể việc Carlô đánh nhau với Betty và những ứng xử, dàn xếp của thầy giáo trước sự việc đó.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Người bán than và ông quý phái kể về sự việc: Kể việc Carlô cãi nhau với Betty. Carlô nói không hay về bố của Betty và ứng xử của hai ông bố trước sự việc đó

→ Đáp án: B

Câu 5. Dòng nào sắp xếp các sự việc đúng trình tự kể của tác phẩm?

A. Carlô cãi nhau với Betty - Carlô nói về bố của Betty - bố của Betty đến gặp thầy giáo - bố Carlô xuất hiện chào và xin lỗi.

B. Carlô cãi nhau với Betty - Carlô nói về bố của Betty - bố của Betty đến gặp thầy giáo - bố Carlô xuất hiện chào và xin lỗi - Lời nhắc nhở của thấy giáo.

C. Carlô cãi nhau với Betty - bố của Betty đến gặp thầy giáo - bố Carlô xuất hiện chào và xin lỗi - xin cho 2 đứa trẻ ngồi cạnh nhau – Lời nhắc nhở của thấy giáo.

D. Carlô nói về bố của Betty - Carlô cãi nhau với Betty - bố của Betty den gặp thầy giáo - bổ Carlô xuất hiện chào và xin lỗi - xin cho 2 đứa trẻ ngồi cạnh nhau.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Ghi chép và sắp xếp trình tự kể của tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Các sự việc đúng trình tự kể của tác phẩm: Carlô cãi nhau với Betty - bố của Betty đến gặp thầy giáo - bố Carlô xuất hiện chào và xin lỗi - xin cho 2 đứa trẻ ngồi cạnh nhau – Lời nhắc nhở của thấy giáo

→ Đáp án: C

Câu 6. Dòng nào KHÔNG nói lên lí do Carlô nói bố của Betty là đồ bận tiện

A. Cùng lý, Carlô chẳng tìm được lời gì.

B. Phát cáu nói bừa không suy nghĩ.

C. Sẵn kiêu hãnh vì sinh ra ở nơi quyền quý và giàu có.

D. Vì sự thật bố của Betty rất bần tiện.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Tìm lý do Carlô nói bố của Betty là đồ bận tiện

Phương pháp loại trừ

Lời giải chi tiết:

Dòng KHÔNG nói lên lí do Carlô nói bố của Betty là đồ bận tiện: Vì sự thật bố của Betty rất bần tiện

→ Đáp án: D

Câu 7.“ Đồ bần tiện” trong Người bán than và ông quý phái được hiểu như thế nào?

A. Có những tính toán về tiền nong một cách nhỏ nhen.

B. Bần tiện: không rộng rãi, có những tính toán về tiền nong một cách nhỏ nhen, đáng khinh (tiếng mắng chửi).

C. Là người nghèo, làm công việc chân tay.

D. Là người ăn xin đáng thương.

Phương pháp:

Tìm hiểu nghĩa của từ “người bần tiện”

Áp dụng vào văn bản cụ thể

Lời giải chi tiết:

“Đồ bần tiện” trong Người bán than và ông quý phái được hiểu: Bần tiện: không rộng rãi, có những tính toán về tiền nong một cách nhỏ nhen, đáng khinh (tiếng mắng chửi)

→ Đáp án: B

Câu 8. Vì sao khi nghe Carlô nói bố mình là “đồ bần tiện”, Betty đỏ mặt, khỏi nói được nữa và bố của Betty phải đến gặp thầy giáo?

A. Vì Betty và bố của Betty đều cảm thấy mình bị coi thường và xúc phạm

B. Vì Carlô là học sinh làm nói những lời không hay.

C. Vì bố của Betty không phải là người bần tiện.

D. Vì lo lắng Carlô sẽ là một học sinh hư hỏng.

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Khi nghe Carlô nói bố mình là “đồ bần tiện”, Betty đỏ mặt, khỏi nói được nữa và bố của Betty phải đến gặp thầy giáo vì: Betty và bố của Betty đều cảm thấy mình bị coi thường và xúc phạm

→ Đáp án: A

Câu 9. Nếu là Betty trong câu chuyện trên (khi bị bạn nói cha mình là đồ bần tiện) em sẽ ứng xử với Carlô như thế nào? Nói rõ ít nhất 2 lí do cho việc ứng xử đó (1đ)

Phương pháp

HS trả lời theo ý kiến của cá nhân

Lời giải chi tiết

Tham khảo gợi ý (tránh xung đột, ẩu đả)

+ Ứng xử một cách điềm tĩnh

+ Phản ứng mạnh, thẳng thắn

Câu 10. Em rút ra được bài học gì từ ứng xử của hai bố con nhà Carlô trong câu chuyện? Em đã bao giờ coi thường và xúc phạm người khác chưa? Nếu đã từng, em sẽ điều chỉnh hành vi của mình như thế nào? (trả lời bằng đoạn văn dài 6-8 câu) (1đ)

Phương pháp

Đọc kĩ văn bản

HS trả lời theo ý kiến của cá nhân

Lời giải chi tiết

- Bài học ứng xử:

+ Rút kinh nghiệm không phát ngôn thiếu cân nhắc (xúc phạm, hạ thấp người khác) của bạn Carlô

+ Học tập ứng xử, thái độ sống đúng mực của bố Carlô: tôn trọng người lao động, mọi người đều bình đẳng

- Em đã bao giờ coi thường và xúc phạm người khác: Học sinh tự kiểm điểm lại các ứng xử của mình trong quá khứ…

- Điều chỉnh hành vi: Học sinh tự trả lời cho phù hợp với những ứng xử của mình

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Câu 1

a. Vì sao tác giả lại đặt tên văn bản lại kèm theo dòng chữ “thứ 2 ngày mồng 5”.

b. Chỉ ra điểm liên quan giữa văn bản Tính khoe khoang – Thứ 2 ngày mồng 5 với văn bản Người bán than và ông quý phái.

Phương pháp giải

a. Dựa vào nội dung văn bản để lý giải

b. Đọc kĩ 2 văn bản

Lời giải chi tiết

a. Để gắn với mốc thời gian nhằm ghi nhớ lỗi lầm

b. Tự cao, tự đại (bạn Carlô; khoe khoang hợm hĩnh của Vôtini)

Câu 2. Hai văn bản Tính khoe khoang – Thứ 2 ngày mồng 5 và Người bán than và ông quý phái cùng phê phán thói xấu nào của con người? Em hãy viết bài văn trình bày ý kiến của mình về thói xấu đó. (bài viết dài từ 1-1,5 trang vở/giấy thi) (3 điểm)

Phương pháp:

Dựa vào những kiến thức và kĩ năng đã học

Lời giải chi tiết:

Hai văn bản Tính khoe khoang – Thứ 2 ngày mồng 5 và Người bán than và ông quý phái cùng phê phán thói xấu nào của con người? Em hãy viết bài văn trình bày ý kiến của mình về thói xấu đó.

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Trả lời vế đầu: Tự cao, tự đại; khoe khoang, hợm hĩnh

- Xác định đúng và nêu vấn đề bàn luận…

- Thái độ bản thân đối với vấn đề bàn luận…

Thân bài

1,5

 

- Làm rõ cách hiểu: Tự cao, tự đại; khoe khoang, hợm hĩnh

- Biểu hiện: Tự cao, tự đại ; khoe khoang, hợm hĩnh

- Tác hại của thói tự cao, tự đại; khoe khoang, hợm hĩnh

+ Coi thường, hạ thấp người khác

+ Bị đánh giá là vênh váo → mọi người xa lánh, tự tách mình khỏi tập thể

- Người viết thể hiện quan điểm của mình về thói quen xấu

*Lưu ý: ở mỗi đoạn (1 luận điểm) có đủ 3 yếu tố

- Câu nêu ý kiến

- Lí lẽ

- Dẫn chứng

Kết bài

0,5

- Khẳng định tác hại của tự cao, tự đại; khoe khoang hợm hĩnh

- Nhận thức, hành động của bản thân

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

- Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lý lẽ, ý kiến

 

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close