Đề thi giữa kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 8

Đề thi giữa kì 1 Văn 10 bộ sách kết nối tri thức đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

Môn: Ngữ văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

– Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

– Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về.

    Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.

Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.

Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh… đều có rước bông lúa như vậy).  

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Thần thoại.                

B. Sử thi.

C. Thơ Đường luật.

D. Thơ Nôm Đường luật.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Biểu cảm.                

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Câu 3. Xác định các nhân vật được nhắc đến trong văn bản:

A. Người nông dân và thần Lúa

B. Trời, Nữ thần Lúa, cô con gái nhà kia, người trần gian.

C. Trời và Nữ thần Lúa

D. Chàng trai và cô con gái nhà kia.

Câu 4. Đoạn đầu văn bản cho biết nữ thần Lúa là cô gái như thế nào? 

A. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp.

B. Nữ thần Lúa có dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi

C. Nữ thần lúa là cô gái xinh đẹp, luôn giúp đỡ người nghèo khổ.

D. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi

Câu 5. Theo đoạn trích, Nữ thần Lúa hờn dỗi với con người vì việc gì?

A. Con người đã không quan tâm tới thần Lúa.

B. Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu.

C. Con người đã không ăn cơm nữa.

D. Con người đã có hành động phá hoại thần Lúa.

Câu 6. Ngọc Hoàng đã làm gì để loài người được tồn tại? 

A. Ngọc Hoàng đã sai thần Lửa giúp loài người.

B. Ngọc Hoàng đã bỏ qua tội lỗi của loài người.

C. Ngọc Hoàng đã ban phép màu cho loài người.

D. Ngọc Hoàng đã sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Câu 7. Nêu nội dung bao quát của văn bản trên?

A. Kể về các họ hàng thân thích của cây lúa.

B. Kể về quá trình hình thành và sự ra đời cây lúa.

C. Kể về việc Ngọc Hoàng đã giúp loài người.

D. Kể về nguồn gốc cái tên của Nữ thần Lúa. 

Câu 8. Đặt một nhan đề cho văn bản trên. 

Câu 9. Nhận xét về sự lý giải về quá trình ra đời của cây lúa? 

Câu 10. Đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và ghi lại câu văn mình thích nhất. (Trả lời bằng 4 - 5 câu)?

II. Viết (4 đ):

Viết một văn bản ngắn bàn về vai trò của cây lúa hạt gạo trong đời sống của con người Việt Nam hôm nay.

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Đáp án

Đáp án đề 8

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3(0.5đ)

Câu 4(0.5đ)

Câu 5(0.5đ)

Câu 6(0.5đ)

Câu 7(0.5đ)

A

C

 B

D

B

D

B

 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Thần thoại.                

B. Sử thi.

C. Thơ Đường luật.

D. Thơ Nôm Đường luật.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về thể loại văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên thuộc thể loại Thần thoại

→ Đáp án A

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Biểu cảm.                

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Thuyết minh

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Tự sự (kể chuyện)

→ Đáp án C

Câu 3. Xác định các nhân vật được nhắc đến trong văn bản:

A. Người nông dân và thần Lúa

B. Trời, Nữ thần Lúa, cô con gái nhà kia, người trần gian.

C. Trời và Nữ thần Lúa

D. Chàng trai và cô con gái nhà kia.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Liệt kê các nhân vật được nhắc đến

Lời giải chi tiết:

Các nhân vật được nhắc đến: Trời, Nữ thần Lúa, cô con gái nhà kia, người trần gian.

→ Đáp án B

Câu 4. Đoạn đầu văn bản cho biết nữ thần Lúa là cô gái như thế nào? 

A. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp.

B. Nữ thần Lúa có dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi

C. Nữ thần lúa là cô gái xinh đẹp, luôn giúp đỡ người nghèo khổ.

D. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn đầu văn bản

Chú ý những chi tiết miêu tả nữ thần Lúa

Lời giải chi tiết:

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi

→ Đáp án D

Câu 5. Theo đoạn trích, Nữ thần Lúa hờn dỗi với con người vì việc gì?

A. Con người đã không quan tâm tới thần Lúa.

B. Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu.

C. Con người đã không ăn cơm nữa.

D. Con người đã có hành động phá hoại thần Lúa.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

 Lời giải chi tiết:

Theo đoạn trích, Nữ thần Lúa hờn dỗi với con người vì Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu.

→ Đáp án B

Câu 6. Ngọc Hoàng đã làm gì để loài người được tồn tại? 

A. Ngọc Hoàng đã sai thần Lửa giúp loài người.

B. Ngọc Hoàng đã bỏ qua tội lỗi của loài người.

C. Ngọc Hoàng đã ban phép màu cho loài người.

D. Ngọc Hoàng đã sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Ngọc Hoàng đã sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

→ Đáp án D

Câu 7. Nêu nội dung bao quát của văn bản trên?

A. Kể về các họ hàng thân thích của cây lúa.

B. Kể về quá trình hình thành và sự ra đời cây lúa.

C. Kể về việc Ngọc Hoàng đã giúp loài người.

D. Kể về nguồn gốc cái tên của Nữ thần Lúa. 

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Nội dung bao quát của văn bản: Kể về quá trình hình thành và sự ra đời cây lúa.

→ Đáp án B

Câu 8. Đặt một nhan đề cho văn bản trên. (1,0đ)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, rút ra nội dung chính và đặt nhan đề

Lời giải chi tiết:

Nhan đề có thể là: Nữ thần lúa; Thần lúa; Sự tích cây lúa; Cây lúa; Lúa; Sự ra đời của cây lúa; …

Câu 9. Nhận xét về sự lý giải về quá trình ra đời của cây lúa? (1,0 đ)  

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý về sự lý giải về quá trình ra đời của cây lúa và nhận xét về sự lý giải ấy

Lời giải chi tiết:

 Sự lý giải về quá trình ra đời của cây lúa: mộc mạc logic, hợp lí, thú vị thể hiện những suy nghĩ hồn nhiên có phần giản đơn của con người thuở sơ khai; khao khát mong muốn lí giải về những hiện tượng trong thế giới tự nhiên: kì ảo, hoang đường, tưởng tượng: sức hấp dẫn

Câu 10. Đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và ghi lại câu văn mình thích nhất. (Trả lời bằng 4 - 5 câu)? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, rút ra nhận xét về nội dung và nghệ thuật

Lựa chọn câu văn yêu thích nhất

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về nội dung: nêu chi tiết, lấy những hình ảnh thú vị: lúa bò về; lúa biết hờn dỗi;…

Đặc sắc về nghệ thuật kể, yếu tố kì ảo, hoang đường

Học sinh lựa chọn câu văn mình yêu thích

II. VIẾT (4đ)

Viết một văn bản ngắn bàn về vai trò của cây lúa hạt gạo trong đời sống của con người Việt Nam hôm nay.

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức đã phân tích và kĩ năng đã được học

Lời giải chi tiết:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vai trò của cây lúa hạt gạo trong đời sống của con người Việt Nam hôm nay

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

Viết một đoạn văn bàn về ý nghĩa của hạt gạo trong đời sống của người Việt Nam.

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn.

- Làm nổi bật nội dung: Ý nghĩa của hạt thóc/gạo trong đời sống của người Việt Nam.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close