Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Kết nối tri thức - Đề số 5

Đề thi giữa kì 1 Văn 12 bộ sách kết nối tri thức đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 12; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

 

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi kế tiếp

BÀ BA VÁY (Mẫu thượng ngàn) VÀ LỖ TOÀN NHI (BÁU VẬT CỦA ĐỜI) DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH

(Đào Phương Huệ)

(1) [...] Trong Mẫu thượng ngàn – Nguyễn Xuân Khánh cũng như Báu vật của Mạc Ngôn, ta bắt gặp rất nhiều nhân vật nữ. Đó là Lỗ Toàn Nhi cùng với bảy người con gái Lai Đệ, Chiêu Đệ, Lãnh Đệ, Tưởng Đệ, Phán Đệ, Niệm Đệ, Cầu Đệ, Ngọc Nữ,.. những người con của vùng Cao Mật Trung Quốc. Đó là bà ba Váy, cổ Ngát (tổ cô), cô mõ Hoa, cô Ngơ, thím Pháo, cô Mùi, bé Nhụ,... trong Mẫu thượng ngàn. Họ là những người phụ nữ của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Thế giới nhân vật nữ trong hai sáng tác này tạo nên sức hút và giá trị cho tác phẩm, và cũng góp phần tạo nên “thương hiệu” của nhà văn. Sức cuốn hút ở họ chính là sự hoà quyện  bền chặt giữa cái hư ảo và cái hiện sinh. Ở mỗi người phụ nữ này, ta thấy rất rõ vẻ đẹp rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng lại rất nhân loại.

(2) Bà ba Váy trong Mẫu thượng ngàn cũng như Lỗ Toàn Nhi trong Báu vật của

đời đều là những người phụ nữ vô cùng xinh đẹp, tràn đầy sức sống nhưng cuộc đời và tình duyên của họ vô cùng éo le, chứa đựng những bí mật đau đớn. Lỗ Toàn Nhi, cô gái ở vùng quê Cao Mật xinh đẹp, dịu dàng có cuộc đời gắn liền với bao thăng trầm biến cố của lịch sử ở vùng đất Cao Mật – Đại La. Ngay những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, Toàn Nhi đã nếm trải sự tàn khốc của chiến tranh.  Cả gia đình cô bị quân Đức tàn sát, chỉ có cô bé Toàn Nhi sáu tháng tuổi sống sót. Người cô ruột đã nuôi Toàn Nhi, thấy cô càng lớn càng đẹp nên đã chăm chút “đầu tư” hi vọng sẽ gả vào nơi danh giá. Vì thế mà năm tuổi, Toàn Nhi đã phải bó chân. Mười sáu tuổi, Toàn Nhi xinh tươi rực rỡ, là báu vật loại một của vùng Cao Mật cùng với lời tuyên bố của người chú: Con Toàn Nhi nhà tôi nhất định phải gả cho một trạng nguyên nhưng cuối cùng Toàn Nhi lại phải sống kiếp tôi tớ trong nhà Thượng Quan... với người chồng Thọ Hi bất tài, yếu đuối, cô đã đẻ 9 đứa con với 7 người đàn ông nhưng 7 lần sinh nở đầu toàn là con gái... Cô phải vượt cạn trong trong sự lo lắng, sợ hãi bẩn thỉu và cô đơn. Sinh con trên một giường mà đệm là đất bột trộn máu trong khi cả nhà bố mẹ chồng và chống lại đang chăm bằm, nâng niu một con lừa cũng đang đau đẻ. Những tập tục phi lí và nhà thượng quan vô nhân đạo đã biến Toàn Nhi từ cô gái dịu dàng thành nhẫn nhục, căm ghét và nuôi ý định trả thù với ý nghĩ: “Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải là giống nhà Thượng Quan” Lỗ Toàn Nhi đã phải vật lộn với đời, đã bị những biến động của lịch sử quăng quật, dày vò mà vẫn sống, sống mãnh liệt, sống như không thể gì có thể chôn vùi nổi. Đó là sức sống của vùng quê Cao Mật, của đất nước Trung Quốc – quê hương của tác giả...

Kết thúc kiếp làm dâu đau khổ chuyển sang vai trò làm chủ gia đình, tình yêu và cuộc sống của bà đều hướng đến và dâng trọn cho những đứa con thân yêu của mình.

Bà ba Váy (Mẫu thượng ngàn) là người con của đồng bằng bắc bộ Việt Nam đẹp, rất nữ tính căng tràn sức sống, vô cùng quyến rũ. Vẻ đẹp ấy phát lộ rất sớm, được nhà văn miêu tả rất sinh động, đầy cảm hứng. Ngay từ thuở mười ba, cô Váy “mặt tròn như cái đĩa. Nhà nghèo mà da lúc nào cũng trắng muốt. Cô mũm mĩm, tính tình hồn nhiên như trẻ thơ”, dường như bao nhiêu sức sống của vùng đất Cổ Đình như ẩn chứa, như dòng chảy ngầm tích tụ trong thân thể, trong tính cách hồn nhiên của cô. Vẻ đẹp ấy vừa là tín ngưỡng vừa thể hiện tính phồn thực và sự trường tồn của một vùng quê, của dân tộc Việt. Ta như thấy đích thực những lam lũ, bùn đất của cuộc sống thôn quê đang vun vào, điểm tô, nuôi dưỡng vẻ đẹp, sức sống cho nó. Đời bà ba Váy giông bão khi nhận ra sự trở về của Phác – người xưa nay là Trịnh Huyền. Từ đây, bà bị đẩy vào tình thế oái ăm: bao khao khát yêu thương với Phác đều phải dấm dúi, vụng trộm, đau đớn tột cùng khi chứng kiến cảnh con định giết cha buộc bà phải thét lên lên: “Con ơi là con! Cha mày đấy! Mày định giết cha đẻ mày sao?". Nỗi đau con không chịu nhận cha, con lánh mặt mẹ giày vò bà “đau điếng từng khúc  ruột... bà khóc một mình, khóc ròng ròng”. Nỗi đau lớn nhất của đời bà ba Váy là phải chứng kiến cảnh ông Trịnh Huyền, người xưa bị giết, bị bêu đầu mà không thể kêu khóc, không được chôn cất, không được để tang... Nỗi đau buộc phải câm nín, buộc phải chôn chặt trong lòng đã hoá thành “tâm bệnh” khiến bà ba Váy đã hoàn toàn khác bà ba Váy ngày xưa. Người đàn bà hồng hào, đầy sức sống, lúc nào cũng tươi tắn nay bỗng nhiên héo hon, sầu thảm,...

Dường như, bao biến động của thời cuộc, của lịch sử đều lặn cả vào đời của Lỗ Toàn Nhi và cái đĩ Váy để biến thành những u bướu”, “di căn” hành hạ họ. Bà ba nhà Lí Cỏn, người đàn bà họ Lỗ kia có thể chống chọi với vất vả, khốn khổ của cuộc đời để sống để nuôi con nhưng họ lại không thể chống lại những nỗi đau tinh thần chôn sâu trong tâm khảm. Đây mới mới thật sự là những dâu bể cuộc đời đã đày đoạ và vắt kiệt sức của họ. Đây mới là cái nhìn sâu sắc, đầy xót thương đầy cảm thông mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và nhà văn Mạc Ngôn dành cho những người phụ nữ xinh đẹp tràn đầy sức sống mà khốn khổ của quê hương, đất nước mình.

Đến với Báu vật của đời và Mẫu thượng ngàn, ta đều thấy rất rõ những người

phụ nữ ở đây đều đang sống trong dòng chảy lịch sử với những biến động

dữ dội, những giết chóc đau thương, những cuộc tàn sát thảm khốc. Bối cảnh ấy đã làm nổi bật hình tượng người phụ nữ mạnh mẽ bất diệt – người mẹ nhân hậu đầy yêu thương. Đầu tiên, ta thấy biểu tượng của người mẹ, biểu tượng của nữ tính thể hiện ở hai nhan đề. Nói đến “Mẫu” là nói đến người mẹ; Nói Báu vật của đời – Phong nhũ phì đồn: vú to mông nẩy là nói đến nữ tính, nói đến vượng khí gợi sự sinh sôi, nảy nở. Những ý nghĩa này là chủ đề của tác phẩm là mạch nguồn chính lan toả trong tác phẩm... Bà ba Váy và hàng loạt nhân vật nữ trong Mẫu thượng ngàn đều là dào dạt sức sống, tràn đầy sinh lực. Họ chính cội nguồn của sự sống, là “Mẫu” của sự sống, bà đẻ một bầy con cho ông Lí một mạch bốn thằng con trai, một đứa con gái” và tất thảy chúng đều xinh đẹp và khoẻ mạnh... Thời gian và thiên chức làm mẹ như đang trao thêm nhựa sống cho bà. Ông Lí Cỏn như cũng ngỡ ngàng trước sức trẻ ấy. “Đã sáu con, không hiểu sao lại nhiều sức sống đến thế. Những lần sinh nở hình như chẳng làm suy kiệt, mà chỉ làm cho bà được vỡ da vỡ thịt, da thịt được triển nở sung mãn”.

Mặc cho chồng muốn đặt tên chúng cho văn hoa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Còn đứa con gái thì đặt tên là Đào (Đào, Mai, Lan, Cúc), bà cứ gọi chúng là thằng Cò, thằng Tũn, thằng Tin và thằng Bồi với cái đi Váy con. Cũng giống như ba ba Váy trong Mẫu thượng ngàn, Lỗ Toàn thị trong Báu vật của đời cũng dào dạt sức sống. Người phụ nữ này thấm nhuần chân lí nghiệt ngã: “Là đàn bà, không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Và Toàn Nhi đã sinh rất nhiều con, Tám “cuộc” là 9 đứa con (8 gái, 1 trai). Đàn con này khiến cuộc sống của Toàn Nhi thêm khốn đốn. Vậy mà người mẹ khốn khổ này vẫn vô cùng yêu thương chúng. Khi Niệm Đệ vừa lọt lòng, mẹ chồng thấy vẫn là con gái, liền túm lấy hai chân định đem dìm chết trong chum nước. Toàn Nhi nhào xuống đất ôm chặt hai chân mẹ chồng, van xin: “Mẹ ơi mẹ, xin mẹ mở lượng từ bi, thương yêu, bé bỏng chính là chỗ dựa duy nhất để bà tiếp tục sống. Người mẹ vĩ đại ấy sinh con hầu hạ mẹ nửa năm nay mà tha cho cháu bé” Với Toàn Nhi những đứa con thân nỗ lực để sinh tồn, vì chỉ có sinh tồn mới có thể nuôi dưỡng chăm lo cho các con. Vì sự sống của đàn con cháu, đã có lúc, Lỗ thị đã biến bao tử của mình thành một túi chứa đậu. Bà trộm đậu trong hợp tác xã rồi nuốt vào, về đến nhà lại nôn ra, lấy đậu để nuôi con nuôi cháu. Đối với các con, bà sẵn sàng làm ngọn gió, chắp thêm sức mạnh cho các con vươn đôi cánh bay thật xa, thật lâu và khi những đôi cánh ấy mệt mỏi, thì bà mẹ Lỗ thị lại là nguồn an ủi, là chốn quay về bình yên và an toàn nhất.

 

 

Người phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), trong Báu vật của đời (Mạc Ngôn) là những người mẹ, là “mẫu” làm nảy sinh sự sống và nuôi dưỡng sự sống vì vậy họ luôn xuất hiện gắn với hình ảnh bầu vú. Bầu vú trong nguyên bản vốn là thiên phú của cơ thể nữ, nó mang ý nghĩa phồn thực, biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở giống loài. Từ xa xưa, Mĩ học đã coi trọng vẻ đẹp của bầu vú. Theo thời gian, bầu vú đã dần dần đã được linh thiêng hoá, nó gắn liền với khát vọng sinh dưỡng. [...]

(3) Nguyên nhân của sự gặp gỡ của Báu vật ở đời và Mẫu thượng ngàn là do những nét tương đồng về văn hoá, về hướng phát triển của văn học, ý tưởng, khát vọng và nguồn cảm hứng sáng tác của nhà văn... Nguyễn Văn Khánh nói rằng: “Tôi yêu và kính trọng người mẹ của tôi, một người đàn bà Việt thuần chất. Tôi được cảm nhận không khí của đạo Mẫu từ thuở bé vì thường hay đi theo mẹ đến khắp các đình chùa miếu mạo Việt Nam.. Còn Mạc Ngôn cũng đã phát biểu: “Phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm của tôi. Qua trải nghiệm, tôi biết được rằng, khi gặp khó khăn hoặc khi tâm trí bạn đang rối bời, thì phụ nữ sẽ là nguồn an ủi bạn.

Phụ nữ khôi phục mọi thứ mà đàn ông đã phá huỷ”. Hiện thực sinh động của đời sống, nguồn tình cảm mãnh liệt dành cho người thân là chất liệu quý để các tác giả sáng tạo nên hình tượng người mẹ, sáng tạo nên những kiệt tác văn học.

Việc “nghiên cứu song song” phát hiện những nét tương đồng trong Mẫu thượng ngàn với Báu vật của đời, tác phẩm đoạt giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc, tháng 12/1995 của Mạc Ngôn, tác giả đoạt giải Nobel Văn học năm 2012, cho thấy văn học hiện đại Việt Nam ở một khía cạnh nào đó, đã xuất hiện kiệt tác thuần tuý “nội sinh” có thể sánh đẹp với tác phẩm ưu tú ở khu vực cũng như thế giới. Với việc đề cập đến những vấn đề mang tính dân tộc, nhân loại từ sức sống mãnh liệt của người phụ nữ, chứng tỏ văn học Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào dòng chảy của văn học thế giới.

(Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 3/2014)

Câu 1. Nhan đề Bà Ba Váy (Mẫu thượng ngàn) và Lỗ Toàn Nhi (Báu vật của đời) dưới góc nhìn so sánh cho em biết điều gì về nội dung văn bản? (0.5 điểm)

Câu 2. Đánh giá mức độ phù hợp giữa nội dung với nhan đề của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính của từng phần đã được đánh số trong văn bản và xác

định các thao tác lập luận chính của văn bản. (1.0 điểm)

Câu 4. Xác định vấn đề trọng tâm của văn bản. Cho biết: Tác giả đã triển khai vấn đề trọng tâm của văn bản như thế nào? (1.0 điểm)

Câu 5. Mục đích của người viết văn bản là gì? Vấn đề tác giả nêu trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với việc nghiên cứu văn học của nước nhà ! (1.0 điểm)

II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. Từ văn bản đọc hiểu trên, em tích luỹ thêm được kinh nghiệm nào để viết bài văn so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện? (Trả lời bằng đoạn văn 200 chữ) (2.0 điểm)

Câu 2. (4đ)

Hãy lựa chọn hai truyện ngắn đã đọc để so sánh, đánh giá làm nổi bật

nét tương đồng về tính cách của nhân vật chính, một nét tương đồng về nghệ

thuật xây dựng nhân vật bằng văn bản nghị luận (600 chữ).

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm

Đáp án

Đáp án đề 5

Câu 1 (0,5 điểm)

 Câu 1. Nhan đề Bà Ba Váy (Mẫu thượng ngàn) và Lỗ Toàn Nhi (Báu vật của đời) dưới góc nhìn so sánh cho em biết điều gì về nội dung văn bản? (0.5 điểm)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề và văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề văn bản cho biết nội dung và mục đích của văn bản:

+ Nội dung: So sánh hai hình tượng nhân vật văn học từ hai tác phẩm nổi tiếng Lỗ Toàn Nhi trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn (Trung Quốc) và Bà Ba Váy trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam)

+ Mục đích: Làm rõ nét tượng đồng ở hai nhân vật, khẳng định tài năng của hai nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) và Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam)

Câu 2 (0,5 điểm)

Câu 2. Đánh giá mức độ phù hợp giữa nội dung với nhan đề của văn bản. (0.5 điểm)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề văn bản và nội dung

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề Ba Ba Váy (Mẫu thượng ngàn) và Lỗ Toàn Nhi (Báu vật của đời) dưới góc nhìn so sánh phù hợp, thể hiện rõ nội dung và mục đích của văn bản

- Bởi văn bản sử dụng thao tác so sánh để làm nổi bật nét tương đồng của hai nhân vật và ý nghĩa của sự tương đồng đó

Câu 3 (1 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính của từng phần đã được đánh số trong văn bản và xác định các thao tác lập luận chính của văn bản. (1.0 điểm)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại kiến thức về các thao tác lập luận

Lời giải chi tiết:

- Nội dung chính:

+ Đoạn 1: Giới thiệu vấn đề

+ Đoạn 2: Những nét tương đồng ở hai nhân vật Ba Váy và Lỗ Toàn Nhi

+Đoạn 3: Ý nghĩa của việc nghiên cứu song song, so sánh nhân vật trong tác phẩm truyện/văn học của 2 quốc gia

- Thao tác lập luận chính của văn bản:

+ Thao tác so sánh

+ Thao tác phân tích, chứng minh

+ Thao tác tổng hợp

Câu 4 (1 điểm)

Câu 4. Xác định vấn đề trọng tâm của văn bản. Cho biết: Tác giả đã triển khai vấn đề trọng tâm của văn bản như thế nào? (1.0 điểm)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định vấn đề trọng tâm

Lời giải chi tiết:

- Vấn đề trọng tâm của văn bản: những nét tương đồng của hai nhân vật ba Ba Váy và Lỗ Toàn Nhi trong hai tác phẩm

- Triển khai văn bản: Nội dung trọng tâm/luận đề của văn bản được triển khai ở đoạn văn bản số hai với các luận cứ

+ Bà Ba Váy trong Mẫu thượng ngàn cũng như trong Lỗ Toàn Nhi trong Báu vật của đời đều là những phụ nữ vô cùng xinh đẹp, tràn đầy sức sống nhưng cuộc đời và tình duyên của họ vô cùng éo le, chứa đựng những bí mật đau đớn

+ Bà Ba Váy trong Mẫu thượng ngàn cũng như Lỗ Toàn Nhi trong Báu vật của đời đều sống trong dòng chảy lịch sử với những biến động dữ dội, những chết chóc đau thương, những cuộc tàn sát thảm khốc

+ Người phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), trong Báu vật của đời (Mạc Ngôn) là những người mẹ, là “mẫu” làm nảy sinh sự sống và nuôi dưỡng sự sống

Câu 5 (1 điểm)

Câu 5. Mục đích của người viết văn bản là gì? Vấn đề tác giả nêu trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với việc nghiên cứu văn học của nước nhà ! (1.0 điểm)

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và rút ra mục đích của người viết

Từ đó suy ra ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học nước nhà

 Lời giải chi tiết:

- Mục đích của người viết văn bản:

+ Làm rõ nét tương đồng ở hai nhân vật (bà Ba Váy và Lỗ Toàn Nhi), khẳng định tài năng của hai nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) và Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam)

+ Khẳng định thành công, sức sống và khả năng hòa nhập vào dòng chảy của văn học thể giới của văn học Việt Nam → niềm tự hào về văn học nước nhà

- Vấn đề tác giả nêu trong văn bản (nét tương đồng ở hai tác phẩm thuộc hai quốc gia) có ý sâu sắc đối với việc nghiên cứu văn học của nước nhà, văn học khu vực và văn học thế giới trong thời kì hội nhập, thời đại 4.0, để thấy được:

+ Sự giao thoa, ảnh hưởng giữa các nền văn học, các quốc gia trong thời kì hội nhập

+ Tính dân tộc, nhân loại, sự hòa nhập của văn học mỗi quốc gia, văn học thế giới

II. VIẾT (4,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Câu 1. Từ văn bản đọc hiểu trên, em tích luỹ thêm được kinh nghiệm nào để viết bài văn so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện? (Trả lời bằng đoạn văn 200 chữ) (2.0 điểm)

 Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm của bản thân

 Lời giải chi tiết:

Đoạn văn đảm bảo dung lượng 200 chữ và nội dung hương vào những ý sau:

- Học sinh tự trả lời (từ kiến thức nền và sự tiếp nhận, nhận thức của mỗi cá nhân)

- Tham khảo gợi ý: chú ý cách triển khai vấn đề; khái quát nét chung ở hai nhân vật, hai tác phẩm; cách lựa chọn, sắp sếp dẫn chứng; sử dụng các thao tác nghị luận như phân tích, so sánh, chứng minh,…)

Câu 2. (4đ)

Hãy lựa chọn hai truyện ngắn đã đọc để so sánh, đánh giá làm nổi bật

nét tương đồng về tính cách của nhân vật chính, một nét tương đồng về nghệ

thuật xây dựng nhân vật bằng văn bản nghị luận (600 chữ).

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

 Hãy lựa chọn hai truyện ngắn đã đọc để so sánh, đánh giá làm nổi bật

nét tương đồng về tính cách của nhân vật chính, một nét tương đồng về nghệ

thuật xây dựng nhân vật bằng văn bản nghị luận (600 chữ).

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Tên sách; Tên tác giả (hình ảnh: bìa sách và tác giả)

- Nhà xuất bản; nơi phát hành (địa chỉ mua sách)

Thân bài

3,0

*Nét tương đồng (gọi tên nét tương đồng)

- Tính cách của nhân vật ở tác phẩm 1

- Tính cách của nhân vật ở tác phẩm 2

- Ý nghĩa của nét tính cách biểu hiện ở hai nhân vật

*Nét tương đồng nghệ thuật xây dựng nhân vật (Học sinh xác định ở hai tác phẩm đã lựa chọn một trong các yếu tố sau)

- Miêu tả diễn biến tâm lý

- Khắc họa diện mạo, đối thoại

- Thể hiện cảm xúc ở nhân vật

Kết bài

0,25

- Khái quát giá trị, sự đóng góp của hai tác giả ở đề tài tư tưởng

- Sự tác động của hai tác phẩm vào cảm xúc nhận thức của cá nhân

Yêu cầu khác

0,25

- Lựa chọn được hai truyện ngắn có cùng phong cách (hiện thực/ lãng mạn) như Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Tuyết (K.G. Paustovsky) hoặc Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)

- Sử dụng thành thạo các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, khái quát/tổng hợp

 

Loigiaihay.com

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close