Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 8

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 6 Cánh diều - Đề số 8

Đề bài

Câu 1 :

Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  • A
    Hoang mạc.
  • B
    Rừng ôn đới.
  • C
    Rừng mưa nhiệt đới.
  • D
    Đài nguyên.
Câu 2 :

Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?

  • A
    Nấm đùi gà.
  • B
    Nấm kim châm.
  • C
    Nấm thông.
  • D
    Đông trùng hạ thảo.
Câu 3 :

Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

  • A
    Quả.
  • B
    Hoa.
  • C
    Noãn.
  • D
    Rễ.
Câu 4 :

Thực vật được chia thành các ngành nào?

  • A
    Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
  • B
    Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
  • C
    Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
  • D
    Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 5 :

Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

  • A
    Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
  • B
    Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
  • C
    Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
  • D
    Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 6 :

Nhóm các loài chim có ích là?

  • A
    Chim sâu, chim cú, chim ruồi.
  • B
    Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.
  • C
    Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng.
  • D
    Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.
Câu 7 :

Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  • A
    (1), (2), (3).
  • B
    (2), (3), (5).
  • C
    (1), (3), (4).
  • D
    (2), (4), (5).
Câu 8 :

Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?

  • A
    Rêu.
  • B
    Dương xỉ.
  • C
    Hạt trần.
  • D
    Hạt kín.
Câu 9 :

Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

  • A
    Cung cấp thức ăn.
  • B
    Ngăn biến đổi khí hậu.
  • C
    Giữ đất, giữ nước.
  • D
    Cung cấp thức ăn, nơi ở.
Câu 10 :

Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?

  • A
    (1).                                      
  • B
    (2).
  • C
    (3).                                      
  • D
    (4).
Câu 11 :

Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

  • A
    Nấm men.
  • B
    Vi khuẩn.
  • C
    Nguyên sinh vật.
  • D
    Virus.
Câu 12 :

Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

  • A
    Vì chúng có hệ mạch.
  • B
    Vì chúng có hạt nằm trong quả.
  • C
    Vì chúng sống trên cạn.
  • D
    Vì chúng có rễ thật.
Câu 13 :

Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

  • A
    Cá heo.
  • B
    Sóc đen Côn Đảo.
  • C
    Rắn lục mũi hếch.
  • D
    Gà lôi lam đuôi trắng.
Câu 14 :

Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A
    Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • B
    Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • C
    Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
  • D
    Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Câu 15 :

Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

  • A
    Thảo nguyên.
  • B
    Rừng mưa nhiệt đới.
  • C
    Hoang mạc.
  • D
    Rừng ôn đới.
Câu 16 :

Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:

  • A
    nhiệt năng.
  • B
    quang năng.
  • C
    điện năng.
  • D
    nhiệt năng và quang năng.
Câu 17 :

Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

  • A
    Làm cho vật nóng lên.
  • B
    Truyền được âm thanh.
  • C
    Phản chiếu được ánh sáng.
  • D
    Làm cho vật chuyển động.
Câu 18 :

Trong quá trình sử dụng năng lượng nào xuất hiện năng lượng hao phí?

  • A
    Tất cả mọi hoạt động sử dụng năng lượng đều xuất hiện năng lượng hao phí.
  • B
    Trong trường hợp sử dụng năng lượng nhiệt.
  • C
    Trong trường hợp sử dụng năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.
  • D
    Trong trường hợp sử dụng năng lượng hóa học.
Câu 19 :

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

  • A
    quả bóng bị Trái Đất hút.
  • B
    quả bóng đã bị biến dạng.
  • C
    thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
  • D
    một phần năng lượng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 20 :

Chọn đáp án sai khi nói về nguồn năng lượng không tái tạo?

  • A
    Năng lượng sinh khối là năng lượng không tái tạo.
  • B
    Dầu mỏ là năng lượng không tái tạo.
  • C
    Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
  • D
    Nguồn năng lượng tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  • A
    Hoang mạc.
  • B
    Rừng ôn đới.
  • C
    Rừng mưa nhiệt đới.
  • D
    Đài nguyên.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 2 :

Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?

  • A
    Nấm đùi gà.
  • B
    Nấm kim châm.
  • C
    Nấm thông.
  • D
    Đông trùng hạ thảo.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm. Đây thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 3 :

Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

  • A
    Quả.
  • B
    Hoa.
  • C
    Noãn.
  • D
    Rễ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Noãn là bộ phận chứa hạt chỉ xuất hiện ở những cây Hạt trần.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 4 :

Thực vật được chia thành các ngành nào?

  • A
    Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
  • B
    Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
  • C
    Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
  • D
    Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Giới thực vật được chia thành các ngành là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 5 :

Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

  • A
    Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
  • B
    Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
  • C
    Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
  • D
    Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thực vật quang hợp có khả năng lọc bớt bụi và khí độc, giúp cân bằng hàm lượng CO2 và O2 trong không khí.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B.

Câu 6 :

Nhóm các loài chim có ích là?

  • A
    Chim sâu, chim cú, chim ruồi.
  • B
    Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh.
  • C
    Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng.
  • D
    Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Chim sẻ ăn hạt lúa, có hại cho nông nghiệp.

- Chim gõ kiến gây hại đồ gỗ, thân cây.

- Chim cắt rình bắt gà, vịt con.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 7 :

Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

  • A
    (1), (2), (3).
  • B
    (2), (3), (5).
  • C
    (1), (3), (4).
  • D
    (2), (4), (5).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

(2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài nguyên vô cùng vô tận.

(5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 8 :

Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?

  • A
    Rêu.
  • B
    Dương xỉ.
  • C
    Hạt trần.
  • D
    Hạt kín.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dương xỉ là ngành thực vật đã có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 9 :

Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

  • A
    Cung cấp thức ăn.
  • B
    Ngăn biến đổi khí hậu.
  • C
    Giữ đất, giữ nước.
  • D
    Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài động vật.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 10 :

Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?

  • A
    (1).                                      
  • B
    (2).
  • C
    (3).                                      
  • D
    (4).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tảo lục đơn bào không được xếp vào nhóm Thực vật.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 11 :

Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

  • A
    Nấm men.
  • B
    Vi khuẩn.
  • C
    Nguyên sinh vật.
  • D
    Virus.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhờ có nấm men giúp lên men rượu nên chúng ta sẽ thu được rượu vang.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 12 :

Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

  • A
    Vì chúng có hệ mạch.
  • B
    Vì chúng có hạt nằm trong quả.
  • C
    Vì chúng sống trên cạn.
  • D
    Vì chúng có rễ thật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành động vật vì hạt của chúng được bảo vệ trong quả nên sẽ không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và sẽ đảm bảo được độ nảy mầm cao hơn.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 13 :

Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

  • A
    Cá heo.
  • B
    Sóc đen Côn Đảo.
  • C
    Rắn lục mũi hếch.
  • D
    Gà lôi lam đuôi trắng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cá heo không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể săn bắt hay nuôi nhốt trái phép cá heo.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

Câu 14 :

Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A
    Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • B
    Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • C
    Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
  • D
    Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu… và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lí mà không nên dừng hẳn.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 15 :

Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

  • A
    Thảo nguyên.
  • B
    Rừng mưa nhiệt đới.
  • C
    Hoang mạc.
  • D
    Rừng ôn đới.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, lượng mưa ít nên có rất ít các loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường này dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 16 :

Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:

  • A
    nhiệt năng.
  • B
    quang năng.
  • C
    điện năng.
  • D
    nhiệt năng và quang năng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt năng và quang năng.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 17 :

Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

  • A
    Làm cho vật nóng lên.
  • B
    Truyền được âm thanh.
  • C
    Phản chiếu được ánh sáng.
  • D
    Làm cho vật chuyển động.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biểu hiện của nhiệt năng là làm cho vật nóng lên.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 18 :

Trong quá trình sử dụng năng lượng nào xuất hiện năng lượng hao phí?

  • A
    Tất cả mọi hoạt động sử dụng năng lượng đều xuất hiện năng lượng hao phí.
  • B
    Trong trường hợp sử dụng năng lượng nhiệt.
  • C
    Trong trường hợp sử dụng năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.
  • D
    Trong trường hợp sử dụng năng lượng hóa học.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi sử dụng năng lượng vào một mục đích nào đó thì luôn có một phần năng lượng là hữu ích và phần còn lại là năng lượng hao phí.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 19 :

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

  • A
    quả bóng bị Trái Đất hút.
  • B
    quả bóng đã bị biến dạng.
  • C
    thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
  • D
    một phần năng lượng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đáp án D

Câu 20 :

Chọn đáp án sai khi nói về nguồn năng lượng không tái tạo?

  • A
    Năng lượng sinh khối là năng lượng không tái tạo.
  • B
    Dầu mỏ là năng lượng không tái tạo.
  • C
    Nguồn năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
  • D
    Nguồn năng lượng tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

A sai vì năng lượng sinh khối là năng lượng tái tạo.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A.

close