Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 12 năm học 2020-2021 THPT Trần Quốc Tuấn - Quảng NgãiLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: Sinh vật sản xuất là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ, gồm thực vật là chủ yếu và một số vi sinh vật tự dưỡng. Câu hỏi 2 : Bên cạnh những tác động của ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật gây ra diễn thế sinh thái. Nhóm loài sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về nguyên nhân của diễn thế sinh thái. Lời giải chi tiết: Bên cạnh những tác động của ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật gây ra diễn thế sinh thái. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất. Câu hỏi 3 : Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hóa thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại nào sau đây?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. Lời giải chi tiết: Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất có ở đại Thái cổ. Câu hỏi 4 : Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Lời giải chi tiết: Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng tập trung vào những vấn đề chính: - ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng rừng. - vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư, tránh đốt rừng làm rẫy. - xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, hạn chế thay đổi khí hậu, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt, … Câu hỏi 5 : Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về thành phần loài trong quần xã. Lời giải chi tiết: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh. Câu hỏi 6 : Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về chu trình sinh địa hóa nitơ. Lời giải chi tiết: Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối NO3- và NH4+. Câu hỏi 7 : Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài. Câu hỏi 8 : Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về chuỗi thức ăn. Lời giải chi tiết: Cỏ là sinh vật sản xuất, sâu ăn cỏ nên sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 1. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cáo. Câu hỏi 9 : Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về dòng năng lượng trong hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: Trong hệ sinh thái, quá trình đồng hóa sử dụng năng lượng mặt trời tổng hợp các chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng. Mặt trời cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên Trái đất. Câu hỏi 10 : Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết: Trong quan hệ hỗ trợ, các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. Câu hỏi 11 : Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về chu trình sinh địa hóa cacbon. Lời giải chi tiết: Chỉ một phần nhỏ cacbon lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình. Do đó phát biểu C sai. Câu hỏi 12 : Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất . Lời giải chi tiết: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. Câu hỏi 13 : Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật
Đáp án: B Phương pháp giải: Khái niệm về quần thể sinh vật. Lời giải chi tiết: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. A, C, D đều là những tập hợp các cá thể của nhiều loài khác nhau nên không phải quần thể. Câu hỏi 14 : Diễn thế nguyên sinh là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết về các loại diễn thế sinh thái. Lời giải chi tiết: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định. Câu hỏi 15 : Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về lưới thức ăn. Lời giải chi tiết: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.. Câu hỏi 16 : Khi điều kiện môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy, đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về sự phấn bố các cá thể của quần thể. Lời giải chi tiết: Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn, tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Câu hỏi 17 : Các loại nhân tố sinh thái gồm
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về môi trường sống và các nhân tố sinh thái. Lời giải chi tiết: Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường quanh sinh vật) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (thế giới hữu cơ của môi trường, mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường sống). Câu hỏi 18 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về diễn thể sinh thái?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về diễn thế sinh thái. Lời giải chi tiết: Hoạt động khai thác tài nguyên làm biến đổi môi trường và với những quần xã có khả năng phục hồi thấp thì sẽ hình thành quần xã suy thoái. Do đó phát biểu C sai. Câu hỏi 19 : Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về hiệu suất sinh thái. Lời giải chi tiết: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, chất thải, bộ phận rơi rụng nên năng lượng trtuyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%. Câu hỏi 20 : Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Lời giải chi tiết: Các cây thông liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chống chịu hạn tốt hơn cây riêng rẽ. Câu hỏi 21 : Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết về đặc trưng sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã. Lời giải chi tiết: Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. Câu hỏi 22 : Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết về biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. Lời giải chi tiết: Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông là hiện tượng biến động số lượng cá thể theo chu kì mùa. Câu hỏi 23 : Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: Thành phần hữu sinh cuae hệ sinh thái gồm nhiều loài sinh vật của quần xã, tùy theo hình thức dinh dưỡng được chia thành 3 nhóm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu hỏi 24 : Trong quần thể, mối quan hệ nào sau đây giúp đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lý thuyết quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Lời giải chi tiết: Trong quần thể, mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể giúp đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Câu hỏi 25 : Hệ sinh thái là gì?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về thành phần cấu trúc hệ sinh thái. Lời giải chi tiết: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã). Câu hỏi 26 : Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh trong quần thể
Đáp án: B Phương pháp giải: Lý thuyết quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. Lời giải chi tiết: Quan hệ cạnh tranh trong quần thể làm giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Câu hỏi 27 : Các cây tràm ở rừng U Minh là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lý thuyết đặc trưng thành phần loài của quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết: Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác. Ví dụ cây tràm là đặc trưng của quần xã rừng U Minh. Câu hỏi 28 : Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất, ở kỉ nào sau đây xảy ra sự phát sinh thú và chim?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lý thuyết về lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. Lời giải chi tiết: Phát sinh thú và chim ở kỉ Triat của đại Trung sinh. Câu hỏi 29 : Xác định mối quan hệ sinh thái trong các ví dụ minh họa sau đây a. Vào mùa sinh sản, các con cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi thuận lợi để làm tổ. b. Giun đũa sống trong ruột lợn. c. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường. d. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa. e. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. f. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản. g. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng. Phương pháp giải: Lý thuyết về các mối quan hệ giứa các loài trong quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết: Các mối quan hệ sinh thái trong từng ví dụ là: a. Cạnh tranh cùng loài. b. Kí sinh. c. Ức chế cảm nhiễm. d. Cạnh tranh khác loài. e. Hỗ trợ cùng loài. f. Cạnh tranh cùng loài. g. Hội sinh. Câu hỏi 30 : Giải sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật (theo hình vẽ) gồm các loài sinh vật được kí hiệu là: A, B, C, D, E, F và G. Cho biết A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Theo lý thuyết, hãy xác định a. Lưới thức ăn này có tối đa bao nhiêu chuỗi thức ăn? b. Có tối đa bao nhiêu loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3, đó là loài nào? c. Có tối đa bao nhiêu loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 2, đó là loài nào? Phương pháp giải: Lý thuyết về lưới thức ăn trong quần xã sinh vật. Lời giải chi tiết:
a. Lưới thức ăn có tối đa 7 chuỗi. A → B → E → G A → B → C → G A → B → C → F A → C → G A → C → F A → D → F A → D → E → G b. Có tối đa 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 là: E, C, G, F. c. Có tối đa 4 loài thuộc bậc tiêu thụ bậc 2 là: E, C, G, F. Quảng cáo
|