Đề tham khảo thi vào 10 môn Văn Hà Nội năm 2025 - Đề số 2Tải về Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi: BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG (Nguyễn Bính) Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi: BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG (Nguyễn Bính)
(Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời. NXB Văn học, 2003) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định đề tài, thể loại của văn bản Bài thơ quê hương của Nguyễn Bính. Câu 2 (0.5 điểm): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết cách thể hiện cảm hứng đó. Câu 3 (1.0 điểm): Quê hương tôi được gợi tả như thế nào trong khổ thơ thứ 3,4? Phân tích một số hình ảnh, từ ngữ làm rõ hình ảnh quê hương tôi và cảm xúc của tác giả. Câu 4 (1.0 điểm): Con người và quê hương tôi được hiện lên như thế nào? Nhận xét nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp của con người, của quê hương? Câu 5 (1.0 điểm): Bài thơ quê hương của Nguyễn Bính đã khơi gợi trong em những tình cảm nào dành cho quê hương, đất nước – nơi mình đã sinh ra và lớn lên? PHẦN VIẾT (6.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về Bài thơ quê hương của Nguyễn Bính. Câu 2 (4.0 điểm) Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững tạo nên nét đặc sắc, độc đáo, riêng có về diện mạo, cốt cách, tâm hồn, lối sống… của một dân tộc, là “tấm thẻ căn cước” phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa nhân loại. (tapchicongsan.org.vn) Viết bài văn (khoảng 600 chữ) thể hiện quan điểm của em về ý kiến trên và đề xuất một số việc làm phù hợp với học sinh để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa nhân loại. Đáp án PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Câu 1.
Phương pháp: Đọc kĩ nội dung bài thơ, dựa vào đặc trưng thể loại thơ tám chữ Lời giải chi tiết: - Đề tài: Quê hương - Thể loại: thơ 8 chữ Câu 2.
Phương pháp: Đọc kĩ nội dung bài thơ, xác định các thủ pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng đó Lời giải chi tiết: - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tự hào (về quê hương tôi) - Cách thể hiện cảm hứng: qua điệp ngữ Quê hương tôi (đứng đầu các khổ thơ) Câu 3.
Phương pháp: Xác định điệp ngữ Quê hương tôi và phân tích đặc sắc nghệ thuật Lời giải chi tiết: - Quê hương tôi được gợi tả: + Quê hương tôi: đã từng trải qua những năm tháng đớn đau bởi mất nước. + Quê hương tôi dấn thân, kiên cường, bền bỉ trong hành trình cứu nước. + Quê hương tôi với bao anh hùng, ở bao thời đại đã làm rạng danh đất nước. - Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ: Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất; đêm vàng. + Từ ngữ: rỏ máu, trả thù chung. + Yếu tố, nhân vật lịch sử: bà Tưng, bà Triệu, Lê Lợi, Hưng Đạo vương, hội Diên Hồng. => Các nghệ thuật từ ngữ, yếu tố lịch sử đã tái hiện năm tháng đau thương mà anh dũng quật cường. => Thể hiện nỗi đau mất nước và niềm tự hào dân tộc (về những anh hùng, những sự kiện chói ngời trong sử sách) Câu 4.
Phương pháp: Đọc kĩ nội dung bài thơ Xác định các từ ngữ miêu tả hình ảnh con người và quê hương Lời giải chi tiết: - Con người: + Yêu say đắm những áng ca dao, tiếng đàn bầu (văn học truyền thống). + Sống nghĩa tình, thủy chung. + Yêu quê hương đất nước - Vẻ đẹp quê hương: + Giàu truyền thống văn hóa với bản sắc riêng. + Địa lý phong phú, đa dạng, hùng vĩ + Sản vật phong phú gắn với từng vùng đất => Nhân hóa: Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi; Ẩn dụ: Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc/ Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu. => Vận dụng sáng tạo yếu tố văn hóa dân gian, những hình ảnh thơ giàu sức gợi, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa để gợi tả, khắc họa không gian và con người của quê hương. Quê hương trù phú, tươi đẹp, con người bình dị, nghĩa tình, có đời sống tinh thần và truyền thống văn hóa riêng. Câu 5.
Phương pháp: Dựa theo nhận thức, cảm xúc của cá nhân Lời giải chi tiết: Gợi ý: Bài thơ gợi cho em tình yêu và lòng biết ơn quê hương PHẦN II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Câu 1.
Phương pháp: Đoạn văn đủ dung lượng, hướng vào nội dung sau: - Nội dung: Vẻ đẹp của con người, đất nước “tôi”; niềm tự hào về con người của quê hương. - Nghệ thuật: Vận dụng sáng tạo yếu tố văn hóa dân gian, yếu tố lịch sử. Lời giải chi tiết: Nguyễn Bính, qua “Bài thơ quê hương,” đã khắc họa quê hương với vẻ đẹp giản dị và sâu lắng, mang đậm sắc thái văn hóa dân gian. Với hình ảnh thân thuộc như “cây bầu cây nhị,” “cô Tấm trong quả thị,” hay “người em may túi đúng ba gang,” ông tái hiện những câu chuyện cổ tích và ca dao đầy chất thơ. Qua đó, Nguyễn Bính thể hiện mạch nguồn dân tộc, nơi những bài học về sự khiêm nhường, lòng nhân hậu, và tinh thần chống cái ác được truyền qua các thế hệ. Bài thơ còn toát lên vẻ đẹp tình yêu và sự thủy chung qua những câu tục ngữ như “một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ.” Cùng với đó, hình ảnh những người con gái bắc cầu dải yếm hay những đứa trẻ lớn lên cùng tiếng hát ru thể hiện nét đẹp thanh bình của quê hương, hòa quyện giữa văn minh lúa nước và tâm hồn thơ mộng. Dẫu viết trong giai đoạn đổi thay sau vụ Nhân văn Giai phẩm, bài thơ vẫn giữ nguyên hồn Việt mộc mạc, phản ánh niềm tự hào và tình yêu quê hương bất tận trong tâm hồn Nguyễn Bính. Câu 2.
Phương pháp: Sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận Dẫn chứng phong phú, phù hợp với lí lẽ, luận điểm Lời giải chi tiết: Dàn ý 1. Mở bài - Nêu vấn đề nghị luận: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình và tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa nhân loại - Tầm quan trọng của vấn đề 2. Thân bài - Làm rõ cách hiểu về ý kiến: + Trích dẫn ý + Nội dung đoạn: Khẳng định vai trò của giá trị văn hóa dân tộc đối với văn hóa của nhân loại. - Quan điểm/ ý kiến của cá nhân: + Đồng tình: làm rõ lí do/ chứng minh tính đúng đắn của ý kiến + Không đồng tình: phản biện để phủ nhận ý kiến (bằng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể) - Việc làm phù hợp với học sinh để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa nhân loại. 3. Kết bài - Khẳng định sức sống văn hóa dân tộc; vẻ đẹp của sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa nhân loại. - Nhận thức của cá nhân về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hóa nhân loại. Bài tham khảo Để có thể đưa đất nước Việt Nam giống như lời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” thì bên cạnh việc phát triển kinh tế, chúng ta cần phải biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. “Bản sắc văn hóa dân tộc” - một cụm từ nghe có vẻ trừu tượng nhưng thực ra nếu hiểu đơn giản thì đó chính là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần cốt lõi của một dân tộc. Văn hóa có thể hiện hữu bằng sản phẩm thuộc về vật chất như những món ăn của dân tộc, trang phục truyền thống, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… Và cũng có thể vô hình qua những giá trị tinh thần: tiếng nói, truyền thống của dân tộc (yêu nước, hiếu học, thủy chung…), tác phẩm văn học, những nét đẹp trong phong tục tập quán… Quả thật, với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc. Một dân tộc có giữ gìn được bản sắc văn hóa mới có thể giữ được đất nước. Vì thế mà suốt bốn nghìn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn tìm cách đồng hóa nhân dân Đại Việt để biến nước ta thuộc quyền sở hữu của chúng. Cũng vì thế mà người Pháp đã gọi dân tộc ta là “An Nam mít” và chúng là “nước mẹ vĩ đại” sang khai thông văn hóa cho người dân của ta. Sau đó, văn hóa còn đem lại những lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử chẳng phải là những địa điểm du lịch thu hút khách nước ngoài. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc nổi tiếng ở nước ngoài đã đem đến lòng tự hào, cùng lợi ích kinh tế to lớn… Cuối cùng, trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa chính là cái riêng biệt, không thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Với tầm quan trọng to lớn như vậy, cần phải có những biện pháp nào để giữ gìn bản sắc văn hóa. Có lẽ đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian. Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo… Sau đó, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần… Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước… Tuy hành động đó là nhỏ bé, nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hôm nay - những con người luôn dễ dàng tiếp thu với cái mới, hãy sống có ý thức bảo vệ những nét đẹp chân quý của đất nước. Quảng cáo
|