Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 9 Quảng cáo
Đề bài Câu 1:(2 điểm) a. Kể tên các phương châm hội thoại mà em đã học. b. Giải thích vì sao gọi là phương châm hội thoại mà không gọi là quy tắc hội thoại. Câu 2: (3 điểm) Sống trong đời sống Cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không? (Trịnh Công Sơn) Hãy tìm câu trả lời trong văn bản Ánh trăng của Nguyễn Duy. Câu 3: (5 điểm) Câu chuyện gặp gỡ xúc động giữa ông Sáu và bé Thu sau tám năm xa cách. Lời giải chi tiết Câu 1: (2 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại Lời giải chi tiết: a. Kể tên 5 phương châm hội thoại đã học. (Mỗi phương châm được 0,2 điểm). - Phương châm về chất. - Phương châm về lượng. - Phương châm quan hệ. - Phương châm cách thức. - Phương châm lịch sự. b. (1 điểm) Giải thích gọi là phương châm hội thoại mà không gọi là quy tắc hội thoại, vì: - Phương châm chỉ có tính định hướng, không có tính chất bắt buộc phải tuân thủ. - Nếu là quy tắc thì tính chất chặt chẽ, yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ cao hơn. Trong thực tế giao tiếp, do các lí do khác nhau nên không phải lúc nào các phương châm nêu ra cũng được tuân thủ. Đích cuối cùng là để đạt mục đích giao tiếp với hiệu quả cao nhất. Câu 2: (3 điểm)
Phương pháp: Nhớ lại nội dung bài thơ Lời giải chi tiết: a. Con người sống trên cuộc đời cần có một tấm lòng: - Khao khát sống có ích cho mọi người, cho xă hội; đừng lãng quên quá khứ, quên những người bạn tri kỉ một thời gắn bó. - Trên nền của một câu chuyện riêng tư, lời tâm sự của cá nhân, Nguyễn Duy đã khái quát lên một tình cảm: cần phải sống thủy chung với quá khứ, với thiên nhiên, đất nước và chính mình; phải biết “Uống nước nhớ nguồn”. b. Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của những tình cảm, thái độ đó đối với cuộc đời, ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. - Cuộc sống của mỗi cá nhân chỉ có giá trị và thực sự hạnh phúc khi đóng góp được vào cuộc đời chung những gì tốt đẹp của mình. - Là sự thức tỉnh về cách sống, thêm khao khát được được cống hiến, biết sống đẹp, ý thức được bổn phận và nghĩa vụ. - Khuyên con người không được quên một thời tình nghĩa thủy chung. Ánh trăng của Nguyễn Duy khiến cho con người phải suy ngẫm sâu sắc về lẽ sống ở đời. Câu 3: (5 điểm)
Phương pháp: Nhớ lại nội dung câu chuyện và kể lại Lời giải chi tiết: 1. Về hình thức - Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nghị luận một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao. - Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí. - Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất. - Biết sử dụng lời văn đối thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp. - Hành văn mạch lạc, trong sáng. Không có quá nhiều lỗi sai: lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, sai chính tả. 2. Về nội dung - Kể chuyện: Cuộc gặp gỡ xúc động của hai cha con ông Sáu và bé Thu trong chuyên về thăm nhà sau 8 năm xa cách. - Truyện được gợi ra trong hoàn cảnh ở chiến khu khi ông Sáu đang dồn hết tâm trí vào việc làm chiếc lược ngà cho con gái. Đó không phải là chiếc lược bình thường. Đó là chiếc lược của tình yêu thương, là biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng. Câu chuyện cần làm nổi bật các tình huống sau: + Lúc nhìn thấy con nhưng gặp phải nghịch cảnh trớ trêu: bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo. + Mấy ngày nghỉ phép ở nhà, tiếp xúc với bé Thu lại càng khó khăn hơn với ông, khiến ông buồn tủi hơn. + Ấn tượng nhất khiến ông không thể quên được, đó là giây phút hạnh phúc của ông khi chia tay với con. Tiếng gọi “ba" của bé Thu thật cảm động và đau đớn. Đây là tiếng gọi đầu tiên và cũng là tiếng gọi lần cuối đối với người cha quá yêu con gái vì sau đó ông Sáu đã hi sinh.
Quảng cáo
|