Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 11 - Đề số 04 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 11 - Đề số 04 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Hai điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau khoảng r. Lực tĩnh điện giữa chúng là:

A. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)

B. \(F = k\frac{{\left| {{q_1} + {q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

C. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

D. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2r}}\)

Câu 2: Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên 3 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ:

A. tăng lên gấp 3 lần

B. giảm đi 9 lần

C. tăng lên gấp 9 lần

D. không thay đổi

Câu 3: Người ta làm nhiễm điện cho một thanh kim loại bằng cách hưởng ứng. Sau khi nhiễm điện thì số electron trong thanh kim loại sẽ:

A. tăng

B. giảm

C. không đổi

D. lúc đầu tăng, lúc sau giảm dần.

Câu 4: Chọn câu phát biểu sai

A. Điện tích nguyên tố là điện tích nhỏ nhất mà ta đã biết trong tự nhiên.

B. Độ lớn điện tích của electron và proton là điện tích nguyên tố.

C. Khi một nguyên tử bị mất bớt electron hoặc nhận thêm electron thì nó trở thành ion dương.

D. Khi một vật mang điện tích thì điện tích của nó có độ lớn bằng số nguyên lần điện tích nguyên tố.

Câu 5: Tính chất cơ bản của điện trường là:

A. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.

B. làm nhiễm điện các vật đặt gần nó.

C. có mang năng lượng rất lớn.

D. gây ra lực tác dụng lên nam châm đặt trong nó.

Câu 6: Một quả cầu mang điện tích Q đặt trong điện môi đồng chất. Cường độ điện trường do Q gây ra tại điểm M trong không gian không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. độ lớn của điện tích Q

B. hằng số điện môi của môi trường

C. bản chất của chất cấu tạo nên quả cầu

D. Khoảng cách từ điện tích Q đến điểm M

Câu 7: Chọn phát biểu sai về đường sức điện

A. Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với giá của vecto cường độ điện trường tại điểm đó.

B. Tại một điểm trong điện trường, ta chỉ vẽ được một đường sức đi qua.

C. Ở chỗ cường độ điện trường lớn thì đường sức điện sẽ thưa, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì đường sức sẽ mau.

D. Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau.

Câu 8: Công của lực điện trong sự di chuyển điện tích từ điểm M đến N trong điện trường đều

A. phụ thuộc vào hình dạng đường đi từ M đến N

B. không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích di chuyển

C. không phụ thuộc vào cường độ điện trường

D. phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M và điểm cuối N

Câu 9: Người ta thả một electron tự do không vận tốc đầu trong một điện trường đều. Khi đó electron sẽ

A. đứng yên

B. chuyển động dọc theo một đường sức và cùng chiều đường sức

C. chuyển động dọc theo một đường sức và ngược chiều đường sức

D. chuyển động theo phương vuông góc với các đường sức.

Câu 10: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tụ điện?

A. Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi

B. Khi tích điện cho tụ điện bằng một hiệu điện thế thì điện tích Q của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U giữa hai bản tụ điện.

C. Công thức tính điện dung của tụ điện là \(C = \frac{U}{Q}\)

D. Đơn vị của điện dung là Fara (F)

Câu 11: Dòng điện không đổi là dòng điện

A. có chiều không đổi theo thời gian

B. có chiều và cường độ không đổi theo thời gian

C. có cường độ không đổi theo thời gian

D. có chiều thay đổi nhưng cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu 12: Trong các pin điện hóa, dạng năng lượng nào sau đây được biến đổi thành điện năng?

A. Hóa năng    B. Quang năng

C. Cơ năng     D. Nhiệt năng

Câu 13: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

A. tạo ra năng lượng của nguồn

B. thực hiện công của nguồn điện

C. nhiễm điện cho các vật

D. duy trì hiệu điện thế của nguồn điện

Câu 14: Trong một mạch kín chứa nguồn điện, cường độ dòng điện trong mạch

A. tỉ lệ thuận với điện trở toàn phần của mạch

B. phụ thuộc vào tính chất của đoạn mạch

C. tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện

D. tỉ lệ thuận với điện trở toàn phần của mạch và tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn điện.

Câu 15: Một bộ nguồn gồm các nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động e và điện trở trong r. Bộ nguồn được mắc kiểu hỗn hợp đối xứng gồm m dãy mắc song song, mỗi dãy gồn n nguồn. Chọn công thức đúng để tính suất điện động và điện trở trong tương đương của bộ nguồn?

A. \({E_b} = me;{r_b} = \frac{{m{\rm{r}}}}{n}\)

B. \({E_b} = me;{r_b} = n{\rm{r}}\)

C. \({E_b} = \frac{{ne}}{m};{r_b} = n{\rm{r}}\)

D. \({E_b} = ne;{r_b} = \frac{{n{\rm{r}}}}{m}\)

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 20cm trong chân không thì đẩy nhau một lực bằng 3,6.10-4 N. Xác định điện tích của hai quả cầu.

Câu 2: Hai điện tích điểm \({q_1} = 2,{7.10^{ - 9}}C\) và \({q_2} =  - {3.10^{ - 8}}C\) đặt trong chân không cách nhau 12cm. Xác định điểm M mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.

Câu 3: Tính công mà lực điện trường tác dụng lên một electron sinh ra khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N trong điện trường có hiệu điện thế bằng 100V.

Câu 4: Một tụ điện có ghi  \(25\mu F - 500V\). Nối hai bản tụ vào một nguồn điện có hiệu điện thế 300V.

a) Tính điện tích của tụ điện.

b) Tính điện tích tối đa mà tụ tích được.

Lời giải chi tiết

Phần 1: Trắc nghiệm

1. C

2. D

3. C

4. C

5. A

6. C

7. C

8. D

9. C

10. C

11. B

12. C

13. B

14. C

15. D

Câu 1:

Ta có: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

Chọn C

Câu 2:

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\\F' = k\frac{{\left| {3{q_1}.3{q_2}} \right|}}{{{{\left( {3{\rm{r}}} \right)}^2}}}\end{array} \right. \Rightarrow F = F'\)

Chọn D

Câu 3:

Nhiễm điện do hưởng ứng, sau khi nhiễm điện thì số electron trong thanh kim loại sẽ không đổi.

Chọn C

Câu 4:

Khi một nguyên tử bị mất bớt electron thì nó trở thành ion dương.

Khi một nguyên tử nhận thêm electron thì nó trở thành ion âm.

Chọn C

Câu 5:

Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.

Chọn A

Câu 6:

Ta có:

\(E = k\frac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\) => E phụ thuộc độ lớn điện tích q, hằng số điện môi và khoảng cách từ điện tích q đến điểm M.

Chọn C

Câu 7:

Ở chỗ cường độ điện trường lớn thì đường sức điện sẽ mau, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì đường sức sẽ thưa.

Chọn C

Câu 8:

Công của lực điện trong sự di chuyển điện tích từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều không phụ thuộc vào hình dạng đường đi, chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M và điểm N.

Chọn D

Câu 9:

Điện tích âm dịch chuyển ngược chiều đường sức điện.

Chọn C

Câu 10:

Ta có: \(C = \frac{Q}{U}\)

Chọn C

Câu 11:

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.

Chọn B

Câu 12:

Trong pin điện hóa dạng năng lượng được biến đổi thành điện năng là cơ năng.

Chọn C

Câu 13:

Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Chọn B

Câu 14:

Ta có:

\(I = \frac{E}{{R + r}}\)

=> Trong một mạch điện kín chứa nguồn điện, cường độ dòng điện trong mạch tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện.

Chọn C.

Câu 15:

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = ne\\{r_b} = \frac{{n{\rm{r}}}}{m}\end{array} \right.\)

Chọn D

Phần 2: Tự luận

Câu 1:

Ta có:

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} \Leftrightarrow 3,{6.10^{ - 4}} = {9.10^9}\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{0,{2^2}}}\)

\( \Leftrightarrow \left| {{q_1}{q_2}} \right| = 1,{6.10^{ - 15}} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{q_1} = {q_2} = {4.10^{ - 8}}C\\{q_1} = {q_2} =  - {4.10^{ - 8}}C\end{array} \right.\)

Câu 2:

Để cường độ điện trường tại M bằng 0 thì:

\(\left\{ \begin{array}{l}\overrightarrow {{E_{1M}}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{E_{2M}}} \\{E_{1M}} = {E_{2M}}\end{array} \right.\)

Do q1 và q2 trái dấu nên M nằm trên đường thẳng AB, nằm ngoài khoảng AB.

Ta biểu diễn \(\overrightarrow {{E_{1M}}} ;\overrightarrow {{E_{2M}}} \) như hình vẽ.

 

\(\begin{array}{l}{E_{1M}} = {E_{2M}} \Leftrightarrow k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{{x^2}}} = k\frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{{\left( {r + x} \right)}^2}}}\\ \Leftrightarrow \frac{{\left| {2,{{7.10}^{ - 9}}} \right|}}{{{x^2}}} = \frac{{\left| {{{3.10}^{ - 8}}} \right|}}{{{{\left( {0,12 + x} \right)}^2}}}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0,05\\x =  - 0,03(loai)\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy điểm M nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách A 5cm, cách B 17cm.

Câu 3:

Ta có:

\(A = qEd = qU =  - 1,{6.10^{ - 19}}.100 =  - 1,{6.10^{ - 17}}J\)

Câu 4:

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}C = 25\mu F = {25.10^{ - 6}}F\\{U_{\max }} = 500V\\U = 300V\end{array} \right.\)

a)

Điện tích của tụ điện là:

\(Q = CU = {25.10^{ - 6}}.300 = 7,{5.10^{ - 3}}C\)

b)

Điệnt ích tối đa mà tụ tích được là:

\({Q_{\max }} = C.{U_{\max }} = {25.10^{ - 6}}.500 = 0,0125C\)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close