Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 11 - Đề số 01 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 11 - Đề số 01 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Hai điện tích điểm q1 =-4.10-5C và  q1 =5.10-5C đặt cách nhau 5cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng

A. 3,6 N                 B. 72.102 N

C. 0,72N                 D. 7,2 N

Câu 2: Cho một vật A nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật B chưa nhiễm điện thì

A. vật B nhiễm điện hưởng ứng.

B. vật B nhiễm điện dương.

C. vật B không nhiễm điện.

D. vật B nhiễm điện âm.

Câu 3: Chọn câu sai:

A. Đường sức của điện trường tại mỗi điểm trùng với véctơ cường độ điện trường

B. Qua bất kỳ một điểm nào trong điện trường cũng có thể vẽ được một đường sức 

C. Các đường sức không cắt nhau và chiều của đường sức là chiều của cường độ điện trường.

D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín. Xuất phát từ dương và đi vào ở âm 

Câu 4: Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ:

A. càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài.     

B. phụ thuộc vào dạng quỹ đạo. 

C. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N.    

D. chỉ phụ thuộc vào vị tí M.

Câu 5: Biết hiệu điện thế UNM=3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng:

A. VM = 3V            B. VN - VM = 3V

C. VN = 3V             D. VM - VN = 3V

Câu 6: Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.

phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. C tỉ lệ thuận với Q.

B. C tỉ lệ nghịch với U.

C. C phụ thuộc vào Q và U.

D. C không phụ thuộc vào Q và U.

Câu 7: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tích điện cho hai cực của nó.

B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

C. khả năng thực hiện công của nguồn điện.

D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 

B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Câu 9: Đặt vào 2 đầu của một tụ điện một hiệu điện thế U=120V thì điện tích của tụ

24.10-4C. Điện dung của tụ điện:

A.\(0,02\mu F\)               B. \(2\mu F\)

C.\(0,2\mu F\)                  D. \(20\mu F\)

Câu 10: Chọn câu đúng: Điện năng tiêu thụ được đo bằng.

A. vôn kế                   B. công tơ điện

C. ampe kế                D. tĩnh điện kế.       

Câu 11:  Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn?

A.  ED.                        B.  qE.

C.  qED.                      D.  qV.

Câu 12: Chọn câu đúng: Ghép song song n nguồn điện giống nhau để tạo thành một bộ nguồn. Gọi E và r là suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn điện, thì bộ nguồn có: 

A. suất điện động E và điện trở trong \(\frac{r}{n}\)

B. suất điện động E và điện trở trong nr

C. suất điện động nE và điện trở trong r.

D. Tất cả A, B, C là đúng.                                           

B. Phần tự luận

Câu 1: Hai điện tích điểm q1 = 4.10-8C và q2 = -4.10-8C nằm cố định tại hai điểm A và B cách nhau 20 cm trong  không khí. Xác định vec tơ cường độ điện trường E tại:

a) Điểm M là trung điểm của AB.

b) Điểm N cách A 30cm, cách B 10 cm.

Câu 2: Cho mạch điện như hình vẽ. E =12 V ; r= 4Ω ; R1 =12Ω; R2 =24Ω ; R3= 8Ω.  Tính:

a) Cường độ dòng điện trong toàn mạch.

b) Cường độ dòng điện qua R1 và R3 .

c) Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong thời gian 15 phút.

 

Lời giải chi tiết

A. Phần trắc nghiệm:

1. B

2. B

3. D

4. C

5. B

6. D

7. C

8. D

9. D

10. B

11. A

12. A

Câu 1:

Ta có:

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| { - {{4.10}^{ - 5}}{{.5.10}^{ - 5}}} \right|}}{{0,{{05}^2}}} \\= 7200N = {72.10^2}N\)

Chọn B

Câu 2:

Vật A nhiễm điện dương, tức đang thiếu electron.

Vật A tiếp xúc với vật B chưa nhiễm điện.

Suy ra, electron từ vật B di chuyển sang vật A => vật B thiếu electron => vật B nhiễm điện dương.

Chọn B

Câu 3:

Đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín. Nó đi ra điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Chọn D

Câu 4:

Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo, chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M và N.

Chọn C

Câu 5:

Ta có: \({U_{MN}} = {V_N} - {V_M} = 3V\)

Chọn B

Câu 6:

Ta có: \(C = \frac{S}{{k.4\pi .d}}\) => C không phụ thuộc vào Q và U.

Chọn D

Câu 7:

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Chọn C

Câu 8:

Chiều của dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển của các điện tích dương.

Chọn D

Câu 9:

Ta có: \(C = \frac{Q}{U} = \frac{{{{24.10}^{ - 4}}}}{{120}} = {2.10^{ - 5}}F = 20\mu F\)

Chọn D

Câu 10:

Điện năng tiêu thụ được đo bằng công tơ điện.

Chọn B

Câu 11:

Ta có: U=E.d (V)

Chọn A

Câu 12:

Ghép song song n nguồn điện giống nhau suy ra:

\(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = E\\{r_b} = \frac{r}{n}\end{array} \right.\)

Chọn A

B. Phần tự luận

Câu 1:

a) Điểm M là trung điểm của AB.

Ta biểu diễn vecto cường độ điện trường \(\overrightarrow {{E_{1M}}} ;\overrightarrow {{E_{2M}}} \) như hình vẽ.

 

Ta có:

Vecto cường độ điện trường tổng hợp: \(\overrightarrow E  = \overrightarrow {{E_{1M}}}  + \overrightarrow {{E_{2M}}} \)

\(\overrightarrow {{E_{1M}}}  \uparrow  \uparrow \overrightarrow {{E_{2M}}}  \Rightarrow E = {E_{1M}} + {E_{2M}}\)

Lại có:

\({E_{1M}} = {E_{2M}} = k\frac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{{{4.10}^{ - 8}}}}{{0,{1^2}}} \\= 36000V/m\)

Suy ra: \(E = {E_{1M}} + {E_{2M}} = 2.36000\\ = 72000V/m\)

b) N cách A 30cm, cách B 10cm

Ta biểu diễn vecto cường độ điện trường \(\overrightarrow {{E_{1M}}} ;\overrightarrow {{E_{2M}}} \) như hình vẽ.

 

Ta có:

\({E_{2N}} = k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{\varepsilon r_{1M}^2}} = {9.10^9}.\frac{{\left| {{{4.10}^{ - 8}}} \right|}}{{0,{1^2}}} \\= 36000V/m\)

\({E_{1N}} = k\frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{\varepsilon r_{2M}^2}} = {9.10^9}.\frac{{\left| { - {{4.10}^{ - 8}}} \right|}}{{0,{3^2}}} \\= 4000V/m\)

Vecto cường độ điện trường tổng hợp: \(\overrightarrow E  = \overrightarrow {{E_{1M}}}  + \overrightarrow {{E_{2M}}} \)

\(\overrightarrow {{E_{1M}}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{E_{2M}}}  \Rightarrow E = \left| {{E_{1M}} - {E_{2M}}} \right| \\= 32000V/m\)

Câu 2:

a)

Ta có: \({R_3}nt\left( {{R_1}//{R_2}} \right)\)

\({R_{12}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{12.24}}{{12 + 24}} = 8\Omega \)

\({R_N} = {R_{12}} + {R_3} = 8 + 8 = 16\Omega \)

\[{r_b} = \frac{r}{2} = \frac{4}{2} = 2(\Omega )\]

Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:

\[I = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{{12}}{{16 + 2}} = \frac{2}{3}(A)\]

b)

Ta có: \[I = {I_3} = {I_{12}} = \frac{2}{3}(A)\]

\[{U_{12}} = {I_{12}}.{R_{12}} = \frac{2}{3}.8 = \frac{{16}}{3}(V)\]

\[{R_1}//{R_2} \Rightarrow {U_{12}} = {U_1} = {U_2} = \frac{{16}}{3}(V)\]

Suy ra: \[{I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{\frac{{16}}{3}}}{{12}} = \frac{4}{9}(A)\]

c)

Ta có: \[{I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{\frac{{16}}{3}}}{{24}} = \frac{2}{9}(A)\]

Nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong thời gian t = 15phút = 900s là:

\[Q = I_2^2.{R_2}.t = {\left( {\frac{2}{9}} \right)^2}.24.900 = \frac{{3200}}{3}(J)\]

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close