Đề kiểm tra 1 tiết Văn 9 - Đề số 11Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 11 - Học kì 1 - Ngữ văn 9 Quảng cáo
Đề bài Câu 1: (2 điểm) 1.1. Thế nào là phương châm lịch sự? Để bảo đảm lịch sự trong hội thoại cần có những yêu cầu gì? 1.2. Ghi lại 5 câu tục ngữ, ca dao nói về phương châm lịch sự. Câu 2: (2 điểm) Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô? Câu 3: (2 điểm) Tìm những từ láy trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng của nó? Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 4: (4 điểm) Dùng những câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp trong hai đoạn văn. Mỗi đoạn khoảng 3 đến 5 câu. 1. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”. (Làng - Kim Lân) 2. “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc”. (Lặng lẽ Sa pa - Nguyễn Thành Long) Lời giải chi tiết Câu 1: (2 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại Lời giải chi tiết: 1.1. Yêu cầu cần đạt: (1 điểm) - Phương châm lịch sự: là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại phải tế nhị, tôn trọng người khác. - Để bảo đảm lịch sự trong hội thoại cần có những yêu cầu sau: + Những người tham gia giao tiếp phải biết tuân thủ những quy ước giao tiếp mà cộng đồng đã chấp nhận. Ví dụ: xưng hô phải đúng với quan hệ xã hội. + Những người tham gia hội thoại phải biết lựa chọn đề tài giao tiếp và thực hiện các hành động ngôn ngữ thích hợp, để tránh làm mất thể diện của người khác. 1.2. Năm câu tục ngữ, ca dao nói về phương châm lịch sự: - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. (Ca dao) - Lời chào cao hơn mâm cỗ (Tục ngữ) - Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời (Ca dao) - Lời nói gói vàng. (Tục ngữ) - Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (Ca dao) Câu 2: (2 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về giao tiếp trong tiếng Việt Lời giải chi tiết: Trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô, vì: 1. Trong tiếng Việt để xưng hô có thể dùng: - Các đại từ xưng hô. - Các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng. 2. Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe (thân hay sơ, khinh hay trọng). Nếu không chú ý lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn hoặc không thực hiện được quá trình giao tiếp. Câu 3: (2 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về từ láy Lời giải chi tiết: 1. Những từ láy trong đoạn thơ: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu. 2. Tác dụng của những từ láy sử dụng trong đoạn thơ: - Dùng để tả hình dáng của sự vật. - Thể hiện tâm trạng con người. Câu 4: (4 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về lời dẫn trực tiếp Lời giải chi tiết: 1. Viết đoạn văn nhỏ, trích dẫn các lời dẫn trực tiếp theo đề bài đưa ra. a. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”. (Làng - Kim Lân) b. “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc”. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) 2. Mỗi đoạn văn đáp ứng nội dung và dẫn lời trực tiếp đạt 2 điểm.
Quảng cáo
|