Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương III - Phần 2 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 3 - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Lịch sử 10

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Ngành nào trở thành ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài từ thế kỉ XVI đến XVIII?

A. đúc đồng.   B. làm gốm sứ.

C. khai mỏ.    D. làm giấy.

Câu 2.Tình hình nông nghiệp Đại Việt có điểm gì nổi bật từ nửa sau thế kỉ XVII?

A. dần ổn định trở lại.

B. phát triển vượt bậc.

C. suy yếu nghiệm trọng.

D. khủng hoảng trầm trọng.

Câu 3. Người Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan đến nước ta để mang hàng hóa của họ đổi lấy

A. vũ khí, len dạ, đồ sứ.

B. vũ khí, thuốc súng, len dạ.

C. bạc, đồng, đồ sứ.

D. tơ lụa, đường, nông sản quý.

Câu 4.

Đình Bảng bán ấm, bán khay

Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông”

Câu ca dao trên thể hiện điều gì?

A. Sự phát triển của thủ công nghiệp.

B. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa.

C. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới.

D. Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển.

Câu 5. Nội dung nào không thể hiện sự phát triển của ngành khai mỏ ở Đảng Ngoài từ thế kỉ XVI đến XVIII?

A. Lượng kim loại phục vụ nhà nước ngày càng tăng.

B. Lượng kim loại bán ra thị trường ngày càng lớn.

C. Một số thợ giỏi vừa lập phường sản xuất vừa buôn bán.

D. Một số người Hoa sang xin thầu khai thác một số mỏ.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây là chính xác về thế mạnh của thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ XVI đến XVIII?

A. phát triển mạnh, có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn.

B. phát triển mạnh nhất Đông Nam Á, mẫu mã đa dạng.

C. xuất hiện nhiều phường hội cùng giúp đỡ nhau sản xuất.

D. nhiều phố xa, của hàng được lập nên ở nhiều nơi.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII - XVIII.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. C

2. A

3. D

4. B

5. C

6. A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 112.

Cách giải:

Từ thế kỉ XVI đến XVIII, ngành khai mỏ trở thành ngành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 111.

Cách giải:

Nông nghiệp một thời bị tàn phá do chiến tranh, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 113.

Cách giải:

Bên cạnh các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia-va, Xiêm, … xuất hiện những thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Họ đã chở đến nước ta những sản phẩm như vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, đồ sứ, …. để đổi lấy tơ lụa, đường, đồ gốm, các loại nông sản, lâm sản quý.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 113, suy luận.

Cách giải:

Hai câu thơ trên thể hiện người dân họp chợ buôn bán hàng hóa ngày một đông đảo ở vùng Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là biểu hiện cho sự phát triển của thương nghiệp ở miền xuôi trong các thế kỉ XVI – XVII.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 112, suy luận.

Cách giải:

- Đáp án C: biểu hiện chung của sự phát triển thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ XVI đến XVIII.

- Đáp án A, C, D: là biểu hiện minh chứng cho sự phát triển của ngành khai mỏ ở Đảng Ngoài từ thế kỉ XVI đến XVIII.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ XVI đến XVIII:

- Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

- Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

- Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở các Đàng Trong và Đàng Ngoài.

=> Như vậy, thủ công nghiệp đương thời phát triển mạnh, có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn. Các sản phẩm được sản xuất với trình độ cao, tiêu biểu đó là lụa là, gấm vóc, đồ gốm…được người tiêu dùng, đặc biệt là thương nhân nước ngoài ưa thích.

Chọn: A

Chú ý:

- Đáp án B: thủ công nghiệp Đại Việt thời kì này chưa đạt đến mức phát triển nhất Đông Nam Á.

- Đáp án C: đây là đặc điểm của thành thị Tây Âu thời kì trung đại.

- Đáp án D: đây là biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ XVI đến XVIII. 

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 112, 113, nhận xét.

Cách giải:

- Từ thế kỉ XVI - XVIII, do sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...

- Đô thị thời kì này có một số đặc điểm như:

+ Mỗi vật phẩm khác nhau được dành riêng cho từng phường: Thăng Long - Kẻ Chợ gồm 36 phố phường, mỗi phường buôn bán các loại mặt hàng khác nhau.

+ Có một số đô thị lớn như Hội An, Thanh Hà,… do thương nhân nước ngoài đến đây sinh sống và buôn bán lập nên. Chủ yếu là người Trung Quốc và Nhật Bản.

+ Giao lưu, buôn bán với các nước phương Tây cũng diễn ra tấp nập.

- Ngoài ra, còn có một số trung tâm buôn bán nhỏ, phồn vinh một thời.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close