Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 5 - Chương 4 - Đại số 9Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 5 - Chương 4 - Đại số 9 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Bài 1: Tìm m để phương trình \({x^2} - 2\left( {m - 1} \right)x + m - 3 = 0\) có hai nghiệm phân biệt. Bài 2: Tìm m để phương trình \(m{x^2} + 2\left( {m + 1} \right)x + m + 3 = 0\) có nghiệm. Bài 3: Cho \({x^2} + {y^2} = 1.\) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(m = x + y.\) LG bài 1 Phương pháp giải: Phương trình có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \Delta ' > 0\) Lời giải chi tiết: Bài 1: Phương trình có hai nghiệm phân biệt \( \Leftrightarrow \Delta ' > 0\) \( \Leftrightarrow {\left( {m - 1} \right)^2} - \left( {m - 3} \right) > 0\) \( \Leftrightarrow {m^2} - 3m + 4 > 0\) \( \Leftrightarrow {\left( {m - {3 \over 2}} \right)^2} + {7 \over 4} > 0,\) với mọi m ( vì \({\left( {m - {3 \over 2}} \right)^2} \ge 0,\) với mọi m) Vậy Phương trình có hai nghiệm phân biệt với mọi \(m \in \mathbb R\) . LG bài 2 Phương pháp giải: Biện luận để phương trình có nghiệm trong 2 trường hợp:\(m = 0\) và \(m \ne 0\) Lời giải chi tiết: Bài 2: +) \(m = 0\), ta có phương trình \(2x + 3 = 0 \Leftrightarrow x = - {3 \over 2}\). Vậy \(m = 0\), phương trình có nghiệm. +) \(m \ne 0\), phương trình có nghiệm \( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ m \ne 0 \hfill \cr \Delta ' \ge 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ m \ne 0 \hfill \cr - m + 1 \ge 0 \hfill \cr} \right. \)\(\;\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ m \ne 0 \hfill \cr m \le 1 \hfill \cr} \right.\) Vậy phương trình có nghiệm khi \( m ≤ 1.\) LG bài 3 Phương pháp giải: Rút y từ biểu thức \(m = x + y \) thế vào \({x^2} + {y^2} = 1 \) ta được pt bậc hai ẩn x với tham số m Phương trình trên có nghiệm \( \Leftrightarrow \Delta ' \ge 0 \) từ đó ta tìm được GTLN của m Lời giải chi tiết: Bài 3: Ta có: \(m = x + y \Leftrightarrow y = m – x\) Vậy \({x^2} + {y^2} = 1 \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {m - x} \right)^2} = 1 \)\(\;\Leftrightarrow 2{x^2} - 2mx + {m^2} - 1 = 0\) Phương trình có nghiệm \( \Leftrightarrow \Delta ' \ge 0 \Leftrightarrow - {m^2} + 2 \ge 0\) \( \Leftrightarrow \left| m \right| \le \sqrt 2 \Leftrightarrow - \sqrt 2 \le m \le \sqrt 2 \) Vậy giá trị lớn nhất của m là \(\sqrt 2 \). Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow x = y = {1 \over {\sqrt 2 }}.\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|