Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 10 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A. Chế độ quân điền

B. Chế độ tỉnh điển

C. Chế độ tô, dung, điệu

D. Chế độ lộc điền

Câu 2. Dưới thời Đường, người nông dân nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ

A. Nộp tô cho nhà nước

B. Với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu

C. Đi lao dịch cho nhà nước

D. Nộp thuế cho nhà nước

Câu 3. Ai là người sáng lập ra nhà Minh ở Trung Quốc?

A. Trần Thắng - Ngô Quảng

B. Triệu Khuông Dẫn

C. Chu Nguyên Chương

D. Hoàng Sào

Câu 4. Dưới triều đại nào, Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất?

A. Kim                 B. Mông Cổ

C. Đường             D. Thanh

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?

A. Trần Thắng - Ngô Quang

B. Chu Nguyên Chương

C. Lý Tự Thành

D. Triệu Khuông Dẫn

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng chính sách của Minh Thái Tổ để xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền?

A. Chia đất nước thành các tỉnh

B. Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)

C. Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại

D. Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội

Câu 7. Nhà Thanh ở Trung Quốc là

A. Triều đại ngoại tộc

B. Triều đại phong kiến dân tộc

C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao

D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn

Câu 8. Ý nào không phản ánh đúng nội dung cơ bản của Nho giáo?

A. Quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng.

B. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ

C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức

D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đinh

Câu 9. Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm tiến bộ hơn các triều đại trước là

A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc

B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử

C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử

D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng

Câu 10. Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

A. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn

B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện

C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài

D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 A

 B

 C

B

 B

 D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 30.

Cách giải:

Sau khi nhà Đường được thành lập (618), cùng với biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 30.

Cách giải:

Dưới thời Đường, khi nhận được ruộng đất của nhà nước theo chế độ quân điền thì nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: skg trang 31.

Cách giải:

Chu Nguyên Chương là người đã sáng lập ra nhà Minh. Năm 1368, khởi nghĩa nông dân lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 – 1644).

Chọn đáp án: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 31.

Cách giải:

Đến thời nhà Đường, các hoàng đế đứng đầu đất nước tiếp tục chính sách mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam (lãnh thổ Việt Nam hồi đó), ép Tây Tạng thần phục. Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 32.

Cách giải:

Do đời sống của nhân dân khổ cực do sự khủng hoảng cuối triều Minh => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra. Cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 32, suy luận.

Cách giải:

Các chính sách của Minh Thái Tổ nhằm xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền là

- Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, thay thế là các quan Thượng thư đứng đầu các bộ; thành lập 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

- Tăng cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, công thần thân tín để làm chỗ dựa cho triều đình.

- Chia đất nước thành các tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình.

- Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội.

Thời Minh không có chính sách ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 32, suy luận.

Cách giải:

Sau cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều đình Mãn Thanh sụp đổ, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911).

Dân tộc Hán dưới các triều đại phong kiến coi ngưởi Mông Cổ và Mãn Thanh là ngoại tộc đã đánh chiếm và thống trị đất nước to lớn này qua nhiều thế kỷ và gây ra họa đồng hóa lớn lao, nghiêm trọng, làm thay đổi nền văn hóa cố cựu và tư tưởng Hán tộc. Đối với Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ cả ngàn năm và sau đó lại xâm lăng ở từng triều đại nữa, trong đó có Mông Cổ và Mãn Thanh. 

=> Triều Thanh là triều đại ngoại tộc.

Chọn đáp án: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 33, suy luận.

Cách giải:

Nho giáo là tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, đối với gia đình con cái phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nho giáo không đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ, hay nói cách khác là Nho giáo “Trọng nam khinh nữ”.

Chọn đáp án: B

Câu 9.

Phương pháp: so sánh.

Cách giải:

- Các triều đại trước, hệ thống quan lại triều đình đều thuộc giới quý tộc, nếu có địa chủ thì sẽ thông qua hình thức tiến cử chứ chưa có khoa cử.

- Triều Đường có tuyển chọn thêm con em của địa chủ thông qua khoa cử, những người đỗ đạt có thể làm quan => không chỉ quý tộc mà địa chủ cũng có thể tham gia vào bộ máy chính quyền từ Trung ương đến Địa phương.

Chọn đáp án: B

Câu 10.

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao:

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện:

+ Nhà nước thực hiện chế độ quân điền, áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, định thời vụ. => Sản lượng tăng nhiều hơn trước.

+ Thủ công nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt, xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

+ Hai “con đường tơ lụa” trên bộ và trên biển được hình thành.

Chọn đáp án: D

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close