Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng và Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2-1951)?

Qua hơn 5 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã liên tiếp thu được nhiều thắng lợi. Đặc biệt, chiến thắng Biên giới (1950) đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ giữ vững và phát huy quyền chủ đng chiến lược trên chiến trường chính.

Quảng cáo

Qua hơn 5 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã liên tiếp thu được nhiều thắng lợi. Đặc biệt, chiến thắng Biên giới (1950) đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ giữ vững và phát huy quyền chủ đng chiến lược trên chiến trường chính. Nhưng, cũng trong thời gian này, thực dân Pháp đang nỗ lực giành lại quyền chủ động trên chiến trường và đế quốc Mỹ tăng cường viện trợ cho thực dân Pháp và can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương. Do vậy, cuộc chiến tranh càng trở nên gay go quyết liệt.

Về tình hình thế giới: Phong trào cách mạng của nhân dân thế giới ngày càng phát triển nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã trở thành một nhân tố thuận lợi cố vũ và ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Đông Dương nói chung. Lực lượng kháng chiến của nhân dân Lào, Campuchia cũng như Đảng bộ Lào và Campuchia trong Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát triển và trưởng thành ngày càng có lợi cho cách mạng.

Trước bối cảnh đó, việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã được triệu tập tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình), huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày  11 đến ngày 19-2-1951.

Đại hội đã nghiên cứu và thảo luận Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày và báo cáo hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày.

Báo cáo chính trị đã khái quát những chuyển biến của tình hình thế giới và trong những năm nửa đầu thế kỷ XX, dự đoán những triển vọng tốt đẹp của nửa thế kỷ sau. Đồng thời khẳng định những thắng lợi to lớn của quân và dân ta, kiểm điểm sự lãnh dạo của Đảng và rút ra những bài học kinh nghiệm của các thời kỳ vận động cách mạng của Đảng. Từ đó, Báo cáo nêu lên nhiệm vụ chính trong những nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam là đưa kháing chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tổ chức Đảng Lao động Việt Nam.

Trong đó nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng lúc này là đưa kháng chiến đến thắng lợi, các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó.

Báo cáo chính trị khẳng định: Đảng Lao dộng Việt Nam là một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là một. Chính Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động cho nên nó là Đảng của dân tộcViệt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, với sự cố gắng không ngừng của tòan thể đảng viên lại được toàn quân và toàn dân thương yêu, tin cậy, ủng hộ, chúng ta sẽ làm trọn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang của dân tộc.

Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩahội Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam.

Sau khi phân tích tình hình thế giới cũng như xác định rõ tính chất mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam, Báo cáo khẳng định: Cách mạng Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân". Cuộc cách mạng này nhất định sẽ đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội.

 Loigiaihay.com

Đối tượng của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến. Trong đó kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Kẻ thù cụ thể trước mắt của cách mạng Việt Nam lúc này là đế quốc Pháp, kẻ thù nguy hiểm của cách mạng Việt Nam lúc này là đế quốc Mỹ, vì đế quốc Mỹ thúc dẩy và giúp đỡ thực dân Pháp đánh Việt Nam. Kẻ thù phụ của mạng Việt Nam nói chung là thế lực phong kiến, lúc này là phong kiến phản dộng và cụ thể là các hạng bù nhìn làm chó săn cho đế quốc.

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, griành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân; gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội". Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiệm vụ chống phong kiến nhất định phải làm đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng phải có kế hoạch, tiến hành từng bước để vừa bồi dưỡng và phát triển lực lượng cách mạng, vừa giữ vững được khối đại đoàn kết toàn dân để kháng chiến.

Lực lượng cách mạng Việt Nam bao gồm giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư

 

sản trí thức, tư sản dân tộc; ngoài ra là những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Trong đó. công, nông 1à nền tảng.

Động lực của cách mạng Việt Namnhân dân chủ yếu là công, nông.

Lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân. Nông dân là bạn đồng minh "lớn mạnh và chắc chắn" của giai cấp công nhân. Tiểu tư sản là bạn đồng minh có thể tin cậy. Giai cấp tư sản dân tộc là bạn đồng minh có điều kiện.

Báo cáo khẳng định cuộc cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến do nhân dân làm động lực và giai cấp công nhân lãnh đạo là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một thời gian dài gồm nhiều giai đoạn.

Để động viên, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc quyết tâm giành thắng lợi, Báo cáo đã nêu rõ chính sách của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đó là: Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai, làm cho cách mạng Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất: Thi hành từng bước chính sách ruộng đất, xoá bỏ các hình thức bóc lột phong kiến và nửa phong kiến; Xây lựng, củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân về chính trị, kinh tế và văn hoá, chuẩn  bị tiến lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa; Củng cố Măt trận thống nhất chống đế quốc xâm lược; Xây dựng và phát triển quân đội nhân dân; Xây dựng chính sách đối với ngoại kiều; Chính sách đối ngoại: Ra sức củng cố cách mạng Lào và Miên; Tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và độc lập dân tộc của nhân dân thếgiới.

Báo cáo cũng dành một phần quan trọng để nói về công tác xây dựng Đảng, trong đó nhấn mạnh: Muốn xây dựng, củng cố và phát triển Đảng, phải làm tốt những việc như: Phát triển phê bình và tự phê bình, làm tốt công tác tư tưởng đi đôi với việc mở rộng dân chủ nội bộ, giữ nghiêm kỷ luật của Đảng. Đề cao công tác lý luận trong Đảng; Coi trọng điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, phải từ trong thực tiễn mà kiểm tra chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; Xúc tiến công tác tổ chức, chú trọng cải tiến tổ chức Đảng, sửa đổi lề lối làm việc; Ra sức đào tạo cán bộ.

Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xãhội là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Những nội dung mà bản Báo cáo thông qua tại Đại hội là sự phát triển, bổ sung và hoàn chỉnh dường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng. Đường lối đó soi sáng cho bước đi cụ thể của cách mạng trong giai đoạn trước mắt và sau này.

 

Để hoàn thành trọng trách đối với dân tộc, Đại hội đã quyết nghị đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao dộng Việt Nam, thông qua Chính cương, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng. Đồng thời, Đại hội quyết định các Đảng bộ ở Campuchia và Lào sẽ tổ chức ở mỗi nước một Đảng cách mạng riêng, phù hợp với đặc điểm của từng nước.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất đã bầu Bộ Chính trị gồm 7 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu lại là Tổng Bí thư của Đảng.

Trong lịch sử đấu tranh anh dũng và vẻ vang của Đảng ta, Đại hội lần thứ 11 của Đảng là mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về mọi mặt và sự đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta. Nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Đại hội đã tống kết một bước quan trọng lý luận cách mạng Việt Nam. xác định đường lối cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối đúng đắn mà Đại hội đề ra chính là sự bổ sung, phát triển Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng đồng thời cũng là phương hướng cơ bản của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới, là cơ sở để tập hợp đoàn kết và động viên toàn Đảng, toàn dân chiến đấu đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi.

Quảng cáo
close