Câu hỏi vận dụng trang 14 – SGK Giáo dục thể chất 12 – Kết nối tri thức

Ngoài những hình thức sử dụng môi trường nước và địa hình để rèn luyện thể lực mà sách giáo khoa đã nêu, em có thể bổ sung những hình thức luyện tập nào trong các môi trường đó?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (Trang 14, SGK GDTC 12):

Đề bài: Ngoài những hình thức sử dụng môi trường nước và địa hình để rèn luyện thể lực mà sách giáo khoa đã nêu, em có thể bổ sung những hình thức luyện tập nào trong các môi trường đó?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1b. Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện, phát triển thể lực (SGK trang 8)

- Chỉ ra được những hình thức luyện tập sử dụng trong môi trường nước và địa hình để rèn luyện thể lực.

Lời giải chi tiết:

Sử dụng các yếu tố tự nhiên để rèn luyện thể lực là quá trình lựa chọn và sử dụng các yếu tố của địa hình, của môi trường nước,... như một phương tiện luyện tập để phát triển các tố chất thể lực.

* Các hình thức rèn luyện thể lực bằng yếu tố tự nhiên

- Rèn luyện thể lực bằng các yếu tố địa hình: Chạy với các tốc độ và cự ly khác nhau trên địa hình bằng phẳng; chạy lên dốc, xuống dốc; chạy trên địa hình có nhiều chướng ngại vật tự nhiên,...

- Rèn luyện thể lực trong môi trường nước: Bơi, lặn với các tốc độ khác nhau; đi, chạy, nhảy trong nước với độ sâu khác nhau; khắc phục áp lực và tác động của dòng chảy cùng với những nỗ lực khác nhau về tốc độ và sức mạnh,...

- Rèn luyện thể lực ở vùng núi cao, có không khí loãng: Luyện tập đa dạng các môn thể thao nhằm nâng cao khả năng hoạt động của hệ hô hấp, phát triển sức bền.

Câu 2

Câu 2 (Trang 14, SGK GDTC 12):

Đề bài: Hãy tính nhu cầu năng lượng cho bản thân trong hoạt động TDTT hằng ngày.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2b. Sử dụng dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và hoạt động thể lực (SGK trang 11,12)

- Chỉ ra được nhu cầu năng lượng của em đối với tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.

Lời giải chi tiết:

Công thức tính: Nhu cầu năng lượng hằng ngày = BMR ×R

Trong đó:

- BMR (nam) = (13,397 × số kg cân nặng) + (4,799 × số cm chiều cao) – (5,677 × số tuổi) + 88,362.

- BMR (nữ) = (9,247 × số kg cân nặng) + (3,098 × số cm chiều cao) – (4,330 × số tuổi) + 447,593.

- R là hệ số hoạt động thể lực trong ngày:

+ Vận động ít (chỉ làm việc văn phòng, không luyện tập): R = 1,2

+ Vận động nhẹ (luyện tập TDTT 1 – 3 lần / tuần): R = 1,375

+ Vận động vừa (luyện tập TDTT 3 – 5 lần / tuần): R = 1,55

+ Vận động nặng (luyện tập TDTT 6 - 7 lần / tuần): R = 1,725

+ Vận động rất nặng (luyện tập TDTT 2 lần / ngày): R = 1,9

Câu 3

Câu 3 (Trang 14, SGK GDTC 12):

Đề bài: Hãy tìm hiểu những thông tin về giá trị dinh dưỡng và khuyến cáo khi sử dụng các loại thực phẩm được nhà sản xuất in trên bao bì của sản phẩm.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2b. Sử dụng dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và hoạt động thể lực (SGK trang 11,12)

- Chỉ ra được những thông tin về giá trị dinh dưỡng và khuyến cáo khi sử dụng các loại thực phẩm được nhà sản xuất in trên bao bì của sản phẩm.

Lời giải chi tiết:

- Giá trị dinh dưỡng của các chất sinh năng lượng chủ yếu (carbohydrate, protein, lipid); nhu cầu về chất khoáng và vitamin; nhu cầu về nước uống....

- Bên cạnh việc nắm được "Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam", việc biết cách tính nhu cầu năng lượng của cơ thể để rèn luyện sức khoẻ và hoạt động thể lực là rất cần thiết. Nhu cầu năng lượng hằng ngày bao gồm: Nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản (BMR - Basal Metabolic Rate) và nhu cầu năng lượng cho các hoạt động thể lực.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close