Câu hỏi:

Tính số phần tử của các tập hợp sau:

Câu 1:

\(A\) là tập hợp các số tự nhiên lẻ không vượt quá \(124\).

  • A \(60\)
  • B \(61\)
  • C \(62\)
  • D \(63\)

Phương pháp giải:

Viết tập hợp bằng cách liệt kê phần tử.

Tập hợp các số tự nhiên từ \(a\) đến \(b\) mà hai số kế tiếp nhau cách nhau \(d\) đơn vị có \(\left| {b - a} \right|:d + 1\) phần tử.

Lời giải chi tiết:

Các số tự nhiên lẻ không vượt quá \(124\) là: \(1;\,\,3;\,\,5;\,\, \ldots \,\,;\,\,123\)

Suy ra, \(A = \left\{ {1;\,\,3;\,\,5;\,\, \ldots \,\,;\,\,123} \right\}\).

\( \Rightarrow \) Số phần tử của tập hợp \(A\) là: \(\left( {123 - 1} \right):2 + 1 = 62\) (phần tử)

Chọn C.


Câu 2:

\(B\) là tập hợp các số tự nhiên chẵn không vượt quá \(124\).

  • A \(60\)
  • B \(61\)
  • C \(62\)
  • D \(63\)

Phương pháp giải:

Viết tập hợp bằng cách liệt kê phần tử.

Tập hợp các số tự nhiên từ \(a\) đến \(b\) mà hai số kế tiếp nhau cách nhau \(d\) đơn vị có \(\left| {b - a} \right|:d + 1\) phần tử.

Lời giải chi tiết:

Các số tự nhiên chẵn không vượt quá \(124\) là: \(0;\,\,2;\,\,4;\,\,...;\,\,122;\,\,124\)

Suy ra, \(B = \left\{ {0;\,\,2;\,\,4;\,\,...;\,\,124} \right\}\).

\( \Rightarrow \) Số phần tử của tập hợp \(B\) là: \(\left( {124 - 0} \right):2 + 1 = 63\) (phần tử)

Chọn D.


Câu 3:

\(C\) là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn \(124\) nhưng nhỏ hơn \(125\).

  • A \(1\)
  • B \(2\)
  • C \(62\)
  • D \(0\)

Phương pháp giải:

Viết tập hợp bằng cách liệt kê phần tử.

Tập hợp các số tự nhiên từ \(a\) đến \(b\) mà hai số kế tiếp nhau cách nhau \(d\) đơn vị có \(\left| {b - a} \right|:d + 1\) phần tử.

Lời giải chi tiết:

Vì không tồn tại số tự nhiên lớn hơn \(124\) và nhỏ hơn \(125\) nên \(C = \left\{ \emptyset  \right\}\).

Vậy số phần tử của tập hợp \(C\) bằng \(0\).

Chọn D.



Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay