Câu hỏi:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AD. Đặt BC=a,AB=c,AC=b,AD=h.

a) Chứng minh rằng số đo độ dài h;b+c;a+h là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông

b) Gọi E;F lần lượt là hình chiếu của D lên AB;AC.  Chứng minh EA.EB+FE.FB=DB.DC

c) Chứng minh hệ thức trên đúng với mọi vị trí của D bất kì trên cạnh BC.


Phương pháp giải:

a) Sử dụng định lý Pitago và hệ thức lượng trong tam giác vuông để chứng minh.

b) Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông để chứng minh.

Lời giải chi tiết:

a) Chứng minh rằng số đo độ dài h;b+c;a+h là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông.

Áp dụng định lý Pitago cho ΔABC vuông tại A có: AB2+AC2=BC2 b2+c2=a2

Áp dụng hệ thức lượng trong ΔABC vuông tại A có đường cao AD ta có:

AD.BC=AB.ACbc=ah

Ta có: h2+(b+c)2=h2+b2+2bc+c2

b2+c2=a2;bc=ah(cmt)

h2+(b+c)2=h2+a2+2ah=(a+h)2

Vậy số đo độ dài h;b+c;a+h là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông (Định lý Pitago đảo).

b. Gọi E;F lần lượt là hình chiếu của D lên AB;AC . Chứng minh EA.EB+FA.FC=DB.DC

Áp dụng hệ thức lượng trong ΔABD vuông tại D có đường cao ED ta có:  EA.EB=ED2

Áp dụng hệ thức lượng trong ΔACD vuông tại D có đường cao DF ta có: FA.FC=FD2

Áp dụng hệ thức lượng trong ΔABC vuông tại A có đường cao AD ta có: DB.DC=AD2

Xét tứ giác AFDEA=F=E=900

AFDE là hình chữ nhật D=900AD=EF (tính chất hình chữ nhật)

Áp dụng định lý Pitago cho ΔEDF vuông tại D có: DE2+DF2=EF2

EA.EB=DE2; FA.FC=DF2

EA.EB+FA.FC=EF2

AD=EFEA.EB+FA.FC=AD2

Mặt khác DB.DC=AD2

EA.EB+FA.FC=DB.DC(dpcm)

c) Chứng minh hệ thức trên đúng với mọi vị trí của D bất kì trên cạnh BC

Với mọi vị trí của D bất kì trên cạnh BCthì tứ giácAFDE luôn  là hình chữ nhật D^=900AD=EF

Vì vậy hệ thức trên luôn đúng.


Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay