Bài 8 trang 77 SGK Đại số và Giải tích 11Cho một lúc giác đề ABCDEF. Viết các chữ cái ABCDEF vào 6 cái thẻ. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Cho một lục giác đều ABCDEF. Viết các chữ cái ABCDEF vào 6 cái thẻ. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Tìm xác suất sao cho đoạn thẳng mà các đầu mút là các điểm được ghi trên hai thẻ đó là: LG a Các cạnh của lục giác Phương pháp giải: Tính số phần tử của không gian mẫu n(Ω). Tính số phần tử của biến cố A: n(A). Tính xác suất của biến cố A: P(A)=n(A)n(Ω). Lời giải chi tiết: Phép thử: "Lấy ngẫu nhiên hai thẻ" Số phần tử không gian mẫu là số các tổ hợp chập 2 của 6 (đỉnh) Do đó: n(Ω)=C26=15 Gọi A:"Hai thẻ lấy ra là hai đỉnh tạo thành cạnh của lục giác" Vì số cạnh của đa giác là 6 nên n(A)=6 ⇒P(A)=615=25 LG b Đường chéo của lục giác Phương pháp giải: Tính số phần tử của không gian mẫu n(Ω). Tính số phần tử của biến cố A: n(A). Tính xác suất của biến cố A: P(A)=n(A)n(Ω). Lời giải chi tiết: Gọi B: "Hai thẻ lấy ra là hai đỉnh tạo thành đường chéo" Vì số đường chéo của lục giác là số đoạn thẳng nối 2 đỉnh của lục giác trừ đi số cạnh của lục giác ⇒n(B)=15–6=9 Vậy: P(B)=915=35 LG c Đường chéo nối hai đỉnh đối diện của lục giác. Phương pháp giải: Tính số phần tử của không gian mẫu n(Ω). Tính số phần tử của biến cố A: n(A). Tính xác suất của biến cố A: P(A)=n(A)n(Ω). Lời giải chi tiết: Gọi C: "Hai thẻ lấy ra là hai đỉnh đối diện" Lục giác có 3 cặp đỉnh đối diện là A-D, B-E, C-F nên n(C)=3 Vậy P(C)=n(C)n(Ω)=315=15 Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> 2K8! chú ý! Mở đặt chỗ Lộ trình Sun 2026: Luyện thi chuyên sâu TN THPT, Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy tại Tuyensinh247.com (Xem ngay lộ trình). Ưu đãi -70% (chỉ trong tháng 3/2025) - Tặng miễn phí khoá học tổng ôn lớp 11, 2K8 xuất phát sớm, X2 cơ hội đỗ đại học. Học thử miễn phí ngay.
|