Duy nhất từ 08-10/01
Giờ
Phút
Giây
Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dânTóm tắt mục 4. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục a a) Cải cách tôn giáo * Nguyên nhân - Ki-tô giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu. - Nước Đức là nơi đầu tiên nổ ra phong trào cải cách tôn giáo: Lu thơ (1483-1546) tại Đức; Can-vanh (1509-1564) tại Thụy Sĩ, sau đó lan nhanh sang Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh. * Nội dung: cải cách bãi bỏ thủ tục và lễ nghi phiền toái, được đông đảo nhân dân đi theo. * Tác dụng: thúc đẩy và châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tôn giáo bị phân hóa thành Tân giáo và Cựu giáo. => Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lãnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn. Mục b b) Chiến tranh nông dân Đức * Nguyên nhân - Kinh tế thấp kém, chế độ phong kiến bảo thủ. - Người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề. - Mâu thuẫn giữa nông dân và quí tộc phát triển đến đỉnh cao. * Diễn biến: - Lãnh tụ kiệt xuất là Tô -mát Muyn-xe: lên án gay gắt sự hủ bại của giáo hội, lên án chế độ bóc lột phong kiến, kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức, tuyên truyền và xây dựng một xã hội bình đẳng cho mọi người. - Bước đầu giành thắng lợi, nhưng cuối cùng bị đàn áp nên thất bại. * Ý nghĩa: - Cuộc chiến tranh nông dân Đức là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao. - Biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại Giáo hội và chế độ phong kiến. - Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến. ND chính
Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Loigiaihay.com
Quảng cáo
|