TUYENSINH247 KHAI GIẢNG KHOÁ HỌC LỚP 1-9 NĂM MỚI 2025-2026

GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN

XEM NGAY
Xem chi tiết

Bài 89 trang 104 SGK Toán 9 tập 2

Trong hình 67, cung AmB có số đo là 60^0. Hãy:

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trong hình 67, cung AmB có số đo là 600. Hãy:  

    

a) b) c)

a) Vẽ góc ở tâm chắn cung AmB. Tính góc AOB.

b) Vẽ góc nội tiếp đỉnh C chắn cung AmB. Tính góc ACB.

c) Vẽ góc tạo bởi tia tiếp tuyến Bt và dây cung BA. Tính góc ABt

Phương pháp giải:

- Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn. Số đo góc ở tâm bằng số đo cung bị chắn.

- Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn. Số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn

- Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh tại tiếp điểm, một cạnh là tia tiếp tuyến và cạnh kia chứa dây cung. Số đo góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo cung bị chắn.

Lời giải chi tiết:

  

a) Từ O nối với hai đầu mút của cung AB

Ta có ^AOB là góc ở tâm chắn cung AB

^AOB là góc ở tâm chắn cung AB nên

^AOB =sđAmB=600

b) Lấy một điểm C bất kì trên (O). Nối C với hai đầu mút của cung AmB. Ta được góc nội tiếp ^ACB

Khi đó: ^ACB=12sđAmB=12600=300  

c) Vẽ bán kính OB. Qua B vẽ BtOB. Ta được góc ABt là góc tạo bởi tia tiếp tuyến Bt với dây cung BA.

Ta có: ^ABt=12sđAmB=300 

d) e)

d) Vẽ góc ADB có đỉnh D ở bên trong đường tròn. So sánh ^ADB  với ^ACB .

e) Vẽ góc AEB có đỉnh E ở bên ngoài đường tròn (EC cùng phía đối với AB). So sánh ^AEB với ^ACB 

Phương pháp giải:

- Góc có đỉnh bên trong và bên ngoài đường tròn (xem lại SGK toán 9 tập 2 trang 80). Số đo góc có đỉnh bên trong đường tròn bằng nửa tổng số đo hai cung bị chắn, số đo góc có đỉnh bên ngoài đường tròn bằng nửa hiệu số đo hai cung bị chắn. 

Lời giải chi tiết:

  

d) Lấy điểm D bất kì ở bên trong đường tròn (O). Nối D với AD với B, ta được góc ADB là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn (O)

Đường thẳng AD cắt đường tròn tại điểm thứ hai là K, DB cắt đường tròn tại điểm thứ hai là C.

Ta có:  

^ACB=12sđAmB^ADB=12(sđAmB+sđCK)

sđAmB+sđCK>sđAmB(do sđCK>0) nên ^ADB>^ACB  

e) Lấy điểm E bất kì ở bên ngoài đường tròn, nối E với AE với B, chúng cắt đường tròn lần lượt tại JI.

Ta có

^ACB=12sđAmB (góc nội tiếp chắn cung AmB)
^AEB=12(sđAmBsđIJ) (góc có đỉnh nằm ngoài đường tròn)

sđAmBsđIJ<sđAmB (do sđIJ>0)

Nên ^AEB<^ACB

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close