Bài 8. Văn minh Ấn Độ SBT Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạoChọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (…) cho phù hợp để làm rõ tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển văn minh Ấn Độ. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi câu 1 trang 42 SBT Lịch sử 10 Câu 1. Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (…) cho phù hợp để làm rõ tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển văn minh Ấn Độ. châu Á phương Tây nông sản hương liệu, nông sản, sản phẩm thủ công giáp biển dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya) Bắc Ấn sông Ấn và sông Hằng dãy Vin-đi-a (Vindhya) cao nguyên Đê-can (Deccan) nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm nhiệt đới, gió mùa
Phương pháp giải: - Dựa vào mục I.1 và 8.1. Lược đồ Ấn Độ cổ đại thời kì văn minh sông Ấn trang 44 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn ở Nam Á, ba mặt giáp biển. Khí hậu nhiệt đới, gió mùavừa thuận hòa, vừa khắc nghiệt. Phía bắc có dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya), nơi khởi nguồn củasông Ấn và sông Hằng. Hằng năm, cứ đến mùa tuyết tan, nước từ dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya) theo hai con sông đem phù sa màu mỡ bồi đắp cho những cánh đồng ởBắc Ấn. Phía nam ngăn cách với phía bắc bởi dãy Vin-đi-a (Vindhya), gọi là cao nguyên Đê-can (Deccan)– được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra – vi – đa (Dravida). Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn phát triển thủ công nghiệp (luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu). Giao thương trong và ngoài nước phát triển, buôn bán ở các thị trường châu Á và cả vớiphương Tây. Các mặt hàng nổi tiếng là hương liệu, nông sản, sản phẩm thủ công. Câu 2 Trả lời câu hỏi câu 2 trang 42 SBT Lịch sử 10 Câu 2. Tình hình chính trị - xã hội đã ảnh hưởng như thế nào tới tiến trình phát triển văn minh Ấn Độ cổ - trung đại? Phương pháp giải: - Dựa mục I.3 trang 46 SGK Lịch sử 10 - Các từ khóa: thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV, quốc gia, vương triều, thế kỉ IV, chế độ phong kiến, vương triều Mô-gôn. Lời giải chi tiết: - Thế kỉ III TCN, A-sô-ca (Ashoka) thống nhất Ấn Độ: hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố. - Từ thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV: các quốc gia cổ đại và vương triều được thành lập: vương triều Mô-ri-a (cuối thiên niên kỉ I TCN), … - Thế kỉ IV, dưới thời vương triều Hồi giáo Mô-gôn (Mogul) chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt. - Thời kì trung đại Ấn Độkết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX). Câu 3 Trả lời câu hỏi câu 3 trang 43 SBT Lịch sử 10 Câu 3. Nêu tên các di sản văn hóa, lịch sử ở Ấn Độ được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới. Xác định loại hình kiến trúc gắn với tôn giáo nào và đặc điểm nổi bật. Hoàn thành nội dung trả lời vào bảng dưới đây.
Phương pháp giải: - Dựa vào II.3 trang 49 SGK Lịch sử 10 - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “di sản văn hóa Ấn Độ”. Lời giải chi tiết:
Câu 4 Trả lời câu hỏi câu 4 trang 44 SBT Lịch sử 10 Câu 4. Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.
Phương pháp giải: - Dựa vào nội dung toàn bộ bài 8. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại trang 44 - 50 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: - Câu 1: AI CẬP. - Câu 2: SÔNG HẰNG - Câu 3: VINDHYA - Câu 4: KIM TỰ THÁP - Câu 5: ĐẲNG CẤP - Câu 6: NILE - Câu 7: BÀ LA MÔN - Câu 8: SỐ KHÔNG => Ô CHỮ CHỦ: PHẬT GIÁO. Câu 5 Trả lời câu hỏi câu 5 trang 45 SBT Lịch sử 10 Câu 5. Phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo với các thành tựu văn minh trong lịch sử Ấn Độ cổ - trung đại. Phương pháp giải: - Dựa vào mục II trang 46 - 50 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Vì Ấn Độ được mệnh danh là quốc gia tôn giáo nên hầu hết mọi thành tựu văn minh trong lịch sử Ấn Độ cổ - trung đại đều chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tôn giáo. Rõ nét nhất được thể hiện ở lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc. - Kiến trúc: Có loại hình + Kiến trúc Phật giáo (tháp San-chi; chùa hang A-gian-ta,...) + Kiến trúc Hin-đu giáo (cụm di tích Ma-ha-ba-li-pu-ram; cụm đền tháp Kha-giu-ra-hô,...) + Kiến trúc Hồi giáo (lăng Ta –giơ Ma-han; tháp Cu-tup Mi-na,...) - Điêu khắc: các con linh vật đại diện cho các loại hình tôn giáo, tượng Phật,... Câu 6 Trả lời câu hỏi câu 6 trang 45 SBT Lịch sử 10 Câu 6. Văn minh Ấn Độ đã ảnh hưởng tới các quốc gia Đông Nam Á ở những lĩnh vực nào? Nêu một vài ví dụ. Phương pháp giải: - Dựa vào mục II trang 46 – 50 SGK Lịch sử 10 - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đến Đông Nam Á”. Lời giải chi tiết: - Văn minh Ấn Độ đã ảnh hưởng tới các quốc gia Đông Nam Á ở những lĩnh vực + Chữ viết: chữ Phạn ảnh hưởng đến việc sáng tạo chữ của người Khơ – me ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Lào. + Kiến trúc: Các công trình kiến trúc mang đậm phong cách tôn giáo Ấn Độ như thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam), Ăng – Co vát (Campuchia), cố đô Pagan (Myanmar), đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a),… + Tôn giáo: Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến Đông Nam Á (Myanmar với 89% dân số theo đạo Phật; Campuchia lấy đạo Hin-đu là quốc giáo;…) Câu 7 Trả lời câu hỏi câu 7 trang 45 - 47 SBT Lịch sử 10 Câu 7. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng 1. Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vực A. sông Ấn. B. sông Hằng. C. sông Ma-hi (Mahi). D. sông Gom-ty (Gomti). Phương pháp giải: - Dựa vào I.1 trang 44 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng – nơi phát tích của những trung tâm văn minh. => Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vựcsông Hằng. => Chọn đáp án B. 2. Dòng sông “Mẹ” linh thiêng trong tâm thức người ấn, nơi văn minh Ấn Độ phát triển là A. sông Ấn. B. sông Hằng. C. sông Ya-mu-na (Yamuna). D. sông Ba-gma-ty (Bagmati). Phương pháp giải: - Dựa vào I.1 trang 44 SGK Lịch sử 10. - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Dòng sông Mẹ linh thiêng ở Ấn Độ” Lời giải chi tiết: Dòng sông “Mẹ” linh thiêng trong tâm thức người ấn, nơi văn minh Ấn Độ phát triển là lưu vực sông Hằng – nơi mà mọi nghi thức tôn giáo quan trọng sẽ được diễn ra. => Chọn đáp án B. 3. Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông Nam Á? A. Phật giáo. B. Ấn Độ giáo. C. đạo Hồi. D. Bà La Môn giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào II.2 trang 48 SGK Lịch sử 10. - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đến Đông Nam Á”. Lời giải chi tiết: Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông Nam Á là đạo Phật ( theo truyền thuyết do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập). => Chọn đáp án A. 4. Phật giáo phát triển rực rỡ và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ dưới triều vua A. A-sô-ca. B. A-cơ-ba (Akabar). C. Sha Gia-han (Shah Jahan) D. Ba-bơ (Babur) Phương pháp giải: - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Phật giáo – quốc giáo ở Ấn Độ khi nào?” Lời giải chi tiết: Phật giáo phát triển rực rỡ và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ dưới triều vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa. => Chọn đáp án A. 5. Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu (Hindu) giáo ở Ấn Độ là A. chùa hang. B. stu-pa (stupa). C. đền kiểu tháp núi. D. mái vòm, chóp nhọn. Phương pháp giải: Dựa vào II.3 trang 49 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu (Hindu) giáo ở Ấn Độ là các đền tháp nhọn, nhiều tầng tượng trưng cho các đỉnh núi Mê-ru linh thiêng. => Chọn đáp án C. 6. Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây? A. Phật giáo, Đạo giáo. B. Phật giáo, Hin-đu giáo. C. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. D. Phật giáo, Hồi giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào II.2 trang 47; 48 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo: Phật giáo ( thế kỉ VI TCN); Hin-đu giáo (dựa trên cơ sở đạo Bà La Môn – thiên niên kỉ I TCN) => Chọn đáp án B. 7. Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại? A. Phật giáo. B. Bà La Môn giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Ấn Độ giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào II.2 trang 47 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Tư tưởng tôn giáo là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại là đạo Bà La Môn phân chia xã hội Ấn Độ thành 5 đẳng cấp là - Đẳng cấp Bà La môn/ Brahma (tu sĩ, giáo sĩ, triết gia,…) - Đẳng cấp Sát đế lỵ/ Kshastriya (vua, quan lại, quý tộc,..) - Đẳng cấp Vệ xá/ Vaisya (thương nhân, bình dân) - Đẳng cấp Thủ đà la/ Sudra (tiện dân) - Đẳng cấp Chiên đà la/ Baria/ Dalit (làm nghề hạ tiện: dọn nhà vệ sinh, giết mổ gia súc,…) => Chọn đáp án B. 8. Chữ viết ngày nay của Ấn Độ có nguồn gốc từ chữ viết nào? A. Bra-mi (Brami). B. Xan-xcrit (Sanskrit). C. Pa-li (Pali). D. Hin-đi (Hindi). Phương pháp giải: - Dựa vào II.1 trang 46 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Chữ viết ngày nay của Ấn Độ có nguồn gốc từ chữ viết Bra-mi (Brami) – cơ sở xây dựng chữ Phạn. => Chọn đáp án A. 9. Văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào? A. Đông Bắc Á. B. Trung Đông. C. Đông Nam Á. D. Tây Á. Phương pháp giải: - Dựa vào II trang 46 - 50 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực Đông Nam Á về chữ viết, tôn giáo, kiến trúc (rõ nét nhất là Campuchia và Mianma). => Chọn đáp án C. 10. Những lĩnh vực nào dưới đây của văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài? A. Tôn giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết. B. Phật giáo, văn học, kiến trúc, điêu khắc, chữ viết. C. Hồi giáo, văn học, kiến trúc, ca múa, chữ viết. D. Hin-đu giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết. Phương pháp giải: - Dựa vào II trang 46 - 50 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Những lĩnh vực nào dưới đây của văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài gồm: tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo), văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết. => Chọn đáp án A. 11. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ - trung đại là có tính A. hiện thực, uyển chuyển, sinh động. B. hiện thực, mang đậm màu sắc tôn giáo. C. dân tộc, thể hiện rõ quan điểm sống. D. quốc tế, phong cách nghệ thuật độc đáo. Phương pháp giải: - Dựa vào nội dung phần đọc thêm trang 50 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Đặc điểm nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ - trung đại là có tính hiện thực (ứng dụng như toán học, thiên văn học, y học,…), mang đậm màu sắc tôn giáo. Hầu hết các lĩnh vực đều chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tôn giáo đặc biệt là văn học và kiến trúc. => Chọn đáp án B. 12. Công trình nào dưới đây tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ? A. Stu-pa San-chi (Sanchi). B. Đền Kha-giu-ra-hô (Khajuraho). C. Lăng Ta-giơ Ma-han. D. Tháp Ku-túp Mi-na (Qutb Minar). Phương pháp giải: - Dựa vào II.3 trang 49 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Công trình nào dưới đây tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ gồm có tháp San-chi, chùa hang A-gian-ta, các trụ đá thời A-sô-ca (thế kỉ III TCN) ở Sa-nát,… => Chọn đáp án A. 13. Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào dưới đây? A. Ai Cập. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Lưỡng Hà. Phương pháp giải: - Dựa vào II.4 trang 50 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của Ấn Độ - họ cho rằng số 0 đại diện cho vòng tuần hoàn của cuộc sống, thể hiện sự phát triển của toán học nhân loại. => Chọn đáp án B. 14. Cái gì không có ở……………………….. thì không thể có ở Ấn Độ. A. Ra-ma-y-a-na (Ramayana). B. Ma-ha-ba-hra-ta (Mahabahrata). C. Raam-cha-rit-maa-nas (Raamcharitmaanas). D. Sha-kun-ta-la (Shakuntala). Phương pháp giải: - Dựa vào II.1 trang 47 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Cái gì không có ở Ma-ha-ba-hra-ta (Mahabahrata) thì không thể có ở Ấn Độ vì đây được coi là bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. => Chọn đáp án B. 15. Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan tỏa giá trị văn minh bằng con đường A. chính trị. B. quân sự. C. chiến tranh. D. hòa bình. Phương pháp giải: - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Con đường lan tỏa văn minh Ấn Độ” Lời giải chi tiết: Con đường lan tỏa văn minh Ấn Độ đến các quốc gia khác trên thế giới chủ yếu bằng con đường hòa bình (truyền bá tôn giáo). => Chọn đáp án D. 16. Đạo Hin-đu – một tôn giáo lớn ở Ấn Độ được hình thành trên cơ sở A. giáo lí của đạo Phật. B. tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. C. giáo lí của đạo Hồi. D. giáo lí của Thiên Chúa giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào II.2 trang 47 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Hin-đu giáo (Ấn Độ giáo) ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo – tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ, vẫn giữ nguyên những quan điểm về số phận con người và thờ thần. => Chọn đáp án B. 17. Chữ Phạn được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp-ta (Gupta) đã ảnh hưởng sâu sắc thế nào đối với sự lan tỏa của nền văn minh Ấn Độ? A. Tạo điều kiện truyền bá các tôn giáo của Ấn Độ. B. Tạo điều kiện chuyển tài sản văn hóa trong nhân dân. C. Tạo điều kiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ. D. Thúc đẩy văn hóa Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Phương pháp giải: - Dựa vào II.1 trang 46 SGK Lịch sử 10. - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “chữ Phạn – sự lan tỏa của văn minh Ấn Độ”. Lời giải chi tiết: Chữ Phạn được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp-ta (Gupta) đã giúp thúc đẩy văn hóa Ấn Độ phát triển mạnh mẽ tạo cơ sở cho sự lan tỏa văn minh Ấn Độ ra các quốc gia bên ngoài. => Chọn đáp án D. Trả lời câu hỏi câu 7 trang 45 - 47 SBT Lịch sử 10 Câu 7. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng 1. Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vực A. sông Ấn. B. sông Hằng. C. sông Ma-hi (Mahi). D. sông Gom-ty (Gomti). Phương pháp giải: - Dựa vào I.1 trang 44 SGK Lịch sử 10 Lời giải chi tiết: Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng – nơi phát tích của những trung tâm văn minh. => Nền văn minh Ấn Độ cổ đại khởi nguồn trên lưu vựcsông Hằng. => Chọn đáp án B. 2. Dòng sông “Mẹ” linh thiêng trong tâm thức người ấn, nơi văn minh Ấn Độ phát triển là A. sông Ấn. B. sông Hằng. C. sông Ya-mu-na (Yamuna). D. sông Ba-gma-ty (Bagmati). Phương pháp giải: - Dựa vào I.1 trang 44 SGK Lịch sử 10. - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Dòng sông Mẹ linh thiêng ở Ấn Độ” Lời giải chi tiết: Dòng sông “Mẹ” linh thiêng trong tâm thức người ấn, nơi văn minh Ấn Độ phát triển là lưu vực sông Hằng – nơi mà mọi nghi thức tôn giáo quan trọng sẽ được diễn ra. => Chọn đáp án B. 3. Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo nào ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông Nam Á? A. Phật giáo. B. Ấn Độ giáo. C. đạo Hồi. D. Bà La Môn giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào II.2 trang 48 SGK Lịch sử 10. - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đến Đông Nam Á”. Lời giải chi tiết: Khoảng thế kỉ VI TCN, tôn giáo ra đời ở Ấn Độ có ảnh hưởng đến Đông Nam Á là đạo Phật ( theo truyền thuyết do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập). => Chọn đáp án A. 4. Phật giáo phát triển rực rỡ và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ dưới triều vua A. A-sô-ca. B. A-cơ-ba (Akabar). C. Sha Gia-han (Shah Jahan) D. Ba-bơ (Babur) Phương pháp giải: - Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Phật giáo – quốc giáo ở Ấn Độ khi nào?” Lời giải chi tiết: Phật giáo phát triển rực rỡ và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ dưới triều vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa. => Chọn đáp án A. 5. Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu (Hindu) giáo ở Ấn Độ là A. chùa hang. B. stu-pa (stupa). C. đền kiểu tháp núi. D. mái vòm, chóp nhọn. Phương pháp giải: Dựa vào II.3 trang 49 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu (Hindu) giáo ở Ấn Độ là các đền tháp nhọn, nhiều tầng tượng trưng cho các đỉnh núi Mê-ru linh thiêng. => Chọn đáp án C. 6. Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo lớn nào dưới đây? A. Phật giáo, Đạo giáo. B. Phật giáo, Hin-đu giáo. C. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. D. Phật giáo, Hồi giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào II.2 trang 47; 48 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Ấn Độ là cái nôi của những tôn giáo: Phật giáo ( thế kỉ VI TCN); Hin-đu giáo (dựa trên cơ sở đạo Bà La Môn – thiên niên kỉ I TCN) => Chọn đáp án B. 7. Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại? A. Phật giáo. B. Bà La Môn giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Ấn Độ giáo. Phương pháp giải: - Dựa vào II.2 trang 47 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Tư tưởng tôn giáo là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại là đạo Bà La Môn phân chia xã hội Ấn Độ thành 5 đẳng cấp là - Đẳng cấp Bà La môn/ Brahma (tu sĩ, giáo sĩ, triết gia,…) - Đẳng cấp Sát đế lỵ/ Kshastriya (vua, quan lại, quý tộc,..) - Đẳng cấp Vệ xá/ Vaisya (thương nhân, bình dân) - Đẳng cấp Thủ đà la/ Sudra (tiện dân) - Đẳng cấp Chiên đà la/ Baria/ Dalit (làm nghề hạ tiện: dọn nhà vệ sinh, giết mổ gia súc,…) => Chọn đáp án B. 8. Chữ viết ngày nay của Ấn Độ có nguồn gốc từ chữ viết nào? A. Bra-mi (Brami). B. Xan-xcrit (Sanskrit). C. Pa-li (Pali). D. Hin-đi (Hindi). Phương pháp giải: - Dựa vào II.1 trang 46 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Chữ viết ngày nay của Ấn Độ có nguồn gốc từ chữ viết Bra-mi (Brami) – cơ sở xây dựng chữ Phạn. => Chọn đáp án A. 9. Văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực nào? A. Đông Bắc Á. B. Trung Đông. C. Đông Nam Á. D. Tây Á. Phương pháp giải: - Dựa vào II trang 46 - 50 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực Đông Nam Á về chữ viết, tôn giáo, kiến trúc (rõ nét nhất là Campuchia và Mianma). => Chọn đáp án C. 10. Những lĩnh vực nào dưới đây của văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài? A. Tôn giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết. B. Phật giáo, văn học, kiến trúc, điêu khắc, chữ viết. C. Hồi giáo, văn học, kiến trúc, ca múa, chữ viết. D. Hin-đu giáo, văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết. Phương pháp giải: - Dựa vào II trang 46 - 50 SGK Lịch sử 10. Lời giải chi tiết: Những lĩnh vực nào dưới đây của văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài gồm: tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo), văn học, kiến trúc, nghệ thuật, chữ viết. => Chọn đáp án A. 11. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ - trung đại là có tính A. hiện thực, uyển chuyển, sinh động. B. hiện thực, mang đậm màu sắc tôn giáo. C. dân tộc, thể hiện rõ quan điểm sống. <span style="font-size: 13pt; font-family: 'Times New Roman'
Quảng cáo
|