Bài 11. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi câu 1 trang 63 SBT Lịch sử 10

Câu 1. Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2; II.2 trang 67; 68 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

- Ô CHỮ A: MÁY PHÁT ĐIỆN

- Ô CHỮ B: ĐỘNG CƠ HƠI NƯỚC

- Ô CHỮ C: ĐỘNG CƠ ĐIỆN

- Ô CHỮ D: CƠ KHÍ HÓA

- Ô CHỮ E: XĂNG

=> Ô CHỮ CHỦ: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP.


 

Câu 2

Trả lời câu hỏi câu 2 trang 63 SBT Lịch sử 10

Câu 2. Điền vào chỗ trống các nội dung phù hợp để giải thích tại sao cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lại khởi đầu từ nước Anh.

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 66 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

 

Câu 3

Trả lời câu hỏi câu 3 trang 64 SBT Lịch sử 10

Câu 3. Điền vào phần trống trong các ô dưới đây để làm rõ bối cảnh lịch sử dẫn đến hai cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại.

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào toàn bài 11 trang 66 - 70 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

a. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

 

b. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

 

Câu 4

Trả lời câu hỏi câu 4 trang 65 SBT Lịch sử 10

Câu 4. Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (…) để giải thích vì sao máy hơi nước ra đời đã mở ra kỉ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa.

   cơ giới hóa                       cách mạng công nghiệp                            kĩ thuật

                 máy hơi nước                       văn minh công nghiệp

                    công nghiệp hóa                                                   hơi nước

Phương pháp giải:

- Dựa mục I.2 trang 67 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Trong thời kì từ thập niên 60 của thế kỉ XVIII, có một phát minh mà sự thành công của nó đã làm thay đổi thế giới, giúp cho con người thoát khỏi sự hạn chế về kĩ thuật, đó là máy hơi nước của kĩ sư Giêm Oát (1736 – 1819). Người đàn ông này đã khuất phục sức mạnh của hơi nước để phục vụ đắc lực cho đời sống của con người. Sự ra đời của máy hơi nước đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp thế kỉ XIX. Phát minh này đã tạo động lực cho cuộc cách mạng công nghiệp, chuyển nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Máy hơi nước ra đời đã đặt nền móng cho quá trình cơ giới hóa, công nghiệp hóa nền sản xuất của loài người sau nhiều thế kỉ hình thành và phát triển. Những xưởng dệt, công trường thủ công, đóng tàu, luyện kim,… dần được xây dựng tại khắp các đô thị. 

 

Câu 5

Trả lời câu hỏi câu 5 trang 65 SBT Lịch sử 10

Câu 5. Hoàn thành bảng thống kê hai cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại theo các tiêu chí dưới đây:

Phương pháp giải:

- Dựa vào toàn bài 11 trang 66 - 70 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Lĩnh vực

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

1. Đặc điểm

Sử dụng năng lượng nước, máy hơi nước và cơ khí hóa sản xuất

Sử dụng năng lượng điện, tự động hóa và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.

2. Thành tựu nổi bật

- Máy kéo sợi Gien-ni.

- Máy hơi nước.

- Phương pháp nấu than cốc.

- Tàu thủy chạy bằng hơi nước.

- Các phát minh về điện.

- Phát minh ra ô tô, máy bay.

- Động cơ đốt trong.

- Động cơ điện,…

3. Ý nghĩa, giá trị.

Mở ra kỉ nguyên cơ khí hóa, cơ giới hóa với nguồn lực là máy hơi nước.

Mở ra kỉ nguyên tự động hóa.

4. Tác động kinh tế

- Giải phóng sức lao động của con người.

- Thúc đẩy sản xuất phát triển

- Giải phóng sức lao động của con người.

- Thúc đẩy sản xuất phát triển

5. Tác động xã hội

- Thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

- Góp phần làm thay đổi cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động.

- Làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

- Thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

- Góp phần làm thay đổi cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động.

- Làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

 

Câu 6

Trả lời câu hỏi câu 6 trang 66 SBT Lịch sử 10

Câu 6. Trong Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, phát minh trong lĩnh vực nào có ý nghĩa và tác động lớn đến sản xuất? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 68 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

- Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai phát minh ra điện năng và các loại động cơ điện có ý nghĩa và tác động lớn đến sản xuất. Vì:

+ Điện năng là một nguồn năng lượng mới được phát minh ra và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Cho tới hiện nay (đầu thế kỉ XXI), điện vẫn là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Với việc phát minh ra điện và các động cơ điện, nền sản xuất của con người đã có sự chuyển biến từ cơ giới hóa sang điện khí hóa.

+ Dẫn đến sự ra đời của các phương tiện di chuyển như máy bay, ô tô,…

Câu 7

Trả lời câu hỏi câu 7 trang 67 - 69 SBT Lịch sử 10

Câu 7. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trên thế giới được bắt đầu trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Luyện thép.                                   

B. Công nghiệp luyện kim.

C. Giao thông vận tải.                        

D. Ngành dệt.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 67 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trên thế giới được bắt đầu trong lĩnh vực dệt với phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni của Giêm Ha-gri-vơ.

=> Chọn đáp án D.

2. Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX vì

A. có điều kiện đủ về vốn, nhân công, cách mạng tư sản nổ ra sớm.

B. có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, lực lượng các nhà khoa học đông đảo.

C. có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, đủ điều kiện để đẩy mạnh sản xuất.

D. cách mạng tư sản nổ ra sớm, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 66 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX vì có điều kiện đủ, lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật; cách mạng tư sản nổ ra sớm (thế kỉ XVII), nguồn khoáng sản dồi dào.

=> Chọn đáp án A.

3. Phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) có ý nghĩa, tác động như thế nào về kinh tế?

A. Làm tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.

B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.

C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.

D. Phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 67 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) có tác động giúp tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.

=> Chọn đáp án A.

4. Một trong những ý nghĩa việc phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) là

A. quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.

B. làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

C. điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.

D. là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 67 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Những ý nghĩa việc phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) là giảm sức lao động bằng tay ( không phải loi thoi bằng tay), tốc độ và năng suất lao động tăng và mở đầu cho cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.

=> Chọn đáp án B.

5. Một trong những ý nghĩa tích cực của việc Giêm Oát phát minh máy hơi nước (1784) là

A. phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.

B. quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.

C. điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.

D. khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 67 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Những ý nghĩa việc phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) là giảm sức lao động bằng tay ( không phải loi thoi bằng tay), tốc độ và năng suất lao động tăng và mở đầu cho cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.

=> Chọn đáp án D.

6. Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát (1784)?

A. Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc.

B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

C. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 67 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Những ý nghĩa việc phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) là giảm sức lao động bằng tay ( không phải loi thoi bằng tay), tốc độ và năng suất lao động tăng và mở đầu cho cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh.

=> Chọn đáp án C

7. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở

A. Anh.                 

B. Pháp.                          

C. Đức.                               

D. Mỹ.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 66 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở Anh sau đó lan rộng ra các quốc gia ở châu Âu và Bắc Mĩ.

=> Chọn đáp án A.

8. Phát minh nào dưới đây được xem là phát minh khởi đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Máy kéo sợi Gien-ni (Jenny).                              

B. Động cơ hơi nước.

C. Đầu máy xe lửa.                                                   

D. Máy dệt.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 67 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Phát minh khởi đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là máy kéo sợi Gien-ni (Jenny) của Giêm Ha-gri-vơ (bắt đầu từ ngành dệt của nước Anh).

=> Chọn đáp án A.

9. Năm 1814, G.Xti-phen-xơn (Stephenson) đã chế tạo thành công

A. đầu máy xe lửa đầu tiên.                                  

B. máy hơi nước đầu tiên.

C. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.                   

D. máy kéo sợi Gien-ni.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục Em có biết trang 67 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Năm 1814, G.Xti-phen-xơn (Stephenson) đã chế tạo thành công đầu máy xe lửa đầu tiên.                                  

=> Chọn đáp án A.

10. Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) so với những phát minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII – XIX là

A. làm tăng năng suất lao động.

B. làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

C. được áp dụng trong sản xuất.

D. hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.2 trang 67 SGK Lịch sử 10.

- Dùng lập luận của bản thân để so sánh với những thành tựu trước đó.

Lời giải chi tiết:

Các sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII – XIX hầu hết đều phải xây dựng cạnh nơi có nguồn nước dồi dào còn phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên

=> Chọn đáp án D.

11. Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp là

A. vốn tư bản, nhân công, thuộc địa.

B. sự phát triển kĩ thuật, nhân công.

C. vốn, nhân công, sự phát triển kĩ thuật.

D. nhân công, sự phát triển kĩ thuật, thuộc địa.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 66 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp là cách mạng tư sản nổ ra sớm, tài nguyên dồi dào, lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật.

=> Chọn đáp án C.

12. Nội dung nào dưới đây là một trong những tiền đề để dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?

A. Nước Anh có hệ thống thuộc địa bao la, rộng lớn.

B. Giai cấp tư sản tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.

C. Giai cấp tư sản Anh tích lũy được nguồn tư bản lớn.

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục I.1 trang 66 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tiền đề để dẫn đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là vốn, nhân công, kĩ thuật, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các ngành kinh tế.

=> Chọn đáp án D.

13. Một trong những hệ quả xã hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

A. hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

B. quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.

C. nhiều thành thị đông dân xuất hiện.

D. đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục III trang 70 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Hệ quả xã hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là do dân số tăng nhanh, cơ cấu xã hội thay đổi, hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

=> Chọn đáp án A.

14. Phát minh tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là

A. điện và động cơ điện.                                 

B. động cơ chạy bằng xăng dầu.

C. xe hơi.                                                         

D. xe lửa.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 68; 69 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Phát minh tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là điện và động cơ điện (máy phát điện, sản phẩm sử dụng năng lượng điện).

=> Chọn đáp án A.

15. Một trong những phát minh quan trọng trong lĩnh vực thông tin liên lạc vào giữa thế kỉ XIX là

A. điện thoại cố định.                                             

B. máy điện tín.

C. điện thoại di động.                                           

D. máy Fax.

Phương pháp giải:

Dựa vào mục II.2 trang 68 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Phát minh quan trọng trong lĩnh vực thông tin liên lạc vào giữa thế kỉ XIX là điện thoại cố định của G.Ben (1876).

=> Chọn đáp án A.                        

16. Năm 1903, phát minh nào ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải?

A. Ô tô.               

B. Máy bay.                      

C. Tàu thủy.                   

D. Tàu hỏa.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục Em có biết trang 69 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Năm 1903, phát minh ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải là động cơ máy bay do hai anh em nhà Rai (Mỹ) sáng chế.

=> Chọn đáp án B.

17. Nguồn năng lượng nào được phát hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”?

A. Nước.              

B. Dầu hỏa.              

C. Mặt Trời.                  

D. Điện.

Phương pháp giải:

- Dựa vào mục II.2 trang 69 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Nguồn năng lượng được phát hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo” là dầu hỏa được sử dụng trong máy móc nhỏ như xe máy, xuồng có động cơ và máy bơm.

=> Chọn đáp án B.

18. Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều nguồn năng lượng được phát hiện và đưa vào sử dụng, ngoại trừ

A. Than đá.              

B. Điện.            

C. Dầu mỏ.              

D. Hạt nhân.

Phương pháp giải:

- Dựa mục II.2 trang 68; 69 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều nguồn năng lượng được phát hiện và đưa vào sử dụng là than đá, điện, dầu mỏ. Còn hạt nhân là giai đoạn nửa sau thế kỉ XX với cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

=> Chọn đáp án D.

19. Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào?

A. Chế tạo ô tô.                                      

B. Chế tạo máy bay.

C. Khai thác mỏ.                                    

D. Giao thông vận tải.

Phương pháp giải:

- Dựa mục II.2 trang 68; 69 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành giao thông vận tải (bao gồm cả chế tạo ô tô, xe máy, máy bay).

=> Chọn đáp án D.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close