Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Em hãy kể tên một đồ vật gia truyền hay một tục lệ riêng của gia đình em vẫn được duy trì đến ngày nay. Giải thích vì sao có đồ vật hoặc tục lệ này.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi câu 1 trang 8 SBT Lịch sử 10

Câu 1. Em hãy kể tên một đồ vật gia truyền hay một tục lệ riêng của gia đình em vẫn được duy trì đến ngày nay. Giải thích vì sao có đồ vật hoặc tục lệ này.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục I.1; I.2, II.3  trang 9; 12 SGK Lịch sử 10 và những thông tin hỏi được từ ông/bà trong gia đình.

Lời giải chi tiết:

HS có thể tham khảo theo mẫu dưới đây:

- Tục lệ: Cứ vào ngày 15/12 Âm lịch hằng năm, họ Nguyễn nhà em có tổ chức lễ tảo mộ các cụ.

- Giải thích:

+ Dòng họ muốn lưu giữ truyền thống nhớ về công ơn sinh thành của những đấng sinh thành.

+ Răn dạy con cháu các đời sau luôn sống theo truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nhớ về cội nguồn của dòng họ.

+ Con cháu đời sau biết và làm theo để tránh việc quên mất phần mộ tổ tiên, dòng họ mình.

Câu 2

Trả lời câu hỏi câu 2 trang 8 SBT Lịch sử 10

Câu 2. Hãy đọc tư liệu dưới đây và cho biết Trần Hưng Đạo đã tìm hiểu và kế thừa những sử liệu nào để làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Qua bài học này, em có thể học được điều gì có ích cho cuộc sống của bản thân?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.5 trang 7 (Bài 1) và mục I.2 trang 9  (Bài 2) SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

- Những sử liệu dùng để làm nên chiến thắng Bạch Đằng (1288) của Trần Hưng Đạo là: 

+ Sử liệu truyền miệng ( qua lời bà cụ bán nước)

+ Sử liệu hiện vật (trại Yên Hưng, sông Bạch Đằng)

- Bài học rút ra cho cuộc sống: Khi đến một vùng chưa quen địa hình thì cần phải 

+ Tìm hiểu khái quát trước về địa điểm cần đến (khí hậu, đường đi, vật dụng cần thiết mang,…)

+ Hỏi người dân địa phương ở đó.

+ Quan sát kĩ địa hình xem có thể di chuyển bằng phương tiện nào

Câu 3

Trả lời câu hỏi câu 3 trang 9 SBT Lịch sử 10

Câu 3. Em hãy giải những ô chữ hàng ngang theo gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục I; II  trang 9 - 12 SGK Lịch sử 10 và những hiểu biết về kiến thức lịch sử.

Lời giải chi tiết:

- Ô số 1: SÔNG BẠCH ĐẰNG. (12 chữ cái – sách in sai hướng dẫn)

- Ô số 2: CHI LĂNG – XƯƠNG GIANG.

- Ô số 3: SÔNG NHƯ NGUYỆT.

- Ô số 4: RẠCH GẦM – XOÀI MÚT.

- Ô số 5: ĐIỆN BIÊN PHỦ.

=> Ô chữ chủ: BÀI HỌC LỊCH SỬ

Câu 4

Trả lời câu hỏi câu 4 trang 9 SBT Lịch sử 10

Câu 4. Em hãy lập hồ sơ thông tin về di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long. Hãy nêu suy nghĩ của em về giá trị của di tích đối với cuộc sống xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau 

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.2  trang 11 SGK Lịch sử 10 và những thông tin tìm hiểu qua các nguồn tư liệu về Hoàng thành Thăng Long.

Lời giải chi tiết:

* Hồ sơ thông tin di sản văn hóa 

- Tên di sản văn hóa: Hoàng thành Thăng Long.

- Địa điểm: số 19, đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

- Thời gian hoạt động: Từ thứ Ba đến Chủ nhật ( Từ 8h00 đến 17h00).

- Loại hình di sản: Văn hóa vật thể.

- Lịch sử: Xuất phát từ sự kiện vua Lý Thái Tổ năm 1010 dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Thăng Long (Hà Nội).

- Những điểm quan trọng của Hoàng thành: 

+ Kì đài (cột cờ Hà Nội).

+ Đoan Môn.

+ Điện Kính Thiên.

+ Tĩnh Bắc Lâu.

+ Cửa Bắc.

+ Nhà D67.

* Ý nghĩa:

- Giá trị lịch sử: Phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ 7 – 9 thời thuộc Đường, đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng cuối thế kỷ 18, rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ 19, qua thời Pháp thuộc cho đến hiện nay.

- Giá trị văn hoá: Góp phần tăng cường hiểu biết lịch sử nhân loại, nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc.

- Giá trị tuyên truyền giáo dục về truyền thống: Là một giáo cụ trực quan sống động, là nguồn cung cấp nhiều tư liệu độc đáo, minh chứng thuyết phục vị thế của Hà Nội là kinh đô của nước Đại Việt, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về quá trình phát triển Hà Nội và lịch sử dân tộc.

- Giá trị phát triển du lịch: Tạo sức hút lớn về du lịch cho thành phố Hà Nội và Việt Nam nói chung thu hút được nhiều lợi ích từ bên ngoài.

Câu 5

Trả lời câu hỏi câu 5 trang 10 SBT Lịch sử 10

Câu 5. Hãy kể tên một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử được em vận dụng vào thực tiễn.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.3  trang 12 SGK Lịch sử 10 và những tiếp thu thực tế trong các tiết học Lịch sử

Lời giải chi tiết:

- Khu di tích Bạch Đằng Giang (Hải Phòng và Quảng Ninh): Tiếp thu tri thức lịch sử ghi dấu những trang sử hào hùng của dân tộc với những chiến công của cha ông ta với trận đánh chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938), cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn (981), cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ ba của Trần Hưng Đạo (1288).

- Địa danh lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh): Ghi dấu những trang sử anh dũng của những cô gái thanh niên xung phong ở độ tuổi đôi mươi hi sinh mình vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trong trận bom oanh tạc của đế quốc Mĩ xuống nơi này nhằm ngăn chặn nguồn chi viện của quân ta cho chiến trường miền Nam.

Câu 6

Trả lời câu hỏi câu 6 trang 10 SBT Lịch sử 10

Câu 6. Em hiểu như thế nào là cội nguồn?  Vì sao con người có nhu cầu tìm hiểu về cội nguồn của bản thân và xã hội?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.1  trang 9 SGK Lịch sử 10 và những thông tin tìm hiểu qua các nguồn tư liệu 

Lời giải chi tiết:

- Cội nguồn là gốc gác, là nơi “chôn nhau cắt rốn”, là nơi hội tụ tình thân, đoàn viên sum họp,…

- Giải thích lí do: Là nhu cầu tự thân của mỗi con người

+ Đối với bản thân: Để biết mình được sinh ra ở đâu, biết được họ hàng, truyền thống của gia đình, dòng họ,…

+ Đối với xã hội: Biết dân tộc mình hình thành từ đâu, khi nào, có đặc trưng văn hóa nào,… từ đó giáo dục cho thế hệ sau những giá trị truyền thống tốt đẹp giúp đất nước ngày càng phát triển.

Câu 7

Trả lời câu hỏi câu 7 trang 10 SBT Lịch sử 10

Câu 7. Theo em quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục I trang 9 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

- Quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

- Giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử:

+ Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc. 

+ Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. 

+ Giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình. 

+ Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. 

=> Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai.

Câu 8

Trả lời câu hỏi câu 8 trang 10 SBT Lịch sử 10

Câu 8. Hãy kể tên 3 tri thức lịch sử, bài học lịch sử mà em tiếp nhận và vận dụng vào thực tiễn.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.3 trang 12 SGK Lịch sử 10

- Kể tên các tri thức, bài học lịch sử.

Lời giải chi tiết:

- 3 tri thức lịch sử:

+ Bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” của tác giả Lê Văn Hưu.

+ Bộ “Hồ Chí Minh toàn tập” của Nxb Chính trị quốc gia.

+ Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- 3 bài học lịch sử:

+ Bài học dựng nước luôn đi đôi với giữ nước.

+ Bài học mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn trong nguyên tắc.

+ Bài học về sự cảnh giác.

Câu 9

Câu 9. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. Tri thức lịch sử là tất cả

A. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.

B. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.

C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.

D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 9 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tri thức lịch sử là tất cả những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.

=> Chọn đáp án A.

2. Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng nào dưới đây?

A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng.

B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết.

C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành.

D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tri thức lịch sử được hiểu biết, nhận thức thường được thể hiện cụ thể dưới dạng văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,…

=> Chọn đáp án D.

3. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử từ trải nghiệm thực tế?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích lũy từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích lũy.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Tri thức tồn tại dưới hai dạng:

- Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

- Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích lũy từ thực tế hoặc qua hệ thống giáo dục.

=> Chọn  đáp án C

4. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục?

A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu, ,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích lũy từ thực tế.

C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích lũy.

D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục gồm:

- Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục hoặc tự nghiên cứu, tích lũy.

- Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.

=> Chọn đáp án B.

5. Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:

A. xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại.

B. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại, xác định đánh giá.

C. xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc – phân loại, xác định đánh giá.

D. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:

- Bước 1: Xác định vấn đề.

- Bước 2: Sưu tầm sử liệu.

- Bước 3: Chọn lọc – phân loại.

- Bước 4: Xác định đánh giá.

=> Chọn đáp án B.

6. Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn đề khi thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?

A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

C. Đề xuất phương pháp thực hiện.

D. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Các nội dung trong bước xác định vấn đề gồm:

- Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

- Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

- Đề xuất phương pháp thực hiện.

=> Chọn đáp án A.

7. Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu cần phải

A. chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.

B. xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.

C. lập thư mục danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.

D. ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu cần phải:

- Ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.

- Khảo sát, sưu tầm, tập hợp những nguồn sử liệu liên quan.

=> Chọn đáp án D.

8. Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào dưới đây?

A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.

B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.

D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục I.1 trang 9 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị là hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

=> Chọn đáp án D.

9. Mộc bản triều Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới đây?

A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.

D. Tri thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.

Phương pháp giải:

- Dựa vào nội dung mục II.2 trang 11 SGK Lịch sử 10

Lời giải chi tiết:

Mộc bản triều Nguyễn là tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản mang tính khách quan không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của nhà nghiên cứu.

=> Chọn đáp án B.

10. Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng?

A. Bảo tàng.                                              

B. Thư viện.

C. Trung tâm lưu trữ.                                

D. Nhà văn hóa.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II.3  trang 12 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Ở Việt Nam, bảo tàng là nơi tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

=> Chọn đáp án A.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close