Bài 8. Quý trọng đồng tiền - SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức- Em cùng các bạn nghe/hát bài “Con heo đất” (Sáng tác: Ngọc Lễ) - Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì? Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Trả lời câu hỏi Khởi động trang 48 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức - Em cùng các bạn nghe/hát bài “Con heo đất” (Sáng tác: Ngọc Lễ) - Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì? Phương pháp giải: Em tìm kiếm bài hát trên internet để nghe và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Lời bài hát Con heo đất: Mẹ mua cho em con heo đất Mẹ mua cho em con heo đất í o i ò .... Ngày hôm nay em vui lắm, Cầm heo trên tay em ngắm í ò í o .... Làm sao cho heo mau lớn, Làm sao cho heo mau lớn, í o i ò .... Heo không cần ăn cơm Heo không đòi ăn cá Heo chỉ cần em bế trên tay ầu ơ Em không thèm mua kem Em không thèm mua bánh Em để dành cho heo Em lì xì heo đất hai trăm mỗi ngày Này heo ơi, ngoan nhé (ngoan nhé) í o Này heo con ơi mau lớn (mau lớn) - Bạn nhỏ trong bài hát Con heo đất đã không mua bánh, mua kem mà để tiền đó cho heo đất. Việc làm của bạn nhỏ giúp bạn ấy có thể tiết kiệm tiền Khám phá 1 Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 49 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Tìm hiểu vai trò của tiền Quan sát những bức tranh sau và trả lời câu hỏi: - Hãy nêu vai trò của tiền qua các bức tranh trên. - Theo em, tiền còn có vai trò nào khác? Phương pháp giải: Em quan sát kĩ các bức tranh và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: 1. Tiền giúp bác bán hàng có thể mua được chiếc xe đạp cho con gái 2. Tiền giúp gia đình có nguồn vốn đầu tư để buôn bán 3. Tiền giúp bạn nhỏ có thể mua sách, vở 4. Tiền giúp bác gái có thể thanh toán viện phí 5. Tiền giúp bạn nam mua quà sinh nhật cho em và giúp đỡ các bạn gặp khó khăn Một số vai trò khác của tiền: - Mua thực phẩm để nấu ăn - Mua vật liệu xây nhà - Đóng học phí Khám phá 2 Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 50 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Khám phá vì sao phải quý trọng đồng tiền Đọc truyện và trả lời câu hỏi: Hũ bạc của người cha Ngày xưa, có một người nông dân rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai của ông rất lười biếng. Một hôm, ông bảo con: “Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây”. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Người con cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng: “Đây không phải tiền con làm ra” Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném mấy đồng vào bếp lửa. Bất chấp lửa nóng, người con vội đưa tay vào bếp lấy tiền ra. Ông lão cười chảy nước mắt: “Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý trọng đồng tiền.” (Theo Truyện cổ tích Chăm, Tiếng Việt 3, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) - Vì sao lần thứ nhất, người con lại thản nhiên khi thấy người cha ném tiền xuống ao? - Lần thứ hai, khi thấy người cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì? Vì sao? - Theo em, vì sao chúng ta phải quý trọng đồng tiền? Phương pháp giải: Em đọc kĩ câu chuyện và trả lời các câu hỏi Lời giải chi tiết: - Lần thứ nhất người con thản nhiên khi người cha ném tiền xuống ao vì đó không phải là tiền mà anh ta tự tay làm ra nên anh ta không biết quý trọng - Lần thứ hai, khi thấy người cha ném tiền vào lửa, người con đã vội đưa tay vào bếp lấy tiền ra mặc cho lửa rất nóng. Anh ta làm như vậy vì đó chính là những đồng tiền mà anh ta đã vất vả làm ra - Chúng ta phải quý trọng đồng tiền vì để làm ra tiền rất vất vả, đó chính là công sức lao động của mỗi người. Khám phá 3 Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 51 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Tìm hiểu việc bảo quản tiền Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - Các bạn trong tranh đã bảo quản tiền như thế nào? - Theo em, còn cách nào khác để bảo quản tiền? Phương pháp giải: Em quan sát kĩ các bức tranh để trả lời các câu hỏi Lời giải chi tiết: - Cách bảo quản tiền của các bạn 1. Cất vào hộp 2. Dán lại tờ tiền bị rách để tiếp tục sử dụng 3. Giữ cẩn thận trong ví để không làm mất - Cách khác để bảo quản tiền
Khám phá 4 Trả lời câu hỏi Khám phá 4 trang 51 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền Quan sát những tranh sau và trả lời câu hỏi: - Hãy nêu những việc làm để tiết kiệm tiền qua các bức tranh trên - Theo em, còn có cách nào khác để tiết kiệm tiền? Phương pháp giải: Em quan sát kĩ các bức tranh và trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: - Những việc làm để tiết kiệm tiền: 1. Mở cửa sổ, tắt điện để tiết kiệm tiền điện 2. Nhét tiền vào lợn để tiết kiệm 3. Mua váy ít tiền hơn để tiết kiệm 4. Mua đồ ở cửa hàng bán rẻ hơn - Những cách khác để tiết kiệm tiền:
Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 52 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao? Phương pháp giải: Em đọc kĩ các ý kiến và đưa ra quan điểm của mình Lời giải chi tiết: 1. - Không đồng tình với ý kiến của Trung - Đồng tình với ý kiến của Kiên Vì tiền dù ít hay nhiều cũng đều cần bảo quản và sử dụng tiết kiệm. Phải có những đồng tiền mệnh giá nhỏ mới có những đồng tiền mệnh giá lớn 2. - Không đồng tình với Yến - Đồng tình với Hà Vì tiền quan trọng nhưng vẫn có nhiều thứ không mua được bằng tiền như tình bạn, tình yêu thương, gia đình,… 3. - Không đồng tình với Phú - Đồng tình với Hoàn Vì có nhiều cách để tiết kiệm tiền như: nhờ bố mẹ giữ hộ, sử dụng tiền hợp lý,… 4. - Đồng tình với ý kiến của Thùy - Không đồng tình với ý kiến của Linh Vì ai cũng cần tiết kiệm tiền dù là nghèo hay giàu. Nếu người giàu không tiết kiệm thì sớm muộn cũng sẽ không có đủ tiền tiêu Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 54 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Bày tỏ ý kiến Phương pháp giải: Em đọc kĩ các trường hợp và đưa ra ý kiến của mình Lời giải chi tiết: a. Việc làm này sẽ giúp Thảo có thể quản lý được chi tiêu, tiết kiệm được tiền. b. Việc làm này có thể sẽ giúp Hoàng tiết kiệm được tiền nhưng khi bạn ấy cần chi tiêu 1 việc gì đó cần thiết thì lại không có khoản nào. c. Việc làm này của Phương là lãng phí, chưa biết quý trọng đồng tiền. Quần áo có thể sử dụng những loại phù hợp với bản thân mà không cần quá đắt đỏ. d. Việc làm của Lan thể hiện sự tiết kiệm. Giấy một mặt vẫn còn có thể sử dụng để làm nháp. e. Việc làm của Chung thể hiện sự tiết kiệm, biết quý trọng đồng tiền. Những đồng tiền lẻ của mẹ cho tích góp lại thì Chung sẽ có một khoản để mua thứ mình muốn. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 46 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Xử lí tình huống Phương pháp giải: Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra cách xử lí phù hợp Lời giải chi tiết: a. Nếu là Toàn, em sẽ xin phép bố mẹ nuôi lợn đất để tiết kiệm tiền. Sau này, khi có được một khoản tiền, em có thể mua được một món đồ có giá trị mà mình muốn b. Nếu là Kim, em sẽ để 100.000 đồng vào khoản tiết kiệm và dùng 100.000 đồng nhờ mẹ mua giúp một vài món đồ ăn vặt để mang đến chia cho các bạn. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 55 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Đưa ra lời khuyên cho các bạn Phương pháp giải: Em đọc kĩ các tình huống và đưa ra lời khuyên phù hợp Lời giải chi tiết: a. Em sẽ khuyên Quyết nên sử dụng chiếc xe đạp cũ đó và tiết kiệm tiền để tự mua một chiếc xe đạp mới sau. Bạn có thể để dành các khoản tiền bố mẹ cho hoặc tiền mừng tuổi để mua xe b. Em sẽ khuyên các bạn chỉ cần tổ chức một buổi liên hoan vừa đủ để mọi người cùng tham gia vui vẻ là được, không cần lãng phí như vậy. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 55 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Lập và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền phù hợp với điều kiện của bản thân theo bảng gợi ý sau:
Phương pháp giải: Em liên hệ thực tế để thực hiện bài tập Lời giải chi tiết:
Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 55 SGK Đạo đức 4 – Kết nối tri thức Nhắc nhở bạn bè tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước,… Lời giải chi tiết: Em thực hành cùng các bạn trên lớp
Quảng cáo
|