Bài 7. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thứcThông qua các hình 2,3,4 và thông tin trong mục a, em hãy trình bày bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1.a Câu 1 Trả lời câu hỏi mục 1.a trang 59 SGK Lịch sử 10 1. Thông qua các hình 2,3,4 và thông tin trong mục a, em hãy trình bày bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc nội dung và quan sát hình ảnh trang 59 SGK Bước 2: Từ kiến thức trên, khái quát được bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh Lời giải chi tiết: Bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh: - Diễn ra từ nửa sau thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX - Cách mạng tư sản nổ ra sớm và đạt được nhiều thành tựu - Nguồn tích lũy tư bản lớn (từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa) - Giàu tài nguyên thiên nhiên - Những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào và lực lượng lao động cho các nhà máy xí nghiệp - Nhu cầu cải tiến kĩ thuật và cơ khí hóa ngành dệt ? mục 1.a Câu 2 2. Theo em, tại sao Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh. Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung trang 59 SGK Lời giải chi tiết: Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì: - Cuộc cách mạng tư sản giữa thế kỉ 17 đã gạt bỏ những trở ngại về chính trị và xã hội, tạo điều kiện cho cách mạng trong sản xuất. - Công nghiệp Anh phát triển mạnh, có nhiều tiến bộ về kĩ thuật. - Sự tích lũy tư bản ở Anh diễn ra sớm hơn và vẫn dựa vào sự bóc lột trong nước kết hợp với việc buôn bán, cướp bóc ở các thuộc địa. - Như vậy, ở Anh đã xuất hiện những điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp: vốn, nhân công và phát minh kĩ thuật. ? mục 1.b Câu 1 Trả lời câu hỏi mục 1.b trang 61 SGK Lịch sử 10 1. Em hãy nêu những phát minh và sáng chế cơ bản ở nước Anh và một số nước châu Âu và Bắc Mỹ khác trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1.b trang 60, 61 SGK Lời giải chi tiết: Những phát minh và sáng chế cơ bản trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
? mục 1.b Câu 2 2. Theo em, phát minh nào là quan trọng nhất. Phương pháp giải: Tham khảo phần chữ nhỏ SGK trang 61 Lời giải chi tiết: Theo em phát minh quan trọng nhất là máy hơi nước của Giêm Oát. Vì ứng dụng của máy hơi nước ban đầu trong lĩnh vực khai mỏ, nhưng sau đó đã nhanh chóng vượt ra ngoài phạm vi khai thác mỏ, chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp khác từ gia công kim loại cho đến dệt may, nơi nó được điều chỉnh để phù hợp với guồng quay tơ phổ biến ở các nhà máy dệt châu Âu. Đây là tiền đề quan trọng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. ? mục 2.a Trả lời câu hỏi mục 2.a trang 62 SGK Lịch sử 10 Em hãy cho biết: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh nào? Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại nội dung mục 2.a trang 62 SGK Bước 2: Chọn ra ý chính về bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 2 Lời giải chi tiết: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh: - Diễn ra từ nửa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. - Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được xây dựng trên những thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. - Các nước tư bản châu ÂU, Bắc Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp. ? mục 2.b Trả lời câu hỏi mục 2.b trang 62 SGK Lịch sử 10 Nêu một số thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại nội dung mục 2.b trang 62 SGK Bước 2: Chọn ra ý chính về bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 2 Lời giải chi tiết: Một số thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: - Phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim. - Sự ra đời, phát triển và ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống - Phát minh ra động cơ đốt trong, tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ - Phát minh ra máy bay chạy bằng xăng, phổ biến xe hơi…. ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 66 SGK Lịch sử 10 Hãy nêu ý nghĩa và phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 3 trang 65, 66 SGK Lời giải chi tiết: * Ý nghĩa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai: - Thúc đẩy công nghiệp phát triển , nâng cao năng suất lao động - Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện cuộc sống con người * Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai: - Xã hội: + Hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng là những thành thị đông dân: Luân Đôn, Man-chét-xtơ, Pa-ri…. + Hình thành hai giai cấp đối kháng là tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và vô sản làm thuê. + Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản => các cuộc đấu tranh - Văn hóa: + Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng trở nên phố biến + Đời sống tinh thần phong phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của: Điện thoại, radio, điện ảnh,... + Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục được đẩy mạnh… - Tiêu cực: + Ô nhiễm môi trường + Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em + Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước Đế quốc Luyện tập Câu 1 Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 67 SGK Lịch sử 10 1. Hãy trình bày một số thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại trên trục thời gian Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại nội dung trang 60, 61, 63, 64 SGK Bước 2: Chọn ra các thành tựu (4 hoặc 5 phát minh) tiêu biểu có sức ảnh hưởng để làm bài. Bước 3: Sắp xếp các thành tựu theo trục thời gian Lời giải chi tiết: Luyện tập Câu 2 2. Lựa chọn và giới thiệu về một thành tựu mà em cho là tiêu biểu nhất. Phương pháp giải: Bước 1: Dựa vào nội dung trả lời bài 1 phần luyện tập. Chọn ra 1 phát minh mà em cho là tiêu biểu Bước 2: Sau đó tìm thông tin về thành tựu tiêu biểu thông qua sách báo, internet,.... Lời giải chi tiết: Thành tựu mà em cho tiêu biểu nhất là Động cơ đốt trong. Động cơ đốt trong là trái tim đập của hầu hết các phương tiện giao thông, từ ô tô và xe máy trên đường đến máy bay trên bầu trời và tàu trên biển. Động cơ này là sự kế thừa của động cơ hơi nước hay động cơ đốt ngoài kiểu cũ. Trong suốt thế kỉ XVII, động cơ đốt trong đã ra đời và trải qua các bước phát triển quan trọng và hoàn thiện. Luyện tập Câu 3 3. Có ý kiến cho rằng: Một số thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại cũng đưa đến tác động tiêu cực, thậm chí gây ra các thảm họa cho nhân loại. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? Phương pháp giải: Tìm kiếm các thông tin về hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp Lời giải chi tiết: Em đồng ý với ý kiến “Một số thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại cũng đưa đến tác động tiêu cực, thậm chí gây ra các thảm họa cho nhân loại. Vì: các khí thải của động cơ đốt trong có ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Các chất ô nhiễm được tạo ra bởi động cơ đốt trong là: nitrogen dioxide, carbon monoxide, benzen, các hạt bụi và hydrocacbon. Các hợp chất này đều là tác nhân gây hại với môi trường và là một trong những thủ phạm gây ra một số bệnh cho con người. Vận dụng Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 67 SGK Lịch sử 10 Thường ngày, em sử dụng những thiết bị nào dùng đến nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ của em về giả thiết: Nếu các nhà khoa học, kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống chúng ta sẽ ra sao? Phương pháp giải: Bước 1: Liên hệ thực tế những đồ điện em dùng hằng ngày Bước 2: Tự duy, suy luận về giả thiết các nhà khoa học chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện. Lời giải chi tiết: Thường ngày, em sử dụng những thiết bị dùng đến nguồn điện: máy tính, điện thoại, ti vi, máy lạnh, tủ lạnh, quạt, máy sưởi, bình nóng lạnh, nồi cơm điện, v.v…. Nếu các nhà khoa học, kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc phát sáng, năng lượng hoạt động máy móc không thể hoạt động. Có thể sẽ có loại năng lượng mới thay thế điện, nhưng rất khó để thay thế hoàn toàn. Thậm chí đến tận ngày nay, việc thay thế hoàn toàn điện bằng năng lượng khác cũng là điều khó khăn. Việc không phát minh ra điện, thiết bị tiêu thụ điện thậm chí còn gây tác động tiêu cực khó lường trên nhiều phương diện.. Khi mà các dạng năng lượng khác như dầu mở, than đá,... sẽ được khai thác và sử dụng nhiều hơn. Gây suy giảm tài nguyên thiên nhiên, tranh chấp tài nguyên dẫn đến chiến tranh, ô nhiễm môi trường do khí thải,.... Lý thuyết >> Xem chi tiết: Lý thuyết các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại - SGK Lịch sử 10
Quảng cáo
|