Bài 13. Đời sống vật chất tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức

Ngữ hệ là gì? Dựa vào những đặc điểm nào để xếp các dân tộc vào cùng một hệ?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1.a Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 1.a trang 125 SGK Lịch sử 10

1. Dựa vào Tư liệu 1 (tr.124), em hãy cho biết các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm? Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia như vậy?

Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 1.a trang 123, SGK Lịch sử 10 KNTT.

B2: Quan sát tư liệu 1 trang 124, SGK Lịch sử 10 KNTT.

B3: Xác định các thành phần dân tộc Việt Nam theo các tiêu chí.

Lời giải chi tiết:

- Dựa vào Tư liệu 1 (tr124), các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm: dân tộc đa số (dân tộc Kinh) và dân tộc thiểu số.

- Căn cứ vào dân số của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ để chia các dân tộc thành nhóm khác nhau

? mục 1.a Câu 2

2. Khai thác thông tin trong Tư liệu 2 (tr.124), hãy kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm đó.

Phương pháp giải:

Quan sát bảng Tư liệu 2 trang 124, SGK Lịch sử 10 KNTT

Lời giải chi tiết:

- Nhóm dân tộc đa số: dân tộc Kinh.

- Nhóm dân tộc thiểu số: dân tộc Tày, Thái, Raglai, Mạ, Bố Y….

? mục 1.b Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 1.b trang 125 SGK Lịch sử 10

1. Ngữ hệ là gì? Dựa vào những đặc điểm nào để xếp các dân tộc vào cùng một hệ?

Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 1.b trang 125, SGK Lịch sử 10 KNTT.

B2: Đưa ra những đặc điểm để xếp các dân tộc vào một hệ. 

Lời giải chi tiết:

- Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc. 

- Dựa vào đặc điểm về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm… để sắp xếp các dân tộc vào một hệ. Mỗi ngữ hệ bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ. 

? mục 2.a Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 2.a trang 127 SGK Lịch sử 10

1. Em hãy nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam. 

Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 2.a trang 126, SGK Lịch sử 10 KNTT.

B2: Đưa ra các nét chính về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Bên cạnh trồng lúa nước, người ta còn trồng các cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn… cùng các loại cây rau củ quả... và nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy – hải sản. 

? mục 1.b Câu 2

2. Ở Việt Nam có mấy ngữ hệ/mấy nhóm ngôn ngữ? Kể tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó. Dân tộc em thuộc ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ nào?

Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 1.b trang 125, SGK Lịch sử 10 KNTT.

B2: Tên các nhóm ngôn ngữ.

Lời giải chi tiết:

Ở Việt Nam có 5 ngữ hệ, 8 nhóm ngôn ngữ. 

Các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ đó là: 

- Ngữ hệ Nam Á: nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Môn – Khơ-me

-  Ngữ hệ Thái – ka-đai: ngôn ngữ Tày – Thái, Ka – Đai; Ngữ hệ Mông – Dao: ngôn ngữ Mông – Dao

- Ngữ hệ Nam Đảo: ngôn ngữ Ma-lay-ô Pô-li-nê-di; Ngữ hệ Hán – Tạng: ngôn ngữ Hán, Tạng – Miến. 

Dân tộc em thuộc ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường

? mục 2.a Câu 2

2. Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau?

Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 2.a trang 126, SGK Lịch sử 10 KNTT.

B2: Nêu ra điểm giống và khác nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

Lời giải chi tiết:

Điểm so sánh

Người Kinh

Các dân tộc khác

Giống nhau

Đều phát triển nông nghiệp với đặc trưng là trồng lúa, bên cạnh đó là trồng các cây ăn quả, gia vị… và nuôi gia súc, gia cầm…

Khác nhau

Chủ yếu là trồng lúa nước, bên cạnh đó trồng cả sắn, ngô, củ quả….

Phải thường xuyên đắp đê, thau chua rửa mặn…

Phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy – hải sản. 

 

Trồng các cây trên cạn như: lúa nương, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả…

Lúa nước được trồng ở thung lũng chân núi hoặc ruộng bậc thang. 

Ít nuôi thủy hải sản, chủ yếu phát triển thủy hải sản qua ao, suối…

? mục 2.a Câu 3

3. Em hãy kể tên một số ngành nghề thủ công của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung mục 2.a trang 127, SGK Lịch sử 10 KNTT.

Lời giải chi tiết:

- Người Kinh làm các nghề truyền thống như: dệt, gốm sứ, đan, rèn, đúc, kim hoàn…. đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và được xuất khẩu.

- Các dân tộc thiểu số mang dấu ấn riêng của từng dân tộc như: dệt và đan, gốm và rèn, làm đồ trang sức… phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương.

? mục 2.a Câu 4

4. Hãy cho biết một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương em. Theo em, các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống kinh tế - xã hội.

Phương pháp giải:

B1: Quan sát thực tế các làng nghề ở địa phương.

B2: Đánh giá vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống

Lời giải chi tiết:

Ví dụ nghề làm gốm Bát Tràng, nghề lụa Vạn Phúc…

Các nghề thủ công truyền thống không chỉ có vai trò giúp nâng cao kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương mà còn góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.

? mục 2.b Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 2.b trang 131 SGK Lịch sử 10

1. Trình bày một số nét chính về văn hóa ăn, mặc, ở của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Phương pháp giải:

B1: Tìm hiểu các nét văn hóa của người kinh và các dân tộc thiểu số qua sách báo, internet, kết hợp.

B2: Xem lại nội dung mục 2.b trang 128, SGK Lịch sử 10 KNTT.

Lời giải chi tiết:

Người Kinh

Người dân tộc thiểu số

+Bữa ăn: cơm, rau, cá, bổ sung thịt gia súc, gia cầm;.

+Trang phục: áo, quần (hoặc váy) kết hợp mũ, khăn, giày, dép, trang sức bằng vàng, bạc.

+Nơi ở: ở nhà trệt, xây bằng gạch đắp đất; ngày nay đa số ở nhà tầng.

+Bữa ăn: cơm, rau, cá

+Trang phục: may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh... sử dụng trang sức bằng kim loại và trang sức từ động thực vật.

+Nơi ở: Chủ yếu làm nhà sàn bằng tre, gỗ, nứa... một số ở nhà đất.

Lưu ý: Tùy vào từng miền và từng dân tộc sẽ có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau.

? mục 2.b Câu 2

2. Theo em, văn hóa ăn, mặc, ở của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào trong những năm gần đây? Nêu một số ví dụ ở địa phương em.

Phương pháp giải:

B1: Tìm hiểu thông tin qua Internet và sách, báo.

B2: Quan sát, tập hợp tư liệu về sự thay đổi ở địa phương.

Lời giải chi tiết:

- Sự thay đổi về văn hóa ăn, mặc, ở: Văn hóa ăn, ở, mặc của các dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiện đại, ngày càng đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và thẩm mỹ của con người hơn.

- Trang phục của các dân tộc ngày càng hiện đại, giúp bảo vệ con người khỏi những biến đổi về thời tiết…

Ví dụ: Trang phục của học sinh đồng bào H-mông nặng, dày, bất tiện cho các hoạt độg thể chất, vì vậy mà được thay thế bằng đồng phục sơ mi quần âu cho tiện lợi. 

? mục 2.b Câu 3

3. Em hãy giới thiệu một số nét chính về phương tiện đi lại và vận chuyển của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. 

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung mục 2.b trang 131, SGK Lịch sử 10 KNTT.

Lời giải chi tiết:

- Dựa vào môi trường sống, trước đây, người Kinh đi bộ, vận chuyển bằng vai, xe trâu, bò, ngựa, thuyền bè...

- Còn đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu đi bộ, vận chuyển bằng gùi, sức vật và các loại xe, thuyền để vận chuyển hàng hóa.

- Ngày nay, xã hội phát triển, việc đi lại trao đổi giữa các vùng miền trở nên dễ dàng hơn, người Kinh hay đồng bào dân tộc thiểu số đều đi lại, vận chuyển bằng xe đạp, xe máy, ô tô, tàu....

? mục 3.a

Trả lời câu hỏi mục 3.a trang 133 SGK Lịch sử 10

Em hãy kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục 3.a trang 132 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Một số tín ngưỡng, tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Mẫu, thờ các vị thần tự nhiên (thần Mặt Trời, thần Đất, thần Rừng,...)

? mục 3.b

Trả lời câu hỏi mục 3.b trang 135 SGK Lịch sử 10 

Hãy kể tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam.  

Phương pháp giải:

 Xem lại nội dung mục 3.b trang 134, SGK Lịch sử 10 KNTT.

Lời giải chi tiết:

- Đối với người Kinh: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu.... và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Đối với dân tộc thiểu số: Các lễ hội của người dân tộc thiểu số tổ chức với quy mô làng, bản, phổ biến như lễ thôi nôi, cưới xin, ma chay, lễ tế thần, lễ cơm mới, hội lồng tồng, lễ cấp sắc…

Luyện tập Câu 1

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 135 SGK Lịch sử 10 

1. Lập sơ đồ các ngữ hệ và các nhóm ngôn ngữ ở Việt Nam. Kể tên một số dân tộc thuộc từng nhóm ngôn ngữ đó.

Phương pháp:

Học sinh tham khảo Hình 2.Sơ đồ thành phần dân tộc theo ngữ hệ ở Việt Nam, mục 1.b trang 125 SGK Lịch sử 10.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập Câu 2

2. Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 2.b trang 128 và mục 3 trang 135, SGK Lịch sử 10 KNTT.

B2: Thể hiện nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Lời giải chi tiết:

Đời sống vật chất

Đời sống tinh thần

+Bữa ăn: cơm, cá, rau 

+Trang phục: Áo, quần (váy) kết hợp trang sức (người Kinh thì kết hợp cả dép, mũ…)

+Nhà ở: Nhà trệt, nhà tầng, nhà sàn, nhà đất.

+Đi lại: Đi bộ, vận chuyển bằng gùi, các loại xe và tàu thuyền…

+Tín ngưỡng: Thờ thần, Thành hoàng làng, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đa thần…

+Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo, đạo Tin Lành, Islam giáo…

+Phong tục: cưới, sinh, ma, chay, xuống đồng…

+Lễ hội: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội lồng tồng, lễ cấp sắc, lễ hội Kate

Vận dụng

Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 135 SGK Lịch sử 10 

Sưu tầm và giới thiệu khái quát về các dân tộc ở địa phương em (huyện/thị xã). Em nhận thấy đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở địa phương em trong những năm gần đây có thay đổi gì nổi bật. 

Phương pháp giải:

B1: Xác định địa phương em (tình/huyện/xã) có đồng bào dân tộc thiểu số nào?

B2: Thông qua các phương tiện truyền thông hằng ngày, sách báo, internet để thấy đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương em. 

Lời giải chi tiết:

Quê em tại huyện Ba Vì, gồm 2 dân tộc chủ yếu: Mường, Dao.

Đời sống vật chất:

- Được cải thiện nhờ chính sách phát triển kinh tế của huyện: làng nghề (thuốc của người Dao đỏ), làm du lịch.

- Hệ thống giao thông được nâng cấp, cải tạo, thuận tiện cho việc đi lại, trao đổi buôn bán. 

Đời sống tinh thần:

- Các phong tục lễ hội được duy trì và bảo tồn, mang nét đặc sắc văn hóa riêng biệt

- Những hủ tục mê tín dị đoan được xóa bỏ.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close