GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN
Bài 63 trang 92 SGK Toán 9 tập 2Vẽ các hình lục giác đều Quảng cáo
Đề bài Vẽ các hình lục giác đều, hình vuông, hình tam giác đều cùng nội tiếp đường tròn (O;R) rồi tính cạnh của các hình đó theo R. Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết +) Sử dụng compa và thước kẻ có chia độ dài để vẽ hình. +) Sử dụng định lý Pi-ta-go để tính R. Lời giải chi tiết +) Hình a. Cách vẽ: vẽ đường tròn (O;R). Trên đường tròn ta đặt liên tiếp các cung ⏜A1A2, ⏜A2A3,...,⏜A6A1 mà dây căng cung có độ dài bằng R. Nối A1 với A2, A2 với A3,…, A6 với A1 ta được hình lục giác đều A1A2A3A4A5A6 nội tiếp đường tròn Tính bán kính: Gọi ai là cạnh của đa giác đều có i cạnh. a6=R (vì OA1A2 là tam giác đều) +) Hình b. Cách vẽ: + Vẽ đường kính A1A3 của đường tròn tâm O. + Vẽ đường kính A2A4⊥A1A3 Tứ giác A1A2A3A4 có hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình vuông. Nối A1 với A2;A2 với A3;A3 với A4;A4 với A1 ta được hình vuông A1A2A3A4 nội tiếp đường tròn (O). Tính bán kính: Gọi độ dài cạnh của hình vuông là a. Vì hai đường chéo của hình vuông vuông góc với nhau nên xét tam giác vuông OA1A2 có a2=R2+R2=2R2⇒a=R√2 +) Hình c: Cách vẽ như câu a) hình a. Nối các điểm chia cách nhau một điểm thì ta được tam giác đều chẳng hạn tam giác A1A3A5 như trên hình c. Tính bán kính: Gọi độ dài cạnh của tam giác đều là a. A1H =A1O+OH=R+R2 = 3R2 A3H =AA′2=a2 A1A3=a Trong tam giác vuông A1HA3 ta có: A1H2=A1A32−A3H2. Từ đó 9R24 = a2 - a24. ⇒a2=3R2⇒a=R√3 Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|