Bài 6 trang 74 SGK Vật lí 10

Treo một vật có trọng lượng 2N vào một cái lò xo,

Quảng cáo

Đề bài

Treo một vật có trọng lượng 2,0 N vào một cái lò xo, lò xo dãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng chưa biết vào lò xo, nó dãn ra 80 mm.

a) Tính độ cứng của lò xo

b) Tính trọng lượng chưa biết.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: 

Fđh = k|∆l|.

trong đó k là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, |∆l| = |l – l0là độ biến dạng (độ dãn hay nén) của lò xo.

Lời giải chi tiết

a) Khi treo vật có trọng lượng P= 2,0 N vào lò xo, lò xo dãn ra \(\Delta l_1=10mm=10.10^{-3}m\). Khi đó, trọng lực và lực đàn hồi là hai lực cân bằng nên:

\({F_{dh1}} = {P_1} = k\left| {\Delta {l_1}} \right| \)

\(\Rightarrow k = \displaystyle{{{P_1}} \over {\left| {\Delta {l_1}} \right|}} = {2 \over {{{10.10}^{ - 3}}}} = 200\left( {N/m} \right)\)

b)  Khi treo vật có trọng lượng Pvào lò xo, lò xo dãn \(\Delta l_2=80mm=80.10^{-3}m\). Khi đó, trọng lực và lực đàn hồi là hai lực cân bằng nên:

\({P_2} = {F_{dh2}} = k\left| {\Delta {l_2}} \right| = {200.80.10^{ - 3}} = 16N\)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close