Bài 54. Hệ Mặt Trời Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6- Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất là: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
54.1 Câu 1 1. - Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất là: - Hành tinh nào xa Mặt Trời nhất là: Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết: 1. - Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy Tinh. - Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương Tinh. 54.1 Câu 2 2. Thời gian các hành tinh quay một vòng quanh Mặt Trời là …… vì …………… Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết: 2. Thời gian các hành tinh quay một vòng quanh Mặt Trời là khác nhau vì mỗi hành tinh quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo khác nhau nên sẽ có thời gian quay quanh Mặt Trời khác nhau. 54.2 Hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời có thời gian một ngày gần bằng một ngày của Trái Đất là: ………… Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết: Trong các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời, một ngày của Hỏa Tinh có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất, vì: + Chu kì tự quay của Trái Đất là 1 ngày. + Chu kì tự quay của Hỏa Tinh là 1,03 ngày. 54.3 Câu 1 1. Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ, … đều là các ngôi sao trong hệ Mặt Trời. Nói như thế là: ……………………………………………………………… Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết: 1. Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là không đúng, vì: - Sao là các thiên thể tự phát sáng, - Các hành tinh sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… đều không tự phát sáng mà nhận ánh sáng từ Mặt Trời. Nên sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… chỉ là các hành tinh quay quanh sao. 54.3 Câu 2 2. Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời vì ……………………………… Giải thích bằng hình vẽ: Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết: 2. Ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vì: - Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát sáng. - Các hành tinh quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo riêng của nó. Nên các hành tinh đều nhận được ánh sáng Mặt Trời, và ta nhìn thấy các hành tinh do có ánh sáng phản chiếu từ các hành tinh đó tới mắt ta, khi quan sát qua các dụng cụ hỗ trợ hiện đại. Giải thích bằng hình vẽ:
Chú thích: - Mũi tên màu vàng biểu diễn ánh sáng Mặt Trời chiếu tới các hành tinh. - Mũi tên màu đỏ biểu diễn ánh sáng phản xạ lại của các hành tinh tới Trái Đất. 54.3 Câu 3 3. Nếu đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời …………………… hơn so với Trái Đất, vì ……………………………………………………………………… Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết: 3. Nếu đứng trên Hải Vương tinh, sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với Trái Đất, vì Trái Đất ở gần Mặt Trời hơn Hải Vương tinh. 54.4 Câu 1 1. Vẽ sơ đồ biểu diễn khoảng cách từ Mặt Trời đến các hành tinh theo tỉ lệ 1cm ứng với 1AU. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết:
54.4 Câu 2 2. Nhận xét về khoảng cách giữa các hành tinh. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết: 2. Nhận xét: Các hành tinh ở càng xa Mặt Trời thì khoảng cách giữa các hành tinh càng lớn. 54.5 Hãy khoanh vào từ “Đúng hoặc “Sai” với các phát biểu dưới đây.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết: Giải thích: 1 – sai, hệ Mặt Trời còn gồm các vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi vũ trụ ,…. 2 – sai, các hành tinh có kích thước khác nhau không phụ thuộc vào vị trí trên quỹ đạo.
3 – đúng, vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên Mặt Trăng cũng quay quanh Mặt Trời.
4 – đúng, vì sao Hỏa có nhiều điểm giống Trái đất, như có khí quyển, hơi nước, có các vùng đóng băng và lớp nham thạch bọc hành tinh, có bốn mùa giống trái đất và từng sở hữu nhiều dạng địa hình như sông, hồ và cả đại dương. 54.6 Hãy mô tả vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời bằng hình vẽ. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về Hệ Mặt Trời Lời giải chi tiết: Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Quảng cáo
|