Bài 12. Một số vật liệu trang 30, 31, 32 Vở thực thành khoa học tự nhiên 6Em hãy cho biết các đồ dùng trong hình bên được làm từ những vật liệu nào. Em hãy nêu một số ví dụ về một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 30 12.1
Lời giải chi tiết:
CH tr 30 12.2 Em hãy nêu một số ví dụ về một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau. Lời giải chi tiết: Cốc có thể làm bằng nhựa, kim loại, thủy tinh, đất sét… Bàn có thể làm bằng gỗ, sắt, nhựa… Chậu có thể làm từ nhựa, nhôm, sắt… CH tr 30 12.3 Em hãy nêu một số ví dụ về việc sử dụng một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau. Lời giải chi tiết: Nhựa có thể làm chậu, xô, cốc, bộ xếp hình... Gỗ có thể làm thành bàn, ghế, tủ quần áo... Đồng có thể đúc tượng, chuông, làm lõi dây điện, … CH tr 31 12.4 Hãy quan sát hiện tượng khi thực hiện thí nghiệm và điền kết quả quan sát được theo mẫu sau: Lời giải chi tiết:
CH tr 31 12.5 Điền kết quả quan sát, nhận xét vào bảng sau: Lời giải chi tiết:
CH tr 31 12.6 Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng các vật liệu gì? Giải thích. Lời giải chi tiết: Để làm ấm điện đun nước người ta đã dùng các vật liệu: Kim loại để làm dây đốt, làm vỏ bình, làm lõi dây dẫn điện. Nhựa: làm tay cầm, vỏ dây dẫn điện, chân đế ấm. CH tr 31 12.7 Quan sát các đồ vật trong hình sau rồi ghi nhận xét vào bảng:
Lời giải chi tiết:
CH tr 32 12.8 Hãy cho biết cách sử dụng một số đồ dùng gia đình sao cho an toàn (tránh bị hỏng, tránh bị điện giật...). Lời giải chi tiết: Bàn, ghế gỗ: không để đồ vật quá nặng nên mặt bàn, ghế; không để nơi ẩm thấp tránh mối mọt Ấm điện: không đun lượng nước quá mức quy định, không mở nắp ấm khi đang đun nước, thường xuyên kiểm tra ấm, dây dẫn, không sử dụng ấm đã quá cũ. Chậu nhựa: dùng xong rửa sạch, không để nơi có nhiệt độ cao (ngoài trời nắng). CH tr 32 12.9 Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây: a) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon:………… b) Quần áo cũ:… c) Đồ điện cũ, hỏng:…… d) Pin điện hỏng:……………… e) Đồ gỗ đã qua sử dụng:………………… g) Giấy vụn:………………… Lời giải chi tiết: a) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon: gom lại để tái chế, đồ nhựa có thể làm hộp bút, vật trang trí,… b) Quần áo cũ: đem quyên góp, ủng hộ người nghèo, làm giẻ lau,... c) Đồ điện cũ, hỏng: gom lại để tái chế d) Pin điện hỏng: gom lại được nhiều thì gửi đến trung tâm tâm thu gom và xử lí pin. e) Đồ gỗ đã qua sử dụng: làm củi đốt, hoặc dùng làm nguyên liệu tạo ra các vật khác. g) Giấy vụn: gom lại để tái chế, ... CH tr 33 12.10 Hãy nêu cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng. Lời giải chi tiết: Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất, có thể ủ phân trước khi bón cho cây trồng. CH tr 33 12.11 Em hãy tìm hiểu những cách phân loại rác thải sinh hoạt ở trên địa bàn sinh sống của em và cho biết cần cải tiến gì? Lời giải chi tiết: Cách phân loại rác hiện tại: Rác mọi người vứt lẫn lộn các loại rác vào với nhau. Cần cải tiến: Phân loại thành rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế. Rác tái chế: là rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế lại hoặc tái sử dụng: giấy, báo, vỏ lon, kim loại, cao su,… Rác vô cơ: rác không có khả năng phân hủy trong môi trường tự nhiên hoặc phân hủy trong thời gian rất dài như túi nilong, quần áo, đồ nhựa,… Rác hữu cơ: chất thải chứa các hợp chất hữu cơ dễ dàng phân hủy sinh học như: rau, củ, quả, đồ ăn thừa, bã trà, bã cà phê,… CH tr 33 12.12 Từ một chiếc vỏ lon đựng nước giải khát, em có thể sử dụng lại để làm gì (nêu 3 ứng dụng)? Lời giải chi tiết: Làm lọ hoa Làm đèn lồng trang trí Làm lọ đựng bút
Quảng cáo
|