Bài 5 trang 80 SGK Hình học 10Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau đây: Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau đây: LG a d1:4x−10y+1=0d1:4x−10y+1=0; d2:x+y+2=0d2:x+y+2=0 Phương pháp giải: Cho hai đường thẳng: d1:ax+by+c=0,d1:ax+by+c=0, d2:a′x+b′y+c′=0. Khi đó: +) d1∩d2:aa′≠bb′. +) d1//d2:aa′=bb′≠cc′. +) d1≡d2:aa′=bb′=cc′. Lời giải chi tiết: Xét hệ {4x−10y+1=0x+y+2=0 Ta có: 41≠−101⇒d1∩d2. Vậy d1 và d2 cắt nhau. Chú ý: Có thể bấm máy tính giải hệ trên ra nghiệm (x;y)=(−32;−12) suy ra hai đường thẳng cắt nhau. Khi giải hệ cần chuyển vế như sau rồi mới bấm máy: {4x−10y=−1x+y=−2 Bấm MODE 5 1 rồi nhập lần lượt các hệ số: 4 -10 -1 1 1 -2 Sau đó sẽ ra nghiệm (x;y)=(−32;−12). LG b d1:12x−6y+10=0; d2:{x=5+ty=3+2t Phương pháp giải: Viết lại d2 về dạng tổng quát và nhận xét các bộ tỉ số. Lời giải chi tiết: Viết d2:{x=5+ty=3+2t dưới dạng tổng quát. d2:{x=5+ty=3+2t⇒{2x=10+2ty=3+2t⇒2x−y=7⇔2x−y−7=0 Do đó d2:2x−y−7=0. Ta có: 122=−6−1≠10−7⇒d1//d2. Vậy d1//d2. Cách khác: Cách 1: Giải hệ phương trình: {x=5+ty=3+2t12x−6y+10=0⇔{x=5+ty=3+2t12(5+t)−6(3+2t)+10=0⇔{x=5+ty=3+2t12t+60−18−12t+10=0⇔{x=5+ty=3+2t52=0(VN) Hệ trên vô nghiệm nên hai đường thẳng song song. Cách 2: d1 nhận →n1=(12;−6) làm VTPT. d2 nhận →u2=(1;2) làm VTCP nên nhận →n2=(2;−1) làm VTPT. Dễ thấy →n1=6→n2 nên d1,d2 song song hoặc trùng nhau. Lấy điểm M(5;3)∈d2 thay vào d1 ta được: 12.5−6.3+10=52≠0 nên M∉d1. Vậy d1//d2. LG c d1:8x+10y−12=0; d2:{x=−6+5ty=6−4t Phương pháp giải: Viết d2 dưới dạng tổng quát và nhận xét các bộ số tỉ lệ. Lời giải chi tiết: d1:8x+10y−12=0 Viết d2:{x=−6+5ty=6−4t dưới dạng tổng quát: d2:{x=−6+5ty=6−4t⇔{4x=−24+20t5y=30−20t⇒4x+5y=6⇔4x+5y−6=0 Do đó d2:4x+5y−6=0 Ta có: 84=105=−12−6(=2) ⇒d1≡d2. Vậy d1 trùng d2. Cách khác: Cách 1: Xét hệ phương trình: {8x+10y−12=0x=−6+5ty=6−4t⇔{x=−6+5ty=6−4t8(−6+5t)+10(6−4t)−12=0⇔{x=−6+5ty=6−4t−48+40t+60−40t−12=0⇔{x=−6+5ty=6−4t0=0(dung) Do đó hệ có vô số nghiệm hay d1 trùng d2. Cách 2: d1 nhận →n1=(8;10) làm VTPT. d2 nhận →u2=(5;−4) làm VTCP nên nhận →n2=(4;5) làm VTPT. Dễ thất →n1=2→n2 nên d1,d2 song song hoặc trùng nhau. Lấy điểm M(−6;6)∈d2, thay vào d1 được: 8.(−6)+10.6−12=0 nên M∈d1. Vậy d1≡d2. Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> 2K9 Học trực tuyến - Định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 11 (Click để xem ngay) cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, tiếp cận sớm các kì thi.
|