Bài 5 trang 50 SGK Hình học 12

Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Gọi H là hình chiếu vuông góc của đỉnh A xuống mặt phẳng (BCD).

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Cho tứ diện đều \(ABCD\) cạnh \(a\). Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của đỉnh \(A\) xuống mặt phẳng \((BCD)\).

LG a

a) Chứng minh \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(BCD\). Tính độ dài đoạn \(AH\).

Phương pháp giải:

+ Chứng minh \(\Delta AHB = \Delta AHC = \Delta AHD\) và suy ra \(HB = HC = HD\).

+ Sử dụng định lí Pitago tính độ dài đoạn \(AH\).

Lời giải chi tiết:

Ta biết rằng tứ diện đều là tứ diện có \(6\) cạnh đều bằng nhau.

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(A\) trên mp \(BCD\)

Xét ba tam giác \(ABH, ACH\) và \(ADH\) có:

\(AB= AC = AD\) ( vì \(ABCD\) là tứ diện đều).

\(AH\) chung

\(\widehat {AHB} = \widehat {AHC} = \widehat {AHD} = {90^0}\)

 \( \Rightarrow \Delta \,ABH = {\rm{ }}\Delta \,ACH\,{\rm{ =  }}\Delta \,ADH\) ( ch- cgv)

Suy ra, \(HB = HC = HD\) .

Vậy \(H\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(BCD.\)

Gọi \(I\) là trung điểm của \(CD\).

Do \(\Delta BCD\) đều nên \(BI  = BC\sin {60^0}= \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

\( \displaystyle \Rightarrow BH = {2 \over 3}BI = {{a\sqrt 3 } \over 3}\);

Do tam giác \(ABH\) vuông tại \(H\) nên : 

\(A{H^2} = A{B^2} - B{H^2}\) \(\displaystyle={a^2} - {{{a^2}} \over 3} = {\displaystyle 2 \over 3}{a^2}\).

Vậy \(\displaystyle AH = {{\sqrt 6 } \over 3}a\)

LG b

b) Tính diện tích xung quanh và thể tích của khối trụ có đường tròn đáy ngoại tiếp tam giác \(BCD\) và chiều cao \(AH\).

Phương pháp giải:

Sử dụng các công thức diện tích xung quanh và thể tích khối trụ: \({S_{xq}} = 2\pi rh,\,\,V = \pi {r^2}h\), trong đó \(r,h\) lần lượt là bán kính đáy và chiều cao của khối trụ.

Lời giải chi tiết:

Vì tam giác \(BCD\) đều cạnh \(a\), nên bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác là \(\displaystyle r = BH = {{a\sqrt 3 } \over 3}\), cũng chính là bán kính đáy của khối trụ. Vì vậy diện tích xung quanh của hình trụ là:

\(\displaystyle S = 2\pi rh = 2\pi {{a\sqrt 3 } \over 3}.{{\sqrt 6 } \over 3}a = {{2\sqrt 2 } \over 3}\pi {a^2}\) (đtdt).

Thể tích khối trụ là: \(\displaystyle V = \pi {r^2}h = \pi {{{a^2}} \over 3}.{{\sqrt 6 } \over 3}a = {{\sqrt 6 } \over 9}\pi {a^3}\) (đttt)

Loigiaihay.com

  • Bài 6 trang 50 SGK Hình học 12

    Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD. Tính diện tích của mặt cầu và thể tích của khối cầu được tạo nên bởi mặt cầu đó.

  • Bài 7 trang 50 SGK Hình học 12

    Cho hình trụ có bán kính đáy r, trục OO' = 2r và mặt cầu đường kính OO'.

  • Bài 1 trang 51 SGK Hình học 12

    Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng a. Gọi S là diện tích xung quanh của hình trụ có hai đường tròn đáy ngoại tiếp hai hình vuông ABCD

  • Bài 2 trang 51 SGK Hình học 12

    Gọi S là diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay được sinh ra bởi đoạn thẳng AC' của hình lập phương ABCD.A'B'C'D'

  • Bài 3 trang 51 SGK Hình học 12

    Hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại A, có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và có SA = a, AB = b, AC = c.

Quảng cáo
close