Bài 47 trang 63 SBT Hình học 12 Nâng caoGiải bài 47 trang 63 sách bài tập Hình học 12 Nâng cao. Cho tam giác AIB có IA=IB=2a, ... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Cho tam giác AIB có IA = IB = 2a, \(\widehat {AIB}\) =1200. Trên đường thẳng \(\Delta \) vuông góc với mp(AIB) tại I, lấy các điểm C và D sao cho ABC là tam giác vuông, ABD là tam giác đều. LG 1 Tính thể tích và diện tích toàn phần cửa tứ diện ABCD. Lời giải chi tiết: Vì IA = IB = 2a, \(\widehat {AIB}\) =1200 nên \(A{B^2} = I{A^2} + I{B^2} - 2IA.IB.\cos \) \(\widehat {AIB}\) =12a2, từ đó \(AB = 2a\sqrt 3 \). Do \(CD \bot mp(AIB)\) tại I, IA = IB nên CA = CB. Kết hợp với giả thiết ABC là tam giác vuông, ta có ABC là tam giác vuông tại C và \(CA = CB = {{AB} \over {\sqrt 2 }} = a\sqrt 6 .\) Vì ABD là tam giác đều nên \(AD = AB = 2a\sqrt 3 .\) Từ đó \(C{I^2} = A{C^2} - A{I^2} = 6{a^2} - 4{a^2} = 2{a^2},\) tức là \(CI = a\sqrt 2 ,\) \(D{I^2} = A{D^2} - A{I^2} = 12{a^2} - 4{a^2} = 8{a^2},\) tức là \(DI =2 a\sqrt 2 ,\) \( \bullet \) Hai điểm C, D thuộc đường thẳng \(\Delta \) vuông góc với mp(AIB) tại điểm I nên có hai trường hợp xảy ra. +) Trường hợp 1. C, D nằm về hai phía đối với điểm I. Dễ thấy \(CD = 3a\sqrt 2 \), từ đó \(C{D^2} = 18{a^2}\); mặt khác \(A{C^2} + A{D^2} = 18{a^2},\) tức là \(C{D^2} = A{C^2} + A{D^2}.\) Như vậy \(\widehat {CAD}\) = 900. Tương tự ta cũng có \(\widehat {CBD}\) = 900. \({V_{ABCD}} = {V_{D.AIB}} + {V_{C.AIB}}\) \(= {1 \over 3}.{1 \over 2}AI.BI\sin \widehat {AIB}.(ID+IC)\) \( = {1 \over 3}.{1 \over 2}.2a.2a.{{\sqrt 3 } \over 2}.3a\sqrt 2 = {a^3}\sqrt 6 .\) Gọi \({S_{tp}}\) là diện tích toàn phần của tứ diện ABCD thì \(\eqalign{ {S_{tp}} &= {S_{ACD}} + {S_{BCD}} + {S_{ABC}} + {S_{ABD}} \cr & = 2.{1 \over 2}CD.AI + {{A{C^2}} \over 2} + {{A{B^2}\sqrt 3 } \over 4} \cr & = 3a\sqrt 2 .2a + {1 \over 2}.6{a^2} + 12{a^2}.{{\sqrt 3 } \over 4} \cr & = 6{a^2}\sqrt 2 + 3{a^2} + 3{a^2}\sqrt 3 \cr & = 3{a^2}(1 + \sqrt 3 + 2\sqrt 2 ) \cr} \) +) Trường hợp 2. C, D nằm về một phía đổi với điểm I. \(\eqalign{ & {V_{ABCD}} = {V_{DAIB}} - {V_{CAIB}} = {{{a^3}\sqrt 6 } \over 3}, \cr & {S_{tp}} = 2{a^2}\sqrt 2 + 3{a^2} + 3{a^2}\sqrt 3 \cr & \;\;\;\;\;\;= {a^2}(3 + 2\sqrt 2 + 3\sqrt 3 ). \cr} \) LG 2 Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD. Lời giải chi tiết: +) Trường hợp 1. Vì \(\widehat {CAD} = \widehat {CBD}\) = 900 nên CD là đường kính của mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD, từ đó bán kính mặt cầu phải tìm bằng \({{3a\sqrt 2 } \over 2}\) và diện tích mặt cầu bằng \(18\pi {a^2}.\) +) Trường hợp 2. Gọi J là trung điểm của AB thì JA = JB = JC. Xét đường thẳng \({\Delta _1}\) đi qua J và vuông góc với mp(ABC). Khi đó, mọi điểm thuộc \({\Delta _1}\) cách đều các điểm A, B, C và \({\Delta _1}\) nằm trong mp(CDJ) ( do mp(CDJ) vuông góc với mp(ABC)). Trong mp(CDJ), đường trung trực của CD cắt \({\Delta _1}\) tại điểm O thì OA = OB = OC = OD = R. Ta có \({\rm{IJ}} = a,CJ = a\sqrt 3 .\) Kẻ \(OH \bot IJ\) thì \(OH = IK = {{3a\sqrt 2 } \over 2}.\) Xét các tam giác ICJ và HJO, ta có sin C = sin J hay \({{{\rm{IJ}}} \over {JC}} = {{OH} \over {JO}}.\) Vậy \(JO = {{OH.JC} \over {{\rm{IJ}}}} = {{{{3a\sqrt 2 } \over 2}.a\sqrt 3 } \over a} = {{3a\sqrt 6 } \over 2}.\) Từ đó \(O{C^2} = C{J^2} + J{O^2} = 3{a^2} + {{54{a^2}} \over 4} = {{66{a^2}} \over 4}.\) Vậy diện tích mặt cầu phải tìm là \(66\pi {a^2}.\) LG 3 Tính bán kính mặt cầu nội tiếp tứ diện ABCD. Lời giải chi tiết: +) Trường hợp 1. Gọi r là bán kính mặt cầu nội tiếp tứ diện ABCD thì dễ thấy \(r = {{3{V_{ABCD}}} \over {{S_{tp}}}},\) từ đó \(\eqalign{ r = &{{3{a^3}\sqrt 6 } \over {3{a^2}(1 + \sqrt 3 + 2\sqrt 2 )}} \cr & = {{a\sqrt 6 } \over {1 + \sqrt 3 + 2\sqrt 2 }}. \cr} \) +) Trường hợp 2. \(r = {{{a^3}\sqrt 6 } \over {{a^2}\left( {3 + 2\sqrt 2 + 3\sqrt 3 } \right)}} = {{a\sqrt 6 } \over {3 + 3\sqrt 3 + 2\sqrt 2 }}.\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|