GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN
Bài 37 trang 61 SGK Toán 9 tập 1a) Vẽ đồ thị hai hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ: Quảng cáo
Đề bài a) Vẽ đồ thị hai hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ: y = 0,5x + 2 (1); y = 5 – 2x (2) b) Gọi giao điểm của các đường thẳng y = 0,5x + 2 và y = 5 – 2x với trục hoành theo thứ tự là A, B và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là C. Tìm tọa độ của các điểm A, B, C c) Tính độ dài các đoạn thẳng AB, AC và BC (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimet) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai). d) Tính các góc tạo bởi các đường thẳng có phương trình (1) và (2) với trục Ox (làm tròn đến phút). Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết +) Muốn tìm tọa độ giao điểm của 2 đường thẳng ta viết phương trình hoành độ giao điểm của 2 đường thẳng sau đó tìm được hoành độ từ đó tìm được tung độ. +) Cách tính góc tạo bởi đường thẳng với trục Ox ta sử dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông (gắn góc cần tìm vào 1 tam giác vuông bất kỳ, sử dụng tỉ số lượng giác tan ta sẽ tìm được góc). +) Sử dụng định lý Pytago để tính độ dài các cạnh. Lời giải chi tiết a) +) Hàm số y=0,5x+2 Cho x=0⇒y=0,5.0+2=2. Suy ra điểm (0;2) Cho y=0⇒0=0,5.x+2⇒x=−4. Suy ra điểm (−4;0) Đồ thị hàm số y=0,5x+2 là đường thẳng đi qua các điểm (0;2) và (−4;0) +) Hàm số y=5−2x Cho x=0⇒y=5−2.0=5. Suy ra điểm (0;5) Cho y=0⇒0=5−2x⇒x=2,5. Suy ra điểm (2,5;0) Đồ thị hàm số y=5–2x là đường thẳng đi qua các điểm (0;5) và (2,5;0) b) Từ câu a ta có giao điểm của đường thẳng y=0,5x+2 với trục hoành là điểm A(−4;0), giao điểm của đường thẳng y=5−2x với trục hoành là điểm B(2,5;0) Tìm tọa độ điểm C. Ta có: phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng y=0,5x+2 và y=5–2x là 0,5x+2=5–2x⇔2,5x=3 ⇔x=1,2 Suy ra y=0,5.1,2+2=2,6. Vậy C(1,2;2,6) c) Gọi D là hình chiếu của C trên Ox ta có D(1,2;0) CD=2,6;AB=AO+OB=4+2,5=6,5(cm) ∆ACD vuông tại D nên AC^2 = CD^2 + DA^2 (định lý Pytago) \Rightarrow AC =\sqrt {CD^2 + DA^2}= \sqrt {2,{6^2} + 5,{2^2}} = \sqrt {33,8} \approx 5,81(cm) Tương tự ∆BCD vuông tại D nên BC^2 = BD^2 + DC^2 (định lý Pytago) : \Rightarrow BC = \sqrt {B{{\rm{D}}^2} + C{{\rm{D}}^2}} = \sqrt {1,{3^2} + 2,{6^2}} = \sqrt {8,45} \approx 2,91(cm) d) +) Đường thẳng y = 0,5x+2 có hệ số góc là 0,5 nên \tan\widehat {CAD} = 0,5 \Rightarrow \widehat {CA{\rm{D}}} \approx {26^0}34'. Góc tạo bởi đường thẳng \displaystyle y = 0,5x + 2 và trục Ox là 26^034’ +) Đường thẳng y = 5 - 2x có hệ số góc là -2 nên \displaystyle \tan\widehat {CB{\rm{D}}}= 2 \Rightarrow \widehat {CB{\rm{D}}} \approx {63^0}26' Góc tạo bởi đường thẳng y = 5 – 2x và trục Ox là 180^0– 63^026’ ≈ 116^034’. Loigiaihay.com
Quảng cáo
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|