Bài 33 trang 23 SGK Toán 8 tập 2Tìm các giá trị của a sao cho mỗi biểu thức sau có giá trị bằng 2: Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Tìm các giá trị của \(a\) sao cho mỗi biểu thức sau có giá trị bằng \(2\): LG a. \(\dfrac{{3a - 1}}{{3a + 1}} + \dfrac{{a - 3}}{{a + 3}}\) Phương pháp giải: Cho giá trị biểu thức bằng 2 bài toán trở thành bài toán giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ( với ẩn a) B1: Đặt ĐKXĐ của phương trình. B2: Quy đồng khử mẫu B3: Sử dụng quy tắc chuyển vế để tìm a. B4: Kết luận (Kiểm tra giá trị của a tìm được có thỏa mãn với ĐKXĐ không) Lời giải chi tiết: Ta có phương trình:\(\dfrac{{3a - 1}}{{3a + 1}} + \dfrac{{a - 3}}{{a + 3}} = 2\); ĐKXĐ: \(a \ne - \dfrac{1}{3},a \ne - 3\) Quy đồng hai vế phương trình ta được: \(\dfrac{{\left( {3a - 1} \right)\left( {a + 3} \right)}}{{\left( {3a + 1} \right)\left( {a + 3} \right)}} + \dfrac{{\left( {a - 3} \right)\left( {3a + 1} \right)}}{{\left( {3a + 1} \right)\left( {a + 3} \right)}} \)\(\,= \dfrac{{2\left( {3a + 1} \right)\left( {a + 3} \right)}}{{\left( {3a + 1} \right)\left( {a + 3} \right)}}\) Khử mẫu ta được : \(\left( {3a - 1} \right)\left( {a + 3} \right) + \left( {a - 3} \right)\left( {3a + 1} \right) \)\(= 2\left( {3a + 1} \right)\left( {a + 3} \right)\) ⇔ \(3{a^2} + 9a - a - 3 + 3{a^2} - 9a + a - 3 \)\(= 6{a^2} + 18a + 2a + 6\) ⇔ \(6{a^2} - 6 = 6{a^2} + 20a + 6\) \( \Leftrightarrow 6{a^2} - 6{a^2} - 20a = 6 + 6\) \( \Leftrightarrow - 20a = 12\) ⇔ \(a = 12:(-20)\) ⇔ \(a = - \dfrac{3}{5}\) (thỏa mãn) Vậy \(a = - \dfrac{3}{5}\) thì biểu thức \(\dfrac{{3a - 1}}{{3a + 1}} + \dfrac{{a - 3}}{{a + 3}}\) có giá trị bằng \(2\). LG b. \(\dfrac{{10}}{3} - \dfrac{{3a - 1}}{{4a + 12}} - \dfrac{{7a + 2}}{{6a + 18}}\) Phương pháp giải: Cho giá trị biểu thức bằng 2 bài toán trở thành bài toán giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ( với ẩn a) B1: Đặt ĐKXĐ của phương trình. B2: Quy đồng khử mẫu B3: Sử dụng quy tắc chuyển vế để tìm a. B4: Kết luận (Kiểm tra giá trị của a tìm được có thỏa mãn với ĐKXĐ không) Lời giải chi tiết: Ta có phương trình: \(\dfrac{{10}}{3} - \dfrac{{3a - 1}}{{4a + 12}} - \dfrac{{7a + 2}}{{6a + 18}} = 2\) ĐKXĐ:\(a \ne -3;\) \(\dfrac{{10}}{3} - \dfrac{{3a - 1}}{{4a + 12}} - \dfrac{{7a + 2}}{{6a + 18}} = 2\) \( \Leftrightarrow \dfrac{{10}}{3} - \dfrac{{3a - 1}}{{4(a + 3)}} - \dfrac{{7a + 2}}{{6(a + 3)}} = 2\) \(\Leftrightarrow \dfrac{{4.10\left( {a + 3} \right)}}{{12\left( {a + 3} \right)}} - \dfrac{{3\left( {3a - 1} \right)}}{{12\left( {a + 3} \right)}}\)\(\, - \dfrac{{2\left( {7a + 2} \right)}}{{12\left( {a + 3} \right)}} = \dfrac{{2.12\left( {a + 3} \right)}}{{12\left( {a + 3} \right)}}\) Khử mẫu ta được: \(40\left( {a + 3} \right) - 3\left( {3a - 1} \right) - 2\left( {7a + 2} \right) \)\(= 24\left( {a + 3} \right)\) ⇔\(40a + 120 - 9a + 3 - 14a - 4 \)\(= 24a + 72\) ⇔\(17a + 119 = 24a + 72\) \( \Leftrightarrow 17a - 24a = 72 - 119\) ⇔ \( - 7a = - 47\) ⇔ \(a = \dfrac{{47}}{7}\) (thỏa mãn) Vậy \(a=\dfrac{{47}}{7}\) thì biểu thức \(\dfrac{{10}}{3} - \dfrac{{3a - 1}}{{4a + 12}} - \dfrac{{7a + 2}}{{6a + 18}}\) có giá trị bằng \(2\). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|