Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương và nhận xét sự phân hóa thu nhập theo vùng SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh diều

Hãy tìm hiểu các thông tin để phân tích vấn đề việc làm ở địa phương em đang sinh sống hoặc địa phương em lựa chọn (dựa vào thông tin gợi ý ở mục III.1 kết hợp với các tư liệu thu thập được ở mục III.2)

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 2 1

Hãy tìm hiểu các thông tin để phân tích vấn đề việc làm ở địa phương em đang sinh sống hoặc địa phương em lựa chọn (dựa vào thông tin gợi ý ở mục III.1 kết hợp với các tư liệu thu thập được ở mục III.2)

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần III.1 và sử dụng dữ liệu ở mục III.2  (SGK trang 113)

- Chỉ ra những vấn đề việc làm ở địa phương em đang sinh sống hoặc địa phương em lựa chọn. Ví dụ:

+ Nước ta có lực lượng lao động khá dồi dào. Lực lượng lao động trung bình cả nước năm 2021 là 50,6 triệu người, trong đó có 49,1 triệu người có việc làm (chiếm khoảng 49,8% dân số và 97,0% lực lượng lao động).

+ Số lao động có việc làm khá ổn định. Tỉ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo tăng. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế chuyển dịch tích cực. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Lời giải chi tiết:

- Hà Nội có 250.000 doanh nghiệp với khoảng 2,5 triệu lao động, thực hiện kế hoạch của Thành phố về hỗ trợ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, Tính chung 9 tháng năm nay, toàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 171.200 nghìn lao động, đạt 105,7% kế hoạch cả năm. Riêng trong tháng 9, Hà Nội giải quyết việc làm cho 15.500 lao động; tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 8.700 trường hợp với số tiền hỗ trợ 247,5 tỷ đồng. Cũng trong 9 tháng, Thành phố ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 65.600 người với số tiền hỗ trợ 1.816 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề cho 663 người với số tiền gần 3 tỷ đồng.

- Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức thành công 191 phiên giao dịch việc làm với 5.500 đơn vị và doanh nghiệp tham gia, sau khi kết thúc phiên giao dịch có 13.500 người được tuyển dụng; hơn 3.000 người được giải quyết đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc; 120.100 người tự tạo việc làm qua tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn Thành phố.

- Năm 2022, tiền lương bình quân chung của người lao động trên địa bàn Thành phố tăng hơn so với năm 2021 từ 2,94% đến 3,82%; thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,6 triệu đồng/tháng. Riêng quý I năm 2023, thu nhập bình quân của người lao động là 7 triệu đồng/tháng.

? mục 2 2

Dựa vào bảng số liệu sau. Hãy nhận xét sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo vùng ở Việt Nam năm 2010 và năm 2021 (Thu nhập của các vùng thay đổi như thế nào? Vùng nào có thu nhập cao nhất? Vùng nào có thu nhập thấp nhất?...)


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần II – mục 2 và kết hợp bảng 3.1 (SGK trang 112)

- Nhận xét sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người một tháng phân theo vùng ở Việt Nam năm 2010 và năm 2021.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét:

- Năm 2021, dân số Việt Nam là 98,5 triệu người, đứng thứ 15 thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta có sự khác nhau theo thời gian: Từ thập kỉ 60 đến thập kỉ 80 của thế kỉ XX dân số nước ta tăng nhanh, sau đó tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm. Năm 1980 tỉ lệ gia tăng dân số là 2,10% thì đến năm 2021 đã giảm chỉ còn 0,94%.

? mục 3

Dựa vào thông tin, hãy phân tích sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần II – mục 2a. Cơ cấu dân số theo tuổi (SGK trang 107)

- Chỉ ra những thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta.

Lời giải chi tiết:

Nhìn chung, thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo vùng ở Việt Nam năm 2010 - 2021 đều tăng lên rõ rệt, tuy nhiên có sự khác nhau giữa các vùng, cụ thể:

- Vùng có thu nhập cao nhất là Đông Nam Bộ với 5794 nghìn đồng, tăng gấp 2,5 lần so với mức thu nhập 2304 nghìn đồng năm 2010.

- Vùng có thu nhập cao thứ 2 là Đồng bằng sông Hồng với 5026 nghìn đồng năm 2021, tăng gấp 3,2 lần so với mức thu nhập 1580 nghìn đồng năm 2010. Đây là vùng có mức tăng thu nhập bình quân nhiều nhất trong giai đoạn này.

- Vùng có thu nhập đứng thứ 3 là Đồng bằng sông Cửu Long với 3713 nghìn đồng năm 2021, tăng gấp 2,9 lần so với mức thu nhập 1247 nghìn đồng năm 2010.

- Tiếp theo là thu nhập của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 3493 nghìn đồng năm 2021, tăng gấp 3,4 lần so với mức thu nhập 1018 nghìn đồng năm 2010.

- Hai vùng có thu nhập thấp nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, lần lượt là 2838 nghìn đồng và 2856 nghìn đồng năm 2021, so với mức thu nhập 905 nghìn đồng và 1088 nghìn đồng năm 2010.

Như vậy có thể thấy, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam có sự phân hóa theo vùng.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close