Bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1991 SGK lịch sử và địa lí 9 Cánh DiềuDựa vào thông tin và khai thác hình 14.2, bảng 14.1: Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957). Cho biết ý nghĩa của những thành tựu nhân dân miền Bắc đạt được? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I 1a Dựa vào thông tin và khai thác hình 14.2, bảng 14.1: Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957). Cho biết ý nghĩa của những thành tựu nhân dân miền Bắc đạt được? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1a. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957)(SGK trang 71) - Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957). Cho biết ý nghĩa của những thành tựu nhân dân miền Bắc đạt được. ? mục I 1b Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 - 1965). Cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1b. Cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958- 1965)(SGK trang 72) - Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong cải tạo quan hệ sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 - 1965). Cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó. Lời giải chi tiết: - Trong những năm 1958 - 1960, miền Bắc tập trung tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp: vận động nông dân, thợ thủ công thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã. Đến cuối năm 1960, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp cơ bản hoàn thành, với trên 85% số hộ nông dân vào hợp tác xã. - Đồng thời với cải tạo xã hội chủ nghĩa, miền Bắc cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế. Từ năm 1958, nhiều công trình quan trọng được xây dựng mới đã đi vào hoạt động, tiêu biểu là công trình thủy nông Bắc - Hưng - Hải, Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Khu gang thép Thái Nguyên. - Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), các ngành nghề đều dấy lên phong trào thi đua sôi nổi. Đến năm 1965, nhiều hợp tác xã đã đạt và vượt mức 5 tấn thóc/héc-ta; giá trị các ngành công nghiệp nặng (cơ khí, đóng tàu, sản xuất gang thép....) tăng gấp 3 lần so với năm 1960. - Những tiến bộ về kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, giáo dục: năm học 1959 - 1960, miền Bắc có 6 300 trường học các cấp (với 2,5 triệu học sinh, sinh viên), đến năm học 1964 - 1965 tăng lên hơn 9.000 trường phô thông (với hơn 2,6 triệu học sinh); hệ thông đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường (tăng gấp 2 lần so với năm học 1960- 1961). ? mục 1 1c Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 - 1965). Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1c. Chi viện cho cách mạng miền Nam (1954- 1965)(SGK trang 73) - Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu của miền Bắc trong chi viện cho cách mạng miền Nam (1954 - 1965), ý nghĩa của việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh. Lời giải chi tiết: - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc đóng vai trò là hậu phương lớn đối với sự nghiệp cách mạng cả nước: vừa là chỗ dựa về tinh thần, vừa thực hiện việc tiếp tế, chi viện thường xuyên cho cách mạng miền Nam. - Từ năm 1959, tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam trên bộ (đọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) được hình thành và ngày càng phát triển, dài hàng nghìn cây số, nối liền hậu phương với tiền tuyến. Chỉ trong 5 năm (1961 - 1965), hàng chục vạn tần vũ khí, đạn được, thuốc men cùng nhiều đơn vị vũ trang và cán bộ được huấn luyện, đưa vào chiến trường miền Nam để tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đầu và xây dựng vùng giải phóng… - Tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua miền Trung đã phá thế độc tuyến giao thông Bắc - Nam, hỗ trợ đắc lực cho quốc lộ 1A, tạo thế liên hoàn, vững chắc trong chiến lược quân sự bảo vệ đất nước và tăng cường tình đoàn kết 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của vùng đất phía Tây rộng lớn, giàu tiềm năng của nước ta. ? mục I 2a Mô tả những nét chính về phong trào đồng khởi? Vì sao phong trào đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2a. Phong trào Đồng Khởi (1959- 1960)(SGK trang 74) - Chỉ ra những nét chính về phong trào đồng khởi. Vì sao phong trào đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Lời giải chi tiết: - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền Ngô Đình Diệm tăng cường khủng bố và sát hại những người yêu nước: mở chiến dịch "tố công". "diệt cộng", thi hành Luật 10/59.... Cách mạng miền Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, thư thách. - Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã quyết định chuyển hướng đấu tranh, để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đồ chính quyền Mỹ - Diệm. Hội nghị nhấn mạnh: ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang. - Có Nghị quyết của Đảng soi đường, từ tháng 2-1959, phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận)... đã nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh miền Nam, trở thành phong trào "Đồng khởi", tiêu biểu nhất là ở Bến Tre (1-1960). - Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì nó dẫn đến sự chuyển biến về chất trong phong trào cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. ? mục I 2b Quân dân miền Nam đã chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Diệm và giành thắng lợi như thế nào. Cho biết ý nghĩa của chiến thắng Ấp bắc? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2b. Chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ (1961- 1965)(SGK trang 75) - Chỉ ra quân dân miền Nam đã chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Diệm và giành thắng lợi như thế nào và ý nghĩa của chiến thắng Ấp bắc Lời giải chi tiết: - Từ năm 1961, Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt, trọng tâm là dồn dân, lập "ấp chiến lược" để "bình định" toàn miền Nam. Trong chiến lược này, Mỹ sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ lực, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy - Để chống lại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ, quân dân miền Nam chiến đấu trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và binh vận. - Mở đầu là chiến thắng Áp Bắc ở Mỹ Tho. Ngày 2-1-1963, quân dân miền Nam đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 binh lính quân đội Sài Gòn có sử dụng chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" do cố vấn Mỹ chí huy. Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết - giặc lập công" trên khắp miền Nam. - Trong đông - xuân 1964 - 1965, quân dân miền Nam mở nhiều chiến dịch tiến công, giành thắng lợi lớn ở Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi)... Đến giữa năm 1965, chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản. - Chiến thắng Ấp Bắc đã đi vào lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta như một trong những chiến công oanh liệt, có ý nghĩa to lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh cách mạng và mở ra khả năng mới cho cách mạng miền Nam tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ xâm lược. ? mục II 1a Quân dân miền Nam đã chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ và giành thắng lợi như thế nào. Cho biết ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1a. Miền Nam chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ (1965- 1968)(SGK trang 76) - Chỉ ra quân dân miền Nam đã chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ và giành thắng lợi như thế nào, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968? Lời giải chi tiết: - Bị thất bại trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, từ giữa năm 1965, chính quyền Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ, được tiến hành bằng quân đội Mỹ (nòng cốt), quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Dựa vào sự vượt trội về lực lượng và vũ khí hiện đại, Mỹ và quân đội Sài Gòn mở hơn một nghìn cuộc hành quân nhằm "tìm diệt" Quân Giải phóng và "bình định" miền Nam. - Với ý chí "Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược", quân dân miền Nam đã chống Mỹ trên mọi mặt trận, giành nhiều thắng lợi, đặc biệt là thắng lợi về quân sự - Năm 1965: Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam) và Vạn Tường (Quảng Ngãi). Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào "Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam - Hai mùa khô: 1965 - 1966 và 1966- 1967: Làm thất bại 1 345 cuộc hành quân “tìm diệt” Quân Giải phóng và bình định" miền Nam của Mỹ cùng quân đội Sài Gòn tạo thuận lợi cho việc mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 - Năm 1968: Tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, với trọng tâm là Sài Gòn và các đô thị miền Nam; diễn ra qua ba đợt: từ đêm 30-1 đến ngày 25-2, tháng 5 và 6, Tháng 8 và 9. - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ. làm cho phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam ngày càng dâng cao, buộc Mỹ phải tuyên bố "phi Mỹ hóa" chiến tranh xâm lược. từng bước rút quân về nước, chấm đứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri. ? mục II 1b Quân dân miền Nam đã chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ và giành thắng lợi như thế nào. Cho biết ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1b. Miền Nam chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ (1969- 1973)(SGK trang 77) - Chỉ ra quân dân miền Nam đã chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ và giành thắng lợi như thế nào, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972. Lời giải chi tiết: - Sau thất bại của chiến lược Chiến tranh cục bộ, từ đầu năm 1969, chính quyền Mỹ áp dụng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, rồi mở rộng ra toàn Đông Dương Việt Nam hóa chiến tranh được tiến hành chủ yếu bằng quân đội Sài Gòn, phối hợp với hỏa lực, hậu cần Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy. - Trước bối cảnh đó, cả nước tiếp tục chống Mỹ. phối hợp với quân dân Cam-pu-chia và Lào chống kẻ thù chung trên mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao - Sau chiến thắng Đường 9- Nam Lào (1971) từ ngày 30-3 đến cuối tháng 6- 1972. Quân Giải phóng mở cuộc Tiến công chiến lược lấy Quảng Trị làm hướng chủ yếu, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam. Kết quả. Quân Giải phóng đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân. - Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, buộc Mỹ phải tuyên bố "Mỹ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh trên bản đàm phán tại Hội nghị Pa-ri. ? mục II 1c Mô tả những thành tựu của miền Bắc trong những năm 1965-1975. Đánh giá vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 1c. Miền Bắc chi viện cho cách mạng miền Nam và chống chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965- 1973)(SGK trang 78) - Chỉ ra những thành tựu của miền Bắc trong những năm 1965-1975. Đánh giá vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lời giải chi tiết: - Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ, đã hai lần tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân: lần 1 từ tháng 8-1964 đến tháng 11-1968, lần 2 từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973. - Ngay từ những ngày đầu Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược, miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang trạng thái thời chiến: sơ tán nhân dân để hạn chế thiệt hại về người và của: vừa duy trì các hoạt động sản xuất và chiến đấu, vừa nỗ lực chi viện cho cách mạng miền Nam. - Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men… Tính chung, trong 4 năm, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào chiến trường miền Nam tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước. - Riêng năm 1972, miền Bắc đã động viên hơn 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang, đưa vào chiến trường 3 nước Đông Dương nhiều đơn vị bộ đội được huấn luyện, trang bị đầy đủ; còn khối lượng vật chất đưa vào chiến trường tăng gấp 1,7 lần so với năm 1971. - Trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong năm 1975, miền Bắc đưa vào miền Nam 57.000 bộ đội. Về vật chất – kĩ thuật, miền Bắc có nỗ lực phi thường, đáp ứng đầy đủ nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc tổng tiến công chiến lược ở miền Nam. Từ đầu mùa khô 1973 – 1974 đến đầu mùa khô 1974 – 1975, miền Bắc đưa vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm. - Trong giai đoạn 1964-1968 và 1972 - 1973 : 2 lần bắn rơi máy Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại , lần 1 : 3243 chiếc, lần 2 : 735 chiếc. - Trong giai đoạn 1964-1968 và 1972-1973 : 2 lần bắn cháy, bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại, lần 1: 143 chiếc , lần 2: 125 chiếc. - Trong các cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, quân dân miền Bắc đã lập nhiều thành tích, đặc biệt là trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng,,.. Với việc bắn rơi 81 máy bay (trong đó có 34 chiếc B-52 5 chiếc F-I11), thắng lợi này có ý nghĩa như trận "Điện Biên Phủ trên không", buộc Mỹ phải kí hiệp định Pa-ri và chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973). ? mục II 2 Mô tả cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Cho biết ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh ? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 2. Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (1973- 1975)(SGK trang 79) - Chỉ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh. Lời giải chi tiết: - Cuối tháng 3-1973, Mỹ đã rút quân khỏi miền Nam nhưng thực chất vẫn tiếp tục chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tích cực viện trợ cho chính quyền Sài Gòn - Thực hiện Nghị quyết 21 của Đảng (7-1973), từ cuối năm 1974 - đầu năm 1975, quân dân miền Nam tiến hành các hoạt đồng quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, mở rộng vùng giải phóng. Tháng 1-1975, chiến dịch Đường 14 Phước Long thắng lợi, mở ra thời cơ tiến công chiến lược giải phóng miền Nam. - Cũng từ cuối năm 1974 đầu năm 1975. Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, để ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976), nhưng nhấn mạnh "cả năm 1975 là thời cơ" và "nếu thời cơ tới vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975", Kế hoạch giải phóng miền Nam được thực hiện qua ba chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. - Từ ngày 4-3, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu. Quân Giải phóng đánh nghi binh ở Pleiku và Kon Tum, sau đó đánh trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột (10-3). Ngày 24-3, chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chuyển sang giai đoạn cuối. Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam - Trong khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, từ ngày 21 đến ngày 29-3, chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra và giành thắng lợi. Nhiều tỉnh, các đảo miền Trung và các địa phương phía nam Tây Nguyên được giải phóng - Đúng 17 giờ ngày 26-4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân của Quân Giải phóng vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của đối phương, tiến vào trung tâm, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn - 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, xe tăng và bộ binh Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, Tổng thống Dương Văn Minh và nội các phải đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng - Chiến dịch Hồ Chí Minh chính là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. ? mục III Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần III. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975)(SGK trang 81) - Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lời giải chi tiết: - Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có sự kết hợp của nhiều yếu tố và mang ý nghĩa dân tộc, quốc tế sâu sắc. Dân tộc: Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Truyền thống yêu nước, đoàn kết và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Miền Bắc đã xây dựng được bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho chiến đầu, sản xuất và chi viện cho miền Nam. Quốc tế: Sự đoàn kết của ba nước Đông Dương cùng chống kẻ thù chung: sự ủng hộ, giúp đỡ và cổ vũ của các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc, Cu-ba....) cùng các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dẫn chủ và tiến bộ trên thế giới. - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tô quốc (1945 - 1975), chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. Thắng lợi này cũng mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử Việt Nam: kỉ nguyên cả nước độc lập, thống nhất và cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam và sự thất bại của Mỹ còn tác động mạnh mẽ đến nội bộ nước Mỹ và thế giới: cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
Quảng cáo
|