Em hãy thuyết minh về một tác phẩm tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn 9.

Qua Truyền kì mạn lục, người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Quảng cáo

        Trong những tác phẩm tự sự đã từng học, tác phẩm để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đây là tác phẩm giàu giá trị nhân văn viết về đề tại được quan tâm của xã hội thời bấy giờ: Người phụ nữ.

        Truyền kì mạn lục của Nguyên Dữ được viết bằng chữ Hán, trong đó Chuyện người con gái Nam Xương ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.

        Vũ Thị Thiệt - người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu sau Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản. Nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con đi lính, rồi lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săm sóc, cơm cháo thuốc men. Khi mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chiu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó, Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang mà tự vẫn. Nàng chết rồi một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói: Cha Đản lại đến kìa. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi - vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho Trương Sinh một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan... Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.

        Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân bản sâu sắc.

        Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường; chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,... Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

        Qua Truyền kì mạn lục, người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Cảm ơn tác giả, cảm ơn tác phẩm đã nhìn người phụ nữ với đôi mắt cảm thông, đầy giá trị nhân đạo.

Loigiaihay.com

 

 

  • Em hãy thuyết minh về một tác phẩm tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn 9 - tập I.

    Chiếc lựợc ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong việc thể hiện tình cảm cha con.

  • Màu hoa phố núi.

    Thiên hạ bảo ba tầng cao làm nên Đà Lạt thì mai anh đào nằm ở tầng thứ hai sau thông và núi, nhưng đích thị mai anh đào là trái tim của phố núi.

  • Đi Hội chợ Viềng.

    Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở đây đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về.

  • Rừng tràm Gáo Giồng (Đồng Tháp).

    Những năm qua, đã có nhiều đoàn khách trong nước, nước ngoài đến Gáo Giồng tham quan, tận hưởng không khí trong lành, yên tĩnh và thư giãn trên chiếc xuồng ba lá êm nhẹ lướt trên những con kênh dưới tán rừng tràm mát rượi.

  • Giới thiệu về đá ở Hà Giang.

    Mọi người dân nơi đây ngay từ lúc sinh ra đã được đá tôi luyện, đá chính là cuộc sống của họ, còn đá thì còn họ, sức sống của họ là sức sống của đá.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close